Các xự cố thường gặp và biện pháp xử lý

Một phần của tài liệu ĐỒ ÁN THIẾT KẾ TRẠM 110KV NHÀ MÁY NHIỆT (Trang 79 - 86)

CHƯƠNG 5 : THI CÔNG LẮP ĐẶT THIẾT BỊ TOÀN TRẠM

b, Máy cắt SF6 (Chi tiết tham khảo qui trình vận hành MC SF6)

6.3. Xử lý sự cố hệ thống điện 110kV

6.3.3. Các xự cố thường gặp và biện pháp xử lý

6.3.3.1 Sự cố thanh cái 110 kV

1.1 Hiện tượng:

Hiện tượng hệ thống, có chỉ thị tín hiệu và chỉ thị ngắt trên hệ thống DCS. các máy cắt đấu với thanh cái bị cắt, điện áp của thanh cái bằng 0, dịng điện, cơng suất vô công và hữu công của đường dây bị cắt chỉ thị bằng 0.

I.2 Xử lý

- Phối hợp với nhân viên lò máy giữ tự dùng của tổ máy dưới sự chỉ đạo của Trưởng ca.

- Kiểm tra sự hoạt động của bảo vệ rơle, thanh cái sự cố và máy cắt. Điều chỉnh chế độ vận hành hệ thống. Báo cáo với Trưởng ca và điều độ. Đến thanh cái 110kV và kiểm tra điểm sự cố.

6.3.3.2 Xử lý sự cố của bộ biến điện áp và bộ biến dòng

2.1 Xử lý khi aptomat hoặc cầu chì phía nhị thứ của bộ biến điện áp bị cháy

* Hiện tượng

- Có tín hiệu đứt dây mạch điện áp.

- Trên vôn kế chỉ thị vô công, hữu công đều giảm hoặc về 0. - Bảo vệ rơ le và thiết bị tự động có thể hoạt động sai.

* Xử lý

- Cắt bảo vệ hoặc thiết bị tự động có liên quan đến mạch áp, mạch dịng đó ra khỏi vị trí vận hành.

- Kiểm tra aptomat hạ áp, cao áp có cháy khơng, tiếp xúc có tốt khơng.

- Kiểm tra aptomat nhị thứ có nhảy khơng, cầu chì có cháy khơng, thử cấp điện thêm một lần, nếu khơng thành cơng cần tìm ngun nhân và xử lý.

- Ghi lại thời gian mất điện của bộ biến điện áp để tính sản lượng phát điện và lượng điện tự dùng.

- Thơng báo các đơn vị điều độ có liên quan để có biện pháp xử lý kịp thời. 2.2 Xử lý khi hở mạch nhị thứ bộ biến dòng

* Hiện tượng

- Chỉ thị trên ampe kế về 0, chỉ thị vơ cơng, hữu cơng về 0.

- Có tín hiệu “đứt dây mạch dịng xoay chiều” hoặc “đứt dây mạch so lệch”. - Tại nơi tiếp xúc kém có khả năng bị đỏ hoặc có tia lửa.

* Xử lý

- Cắt các bảo vệ có liên quan: với khối turbine – máy phát cắt bảo vệ so lệch; với máy biến áp cắt bảo vệ so lệch máy biến áp; với đường dây 110kV cắt bảo vệ khoảng cách.

- Cố gắng giảm dòng điện về 0.

- Thông báo cho bộ phận sửa chữa điện trang bị đầy đủ dụng cụ cách điện, thực hiện đầu nối phía trước điểm hở mạch đưa nó về ngắn mạch, sau khi loại bỏ hở mạch duy trì vận hành, tìm nguyên nhân sự cố và khắc phục đồng thời tăng cường giám sát thiết bị phân phối điện đang vận hành.

- Nếu không loại bỏ được hở mạch (hoặc sau khi nối tắt vẫn có tiếng kêu tức bên trong vẫn bị hở mạch) phải lập tức cắt aptomat của nó, ngắt điện thiết bị điện để xử lí.

- Khi hở mạch phía nhị thứ của bộ biến dịng, trên mạch vẫn bị điện áp cao thì nghiêm cấm dùng tay tiếp xúc.

- Ghi lại thời gian mất điện để tính tốn sản lượng phát điện và lượng điện tiêu thụ.

2.3 Xử lý khi bộ biến điện áp, bộ biến dòng bị bắt lửa

- Cách ly nguồn điện, dùng bình cứu hỏa bột khơ hoặc bọt để chữa cháy. - Lập tức tìm giải pháp ngăn ngừa cháy lan rộng.

- Ghi lại thời gian mất điện để tính tốn sản lượng phát điện và lượng điện tự dùng.

2.4 Khi bộ biến điện áp gặp các sự cố sau cần phải lập tức ngắt điện - Cầu chì cao áp liên tục cháy 2 lần.

- Bị rị dầu, khơng nhìn thấy mức dầu trên đồng hồ đo mức dầu. - Có mùi hơi, bốc khói, phát lửa.

- Bình sứ vỡ hoặc dây dẫn bị bong tróc.

- Phát nhiệt nghiêm trọng, rò dầu, dây dẫn đổi màu, đầu nối và điểm nối bị đỏ. - Bên ngồi bị phóng điện nghiêm trọng.

2.5 Khi bộ biến dịng có các sự cố dưới đây cần ngắt điện lập tức - Phát nhiệt nghiêm trọng.

- Bên trong có tiếng phóng điện hoặc có tia lửa điện. - Bên ngồi phóng điện nghiêm trọng.

- Rị dầu, khơng thấy mức dầu trên đồng hồ đo mức dầu. - Có mùi cháy khét, bốc khói, phát lửa.

- Bình sứ bị vỡ hoặc dây dẫn bong tróc.

6.3.3.3. Khi xảy ra mất điện toàn trạm 110kV

- Báo các Trưởng ca trạng thái của các máy cắt, tín hiệu, các bảo vệ hoạt động. - Kiểm tra tình trạng các thiết bị trong trạm điện và trong phòng điều khiển . - Tiến hành cắt toàn bộ các máy cắt trong trạm điện.

- Đảm bảo các thiết bị đủ điều kiện vận hành sẵn sàng nhận điện lại. - Tiến hành cô lập thiết bị bị sự cố (nếu có).

6.3.3.4. Xử lý sự cố với máy cắt

4.1 Sự cố cần cắt nguồn ngay lập tức

* Hiện tượng:

- Sứ máy cắt bị vỡ, mối nối dây bị chảy.

- Máy cắt bị nổ, đang bị cháy hoặc có người bị điện giật.

* Xử lý:

- Cắt máy cắt sự cố, cắt dao cách ly hai phía của máy cắt bị sự cố, khôi phục hệ thống, báo cáo với Trưởng ca và lãnh đạo nhà máy.

- Trường hợp không thể cắt máy cắt đang bị sự cố thì có thể cắt các máy cắt xung quanh nó để cô lập sự cố rồi tiến hành xử lý.

4.2 Khi xảy ra các tình huống dưới đây cần cắt điện máy cắt - Điện giật.

- Đầu nối aptomat, đầu nối dây dẫn xuất tuyến bị chảy. - Ống bị nổ, bình sứ đỡ bị bong tróc.

- Mạch cắt tự động của máy cắt bị sự cố, khi chưa khắc phục xong không được tiếp tục vận hành máy cắt.

- Khi vận hành nếu phát hiện đồng hồ áp lực bị hư tổn, không thể giám sát áp lực của chất khí bên trong.

- Có cảnh báo khố áp lực khí SF6.

- Ống bình sứ và vật cách điện khác bị nứt vỡ hoặc phóng điện nghiêm trọng. - Phần cơ bị hỏng gây ảnh hưởng đến thao tác đóng cắt của máy cắt.

4.4 Máy cắt 110kV tự động cắt

* Hiện tượng.

- Máy cắt tự động cắt ra

- Các tín hiệu cảnh báo của bảo vệ rơle sáng

* Nguyên nhân:

- Có thể do nhân viên thao tác sai, bảo vệ làm việc sai hoặc ấn nút ấn khẩn cấp sai.

* Cách xử lý:

- Sau khi máy cắt 110kV bị nhảy, kiểm tra tình trạng hoạt động của các bảo vệ đồng thời liên lạc với trung tâm điều độ để xử lý.

- Giám sát tình trạng vận hành của tổ máy, điều chỉnh công suất tổ máy.

- Tiến hành kiểm tra toàn diện máy cắt tại hiện trường đồng thời báo cáo với trung tâm điều độ, nếu tình trạng bình thường thực hiện theo phương pháp xử lý của trung tâm điều độ, nếu phát hiện có sự cố rõ rệt cần cắt đường dây ra khỏi vị trí vận hành.

4.5 Xử lý khi áp lực của máy cắt SF6 bất thường

- Khi có tín hiệu áp lực chất khí SF6 giảm cần lập tức báo cáo đồng thời thơng báo bộ phận sửa chữa đến xử lý.

- Khi khí SF6 bị rò rỉ nghiêm trọng, khi đến gần máy cắt kiểm tra cần mang đủ dụng cụ phòng độc.

- Khi máy cắt đang vận hành phát hiện có tín hiệu cảnh báo áp lực chất khí cần liên hệ với bộ phận sửa chữa để nạp khí. Nếu bị rị rỉ nghiêm trọng, khơng thể khơi phục lại áp lực bình thường thì cần xin phép cắt điện xử lý trước khi bảo vệ khố áp lực thấp hoạt động. Khi có tín hiệu cảnh báo khố nghiêm cấm tiến hành

thao tác đóng cắt máy cắt, cần lập tức ngắt nguồn điều khiển của MC. Lập tức cử người đến kiểm tra tình hình đồng thời báo cáo điều độ trực ban và lãnh đão, xin phép chuyển đổi thanh cái, dùng máy cắt liên lạc để cắt máy cắt sự cố, bàn giao cho bộ phận sửa chữa.

- Sau khi có cảnh báo bằng bảng chữ sáng, cần kiểm tra mạch tích năng lị xo có bình thường khơng, aptomat tích năng lị xo có bị nhảy khơng. Nếu bị nhảy thì thử đóng lại 1 lần, nếu khơng thành cơng thì báo cho bộ phận sửa chữa đến xử lý.

- Nếu có tín hiệu “khố đóng nguồn” hoặc “khố cắt nguồn” cần kiểm tra tại chỗ áp lực có thấp hơn giá trị bình thường hoặc trở về 0 khơng. Lập tức cắt nguồn điều khiển máy cắt và cắt nguồn đồng lực cơ cấu nén lò xo, báo cáo điều độ trực ban và lãnh đạo có liên quan, xin phép chuyển đổi, cách ly máy cắt đang gặp sự cố và bàn giao sửa chữa.

4.6 Khi máy cắt khí SF6 khơng thể cắt

* Nguyên nhân:

- Hỏng cuộn cắt.

- Áp lực khí SF6 thấp đến giá trị khố thao tác. - Cơ cấu lị xo bị kẹt cơ khí.

- Mạch điều khiển cắt bị lỗi - Điện áp nguồn điều khiển thấp.

* Xử lý:

- Dựa vào các cảnh báo trên DCS, kiểm tra thực tế tại vị trí đặt máy cắt để loại trừ tất cả các sự cố trên.

- Nếu áp lực khí của máy cắt SF6 thấp dưới giá trị khố cần cắt nguồn ở phía trên một cấp, cách ly máy cắt bị sự cố để sửa chữa.

- Báo các bộ phận liên quan để có biện pháp xử lý kịp thời.

6.3.3.5. Xử lý sự cố với dao cách ly

5.1. Khi cơ cấu dao cách ly khơng thực hiện đóng, cắt được

* Hiện tượng:

- Thao tác sai.

- Mạch điều khiển tiếp xúc khơng tốt. - Nguồn thao tác chưa đóng.

- Sự cố phần cơ.

- Nếu xác nhận không phải do thao tác sai thì có thể do vấn đề mạch, cần khắc phục xong rồi mới thao tác.

- Dao cách ly nếu do bị đóng băng hoặc ngun nhân khác khiến khơng đẩy hoặc kéo được cần lắc nhẹ, khơng được đập. Tìm ngun nhân và khắc phục.

- Nếu trong khi thao tác phát hiện dao cách ly bị hư tổn cần dừng thao tác, báo điều độ trực ban đồng thời thông báo cho các bộ phận có liên quan.

5.2 Xử lý khi đóng nhầm dao cách ly

- Khi đóng nhầm dao cách ly trong bất kì tình huống nào khơng được cắt ngay dao cách ly vừa đóng. Phải sử dụng máy cắt để cắt mạch đó rồi mới được kéo dao cách ly đóng nhầm.

5.3 Xử lý khi cắt nhầm dao cách ly

- Khi cắt nhầm dao cách ly phải hoàn thành nốt thao tác đầu tiên, trong khi thao tác nghiêm cấm dừng giữa chừng, nghiêm cấm đóng lại.

KẾT LUẬN

Sau 2 tháng nghiên cứu và thực hiện đề tài với sự tận tình chỉ bảo của các thầy cô giáo trong bộ môn và đặc biệt là thầy Th.S NGUYỄN VĂN HÒA , cùng với sự nỗ lực của bản thân đến nay em đã hồn thành các cơng việc mà đề tài yêu cầu.

Trong q trình làm việc em đã tích lũy được một số kiến thức để có thể nhanh chóng nắm bắt được những kiến thức cơ bán về những kiến thức chuyên ngành mà mình đã theo học trong các năm qua đó là ngành điện Cơng nghiệp

Thơng qua đề tài, em đã hiểu được trình tự từng bước thiết kế trạm biến áp, cách lắp đặt và lựa chọn các thiết bị bảo vệ cho trạm, các vấn đề kinh tế và kỹ thuật trong thiết kế và vận hành trạm biến áp.

Vì thời gian và kiến thức còn hạn chế , nên trong thời gian vừa qua mặc dù cố gắng hết sức để hồn thành đề tài của mình song khơng thể tránh khỏi những thiếu sót. Em mong sự góp ý xây dựng của Thầy để đề tài của em được hoàn thiện hơn nữa. Chỉ ra các thiếu sót để em rút ra những kinh nghiệm về thiết kế một trạm biến áp hoàn chỉnh. Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn Thầy đã hướng dẫn, giúp đỡ em hồn thành tốt cơng việc.

Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn !

Sinh viên thực hiện.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Hướng dẫn lắp đặt điện theo tiêu chuẩn quốc tế IEC.

2. Cung cấp điện – Nguyễn Xuân Phú- NXB khoa học và kỹ thuật 3. Nhà máy điện và trạm biến áp – Trịnh Hùng Thám

4. Thiết kế cấp điện – Hồng Quang – Vũ Văn Tầm NXB khoa học và kỹ thuật 5. Thiết kế nhà máy điện và trạm biến áp – Nguyễn Hữu Khái

Một phần của tài liệu ĐỒ ÁN THIẾT KẾ TRẠM 110KV NHÀ MÁY NHIỆT (Trang 79 - 86)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(86 trang)
w