CHƯƠNG 5 : THI CÔNG LẮP ĐẶT THIẾT BỊ TOÀN TRẠM
b, Máy cắt SF6 (Chi tiết tham khảo qui trình vận hành MC SF6)
6.2.3. Trình tự thao tác chuyển máy cắt 110kV từ sửa chữa sang
- Xác định kết thúc công tác sửa chữa, thu hồi phiếu công tác.
- Tháo dỡ biển báo, rào chắn, hiện trường thu dọn sạch sẽ, các giải pháp an toàn đã được rỡ bỏ.
- Kiểm tra xác định máy cắt ở vị trí cắt.
- Đóng dao cách ly phía nguồn máy cắt đồng thời kiểm tra tình trạng đóng nguồn.
- Đóng dao cách ly phía phụ tải máy cắt đồng thời kiểm tra tình trạng đóng nguồn.
- Cắt nguồn điều khiển DCL ở 2 đầu máy cắt - Đóng aptomat mạch điều khiển máy cắt.
6.2.4. Trình tự các bước chuyển máy cắt 110kV từ dự phịng nóng sang sửa chữa
- Xác định máy cắt đã ở vị trí cắt.
- Cắt dao cách ly phía phụ tải máy cắt đồng thời kiểm tra tình trạng cắt. - Cắt dao cách ly phía nguồn máy cắt đồng thời kiểm tra tình trạng cắt. - Cắt nguồn mạch điều khiển máy cắt.
- Dùng bút thử điện để xác định tại vị trí dao cách ly khơng cịn điện áp. - Thiết lập các giải pháp an tồn tạm thời.
6.2.5. Trình tự thao tác chuyển PT thanh cái từ vận hành ra sửa chữa
- Cắt aptomat phía hạ áp PT. - Cắt DCL của PT.
- Kiểm tra DCL cắt tốt 3 pha.
- Kiểm tra điện áp 3 DCL phía PT khơng cịn điện. - Đóng DTĐ của PT.
- Kiểm tra DTĐ của PT đóng tốt 3 pha.
6.2.6. Trình tự thao tác chuyển PT thanh cái từ sửa chữa vào vận hành
- Kiểm tra công tác sửa chữa đã kết thúc, phiếu công tác đã khố, các biện pháp an tồn đã tháo rỡ.
- Cắt DTĐ của PT.
- Kiểm tra DTĐ của PT đã cắt tốt 3 pha. - Đóng DCL của PT.
- Kiểm tra DCL của PT đóng tốt 3 pha. - Đóng aptomat phía hạ áp của PT.
6.2.7. Thanh cái và dao cách ly hệ thống 110kV
- Kiểm tra trước khi đóng điện thanh cái:
+ Thu hồi phiếu cơng tác, tháo dỡ các giải pháp an tồn. + Đo cách điện thanh cái.
+ Kiểm tra sứ đỡ còn nguyên vẹn.
+ Kiểm tra giá đỡ thanh cái không bị xê dịch, khoảng cách đảm bảo an toàn. + Các bộ phận nối chắc chắn, tiếp xúc tốt.
- Kiểm tra trước khi đóng điện dao cách ly. + Sứ đỡ sạch sẽ, hồn chỉnh.
+ Khi thí nghiệm dao cách ly, ba pha hoạt động đồng nhất, tiếp xúc tốt. + Dao tiếp địa ở trạng thái mở.
+ Cơ cấu thao tác làm việc bình thường.
- Kiểm tra khi vận hành thanh cái và dao cách ly. + Các bộ phận sạch sẽ, khơng có tạp vật.
+ Đầu nối tiếp xúc tốt.
+ Bình sứ khơng bị rạn nứt, phóng điện.
+ Các phần của cơ cấu thao tác bình thường, bộ chỉ thị vị trí chính xác, chốt khơng bị tuột.
+ Tay cầm, chốt, khố cơ khí của dao cách ly hồn hảo.
+ Nhiệt độ vận hành bình thường cho phép của dao cách ly là 700C. - Kiểm tra đặc biệt đối với thanh cái và dao cách ly.
+ Sau sự cố quá nhiệt thanh cái, dao cách ly hoặc ngắn mạch hệ thống cần phải tăng cường kiểm tra định kỳ.
+ Trong ngày có rơng bão, tuyết phải kiểm tra thanh cái và dao cách ly tại trạm 110kV có bị lắc, rơi, có hiện tượng phóng điện khơng. Sau mưa bão phải kiểm tra bình sứ đỡ thanh cái và dao cách ly có bị hư tổn không. Trong ngày sương mù cần kiểm tra hiện tượng phóng điện của các bộ phận.
6.2.8. Bộ biến dịng và bộ biến điện áp
- Những điều cần chú ý đối với bộ biến điện áp và bộ biến dòng.
+ Khi vận hành lâu dài, điện áp của bộ biến điện áp và dòng điện của bộ biến dịng khơng được vượt q 110% tham số định mức.
+ Khi vận hành phía nhị thứ của bộ biến điện áp khơng được ngắn mạch, phía nhị thứ của bộ biến dịng khơng được hở mạch.
+ Khi thiết bị nhất thứ thuộc bộ biến điện áp bị mất điện hoặc khi cần kiểm tra bộ biến điện áp thì phải cắt nguồn một chiều nhất thứ, nhị thứ.
- Kiểm tra khi vận hành bộ biến điện áp và bộ biến dịng.
+ Bình sứ sạch sẽ, khơng bị rạn nứt và khơng có hiện tượng phóng điện. + Dây nối nhất thứ, nhị thứ hồn hảo, khơng bị lỏng rời.
+ Khơng có âm thanh bất thường hoặc có hiện tượng quá nhiệt. + Dây tiếp đất được nối hồn hảo.
+ Tiếp xúc của cầu chì cao áp, hạ áp của bộ biến điện áp tốt, không bị lỏng rời. + Kiểm tra xác định mức dầu bình thường, khơng bị thấm dầu, rò dầu.
6.3. Xử lý sự cố hệ thống điện 110kV
6.3.1. Nguyên tắc chung của xử lý sự cố
1. Khi sự cố xảy ra, nó phải được phân tích, đánh giá phạm vi và đặc tính sự cố theo sự tác động của thiết bị tự động, bảo vệ, tín hiệu và đồng hồ.
2. Trưởng ca nhà máy chịu trách nhiệm chỉ đạo trực tiếp và xử lý chính xác các sự cố ở nhà máy.
3. Trưởng kíp điện là người chỉ huy trực tiếp để xử lý sự cố.
4. Tất cả các nhân viên trực ca phải thực hiện theo sự chỉ đạo của Trưởng ca một cách chính xác và nhanh chóng. Nếu chỉ thị sai phải báo cáo lên lãnh đạo nhà máy.
5. Cần thiết phải nhắc lại mệnh lệnh xử lý sự cố. Báo cáo với người chỉ huy ngay lập tức sau khi mệnh lệnh đã được thực hiện.
6. Khi xử lý sự cố nhân viên vận hành phải thực hiện đúng theo quy trình an tồn, quy trình xử lý sự cố, quy trình vận hành thiết bị có liên quan và quy trình chức năng nhiệm vụ.
7. Tất cả các mệnh lệnh của điều độ về các vấn đề thuộc quyền của họ thì phải nhanh chóng thực hiện mà khơng bàn cãi, trừ các mệnh lệnh đó có đe doạ nguy hiểm đến tính mạng con người và thiết bị.
8. Các yêu cầu chính khi xử lý sự cố là: Nhanh chóng, chính xác, thận trọng và tuyệt đối chấp hành đúng các quy tắc kỹ thuật an toàn.
9. Quá trình xử lý sự cố và nguyên nhân dẫn đến sự cố phải được ghi chép lại đầy đủ, chính xác.
10. Phối hợp với bên turbine, lò hơi để xử lý sự cố đồng thời báo cáo xử lý sự cố với lãnh đạo một cách kịp thời.
6.3.2. Tầm quan trọng của việc xử lý sự cố
2. Ngăn ngừa sự cố lan tràn.
3. Đảm bảo cung cấp nguồn tự dùng.
4. Loại bỏ điểm sự cố khôi phục nguồn cung cấp một cách sớm nhất có thể. 5. Đảm bảo vận hành bình thường các thiết bị chính và các thiết bị tự dùng của nhà máy.
6. Phát hiện tình trạng của thiết bị sau khi cắt sự cố và khả năng đưa thiết bị vào làm việc trở lại.
7. Ghi chép thời gian sự cố và thời gian vận hành chính, báo cáo với lãnh đạo liên quan.
8. Khi có người bị điện giật, phải cắt tất cả các nguồn cung cấp cho các thiết bị liên quan để cứu người bị điện giật, nhưng phải báo cáo với cấp trên ngay sau khi sự cố xảy ra.
6.3.3. Các xự cố thường gặp và biện pháp xử lý
6.3.3.1 Sự cố thanh cái 110 kV
1.1 Hiện tượng:
Hiện tượng hệ thống, có chỉ thị tín hiệu và chỉ thị ngắt trên hệ thống DCS. các máy cắt đấu với thanh cái bị cắt, điện áp của thanh cái bằng 0, dịng điện, cơng suất vô công và hữu công của đường dây bị cắt chỉ thị bằng 0.
I.2 Xử lý
- Phối hợp với nhân viên lò máy giữ tự dùng của tổ máy dưới sự chỉ đạo của Trưởng ca.
- Kiểm tra sự hoạt động của bảo vệ rơle, thanh cái sự cố và máy cắt. Điều chỉnh chế độ vận hành hệ thống. Báo cáo với Trưởng ca và điều độ. Đến thanh cái 110kV và kiểm tra điểm sự cố.
6.3.3.2 Xử lý sự cố của bộ biến điện áp và bộ biến dòng
2.1 Xử lý khi aptomat hoặc cầu chì phía nhị thứ của bộ biến điện áp bị cháy
* Hiện tượng
- Có tín hiệu đứt dây mạch điện áp.
- Trên vôn kế chỉ thị vô công, hữu công đều giảm hoặc về 0. - Bảo vệ rơ le và thiết bị tự động có thể hoạt động sai.
* Xử lý
- Cắt bảo vệ hoặc thiết bị tự động có liên quan đến mạch áp, mạch dịng đó ra khỏi vị trí vận hành.
- Kiểm tra aptomat hạ áp, cao áp có cháy khơng, tiếp xúc có tốt khơng.
- Kiểm tra aptomat nhị thứ có nhảy khơng, cầu chì có cháy khơng, thử cấp điện thêm một lần, nếu khơng thành cơng cần tìm ngun nhân và xử lý.
- Ghi lại thời gian mất điện của bộ biến điện áp để tính sản lượng phát điện và lượng điện tự dùng.
- Thông báo các đơn vị điều độ có liên quan để có biện pháp xử lý kịp thời. 2.2 Xử lý khi hở mạch nhị thứ bộ biến dòng
* Hiện tượng
- Chỉ thị trên ampe kế về 0, chỉ thị vơ cơng, hữu cơng về 0.
- Có tín hiệu “đứt dây mạch dịng xoay chiều” hoặc “đứt dây mạch so lệch”. - Tại nơi tiếp xúc kém có khả năng bị đỏ hoặc có tia lửa.
* Xử lý
- Cắt các bảo vệ có liên quan: với khối turbine – máy phát cắt bảo vệ so lệch; với máy biến áp cắt bảo vệ so lệch máy biến áp; với đường dây 110kV cắt bảo vệ khoảng cách.
- Cố gắng giảm dòng điện về 0.
- Thông báo cho bộ phận sửa chữa điện trang bị đầy đủ dụng cụ cách điện, thực hiện đầu nối phía trước điểm hở mạch đưa nó về ngắn mạch, sau khi loại bỏ hở mạch duy trì vận hành, tìm nguyên nhân sự cố và khắc phục đồng thời tăng cường giám sát thiết bị phân phối điện đang vận hành.
- Nếu không loại bỏ được hở mạch (hoặc sau khi nối tắt vẫn có tiếng kêu tức bên trong vẫn bị hở mạch) phải lập tức cắt aptomat của nó, ngắt điện thiết bị điện để xử lí.
- Khi hở mạch phía nhị thứ của bộ biến dịng, trên mạch vẫn bị điện áp cao thì nghiêm cấm dùng tay tiếp xúc.
- Ghi lại thời gian mất điện để tính tốn sản lượng phát điện và lượng điện tiêu thụ.
2.3 Xử lý khi bộ biến điện áp, bộ biến dòng bị bắt lửa
- Cách ly nguồn điện, dùng bình cứu hỏa bột khơ hoặc bọt để chữa cháy. - Lập tức tìm giải pháp ngăn ngừa cháy lan rộng.
- Ghi lại thời gian mất điện để tính tốn sản lượng phát điện và lượng điện tự dùng.
2.4 Khi bộ biến điện áp gặp các sự cố sau cần phải lập tức ngắt điện - Cầu chì cao áp liên tục cháy 2 lần.
- Bị rị dầu, khơng nhìn thấy mức dầu trên đồng hồ đo mức dầu. - Có mùi hơi, bốc khói, phát lửa.
- Bình sứ vỡ hoặc dây dẫn bị bong tróc.
- Phát nhiệt nghiêm trọng, rò dầu, dây dẫn đổi màu, đầu nối và điểm nối bị đỏ. - Bên ngồi bị phóng điện nghiêm trọng.
2.5 Khi bộ biến dịng có các sự cố dưới đây cần ngắt điện lập tức - Phát nhiệt nghiêm trọng.
- Bên trong có tiếng phóng điện hoặc có tia lửa điện. - Bên ngồi phóng điện nghiêm trọng.
- Rị dầu, khơng thấy mức dầu trên đồng hồ đo mức dầu. - Có mùi cháy khét, bốc khói, phát lửa.
- Bình sứ bị vỡ hoặc dây dẫn bong tróc.
6.3.3.3. Khi xảy ra mất điện toàn trạm 110kV
- Báo các Trưởng ca trạng thái của các máy cắt, tín hiệu, các bảo vệ hoạt động. - Kiểm tra tình trạng các thiết bị trong trạm điện và trong phòng điều khiển . - Tiến hành cắt toàn bộ các máy cắt trong trạm điện.
- Đảm bảo các thiết bị đủ điều kiện vận hành sẵn sàng nhận điện lại. - Tiến hành cô lập thiết bị bị sự cố (nếu có).
6.3.3.4. Xử lý sự cố với máy cắt
4.1 Sự cố cần cắt nguồn ngay lập tức
* Hiện tượng:
- Sứ máy cắt bị vỡ, mối nối dây bị chảy.
- Máy cắt bị nổ, đang bị cháy hoặc có người bị điện giật.
* Xử lý:
- Cắt máy cắt sự cố, cắt dao cách ly hai phía của máy cắt bị sự cố, khơi phục hệ thống, báo cáo với Trưởng ca và lãnh đạo nhà máy.
- Trường hợp không thể cắt máy cắt đang bị sự cố thì có thể cắt các máy cắt xung quanh nó để cô lập sự cố rồi tiến hành xử lý.
4.2 Khi xảy ra các tình huống dưới đây cần cắt điện máy cắt - Điện giật.
- Đầu nối aptomat, đầu nối dây dẫn xuất tuyến bị chảy. - Ống bị nổ, bình sứ đỡ bị bong tróc.
- Mạch cắt tự động của máy cắt bị sự cố, khi chưa khắc phục xong không được tiếp tục vận hành máy cắt.
- Khi vận hành nếu phát hiện đồng hồ áp lực bị hư tổn, khơng thể giám sát áp lực của chất khí bên trong.
- Có cảnh báo khố áp lực khí SF6.
- Ống bình sứ và vật cách điện khác bị nứt vỡ hoặc phóng điện nghiêm trọng. - Phần cơ bị hỏng gây ảnh hưởng đến thao tác đóng cắt của máy cắt.
4.4 Máy cắt 110kV tự động cắt
* Hiện tượng.
- Máy cắt tự động cắt ra
- Các tín hiệu cảnh báo của bảo vệ rơle sáng
* Nguyên nhân:
- Có thể do nhân viên thao tác sai, bảo vệ làm việc sai hoặc ấn nút ấn khẩn cấp sai.
* Cách xử lý:
- Sau khi máy cắt 110kV bị nhảy, kiểm tra tình trạng hoạt động của các bảo vệ đồng thời liên lạc với trung tâm điều độ để xử lý.
- Giám sát tình trạng vận hành của tổ máy, điều chỉnh công suất tổ máy.
- Tiến hành kiểm tra toàn diện máy cắt tại hiện trường đồng thời báo cáo với trung tâm điều độ, nếu tình trạng bình thường thực hiện theo phương pháp xử lý của trung tâm điều độ, nếu phát hiện có sự cố rõ rệt cần cắt đường dây ra khỏi vị trí vận hành.
4.5 Xử lý khi áp lực của máy cắt SF6 bất thường
- Khi có tín hiệu áp lực chất khí SF6 giảm cần lập tức báo cáo đồng thời thông báo bộ phận sửa chữa đến xử lý.
- Khi khí SF6 bị rị rỉ nghiêm trọng, khi đến gần máy cắt kiểm tra cần mang đủ dụng cụ phòng độc.
- Khi máy cắt đang vận hành phát hiện có tín hiệu cảnh báo áp lực chất khí cần liên hệ với bộ phận sửa chữa để nạp khí. Nếu bị rị rỉ nghiêm trọng, khơng thể khơi phục lại áp lực bình thường thì cần xin phép cắt điện xử lý trước khi bảo vệ khố áp lực thấp hoạt động. Khi có tín hiệu cảnh báo khố nghiêm cấm tiến hành
thao tác đóng cắt máy cắt, cần lập tức ngắt nguồn điều khiển của MC. Lập tức cử người đến kiểm tra tình hình đồng thời báo cáo điều độ trực ban và lãnh đão, xin phép chuyển đổi thanh cái, dùng máy cắt liên lạc để cắt máy cắt sự cố, bàn giao cho bộ phận sửa chữa.
- Sau khi có cảnh báo bằng bảng chữ sáng, cần kiểm tra mạch tích năng lị xo có bình thường khơng, aptomat tích năng lị xo có bị nhảy khơng. Nếu bị nhảy thì thử đóng lại 1 lần, nếu khơng thành cơng thì báo cho bộ phận sửa chữa đến xử