3.2.1. ịnh h ớng c a tỉnh Cà Mau v phát triển du lịch b n vững
Trên cơ sở đánh giá những tiềm năng và lợi thế của địa phương, ngành du lịch Cà Mau đã xác định phát triển du lịch theo hướng bền vững, trong đó tập trung vào một số vấn đề cụ thể như:
+ Bền vững về kinh tế du lịch: Cà Mau luôn xác định du lịch là một ngành
kinh tế quan trọng, nên trong phát triển du lịch không chú trọng quá nhiều về vấn đề lợi nhuận trước mắt mà bảo đảm làm sao để có được lợi nhuận lâu dài. Trong Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Cà Mau đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030, tỉnh đã xác định quan điểm là “Phát triển du lịch gắn với việc phát triển kinh tế - xã hội bền vững, ổn định, bảo đảm an ninh quốc phòng, trật tự an toàn xã hội và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc”. Kết quả này đã được thể hiện bằng lượt khách và doanh thu của ngành du lịch tăng ổn định qua các năm. Năm 2017, tỉnh đón tiếp, phục vụ 25.000 lượt khách quốc tế và 1.215.000 lượt khách nội địa, nâng tổng số khách du lịch đến Cà Mau cả năm là 1.240.000 lượt, đạt doanh thu 670 tỷ đồng, tăng 8,7% về số lượng và 9,8% về giá trị so với năm 2016. Đây là những dấu hiệu khả quan trong điều kiện ngành du lịch cả nước đang đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức.
+ Bền vững về sử dụng tài nguyên: Trong quá trình phát triển, các hoạt
động khai thác du lịch ở Cà Mau bảo đảm tơn trọng tính đa dạng sinh học, chú ý bảo tồn các hệ sinh thái tự nhiên, quản lý phương thức và mức độ sử dụng. Ở các điểm đến tự nhiên, các bảng nội quy tham quan góp phần nâng cao ý thức của du khách. Các hoạt động tập huấn bảo vệ môi trường cho các đơn vị, công ty hoạt động trong lĩnh vực du lịch - lữ hành được tổ chức thường xuyên.
+ Bền vững về tổ chức xã hội nơi hoạt động du lịch: Yếu tố về bảo đảm
quốc phòng an ninh, trật tự an toàn tại các điểm du lịch được đặt lên hàng đầu trong cách làm du lịch của các địa phương trong tỉnh, nhằm biến Cà Mau thành một điểm đến an toàn, thân thiện và mến khách. Các cơ quan quản lý về du lịch ở Cà Mau quan tâm đến hoạt động của ngành từ hoạt động quy hoạch đến khai thác và sử dụng tài nguyên du lịch, bảo đảm các hoạt động này diễn ra đúng trình tự, thủ tục; thân thiện với môi trường; phù hợp với nhu cầu và nguyện vọng của người dân địa phương. Các ban quản lý du lịch ln ln theo sát tình hình hoạt động của điểm du lịch do mình quản lý, báo cáo và trình bày kịp thời về những diễn biến du lịch cũng như nhu cầu nguyện vọng của nhân viên, khách du lịch hoặc người dân địa phương đến các cơ quan nghiệp vụ cấp trên.
+ Bền vững về văn hóa cộng đồng: Trong phát triển du lịch Cà Mau luôn
chú trọng đến cộng đồng địa phương trên tất cả các phương diện: kinh tế, văn hóa, xã hội. Các thành viên cộng đồng luôn luôn là chủ thể quan trọng trong phát triển du lịch của địa phương. Các cấp, ngành thường xuyên tiếp cận và tạo điều kiện cho người dân địa phương có thể thực hiện nhiều vai trò trực tiếp trong ngành du lịch.
Ơng Tiêu Minh Tiên, Phó Giám đốc Sở VHTTDL Cà Mau cho biết: “Thực hiện chỉ đạo của Tỉnh ủy và UBND tỉnh Cà Mau, trong thời gian tới Sở VHTTDL Cà Mau sẽ tiếp tục phối hợp với các ngành, các cấp, các địa phương trong tỉnh tiếp tục đẩy mạnh phát triển du lịch theo hướng bền vững, trên cơ sở phát triển kinh tế du lịch phải gắn với phát triển văn hóa, giữ gìn tài ngun
thiên nhiên, bảo vệ môi trường, hạn chế thấp nhất những tác động đến môi trường tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên”.
Mỗi người dân đều có thể làm du lịch tại các điểm ăn uống, nhà hàng, quán ăn tại các điểm du lịch. Một số người dân cũng tự thân vận động, học hỏi và tích lũy kinh nghiệm, kiến thức thực tế trở thành những hướng dẫn viên không chuyên… Một số hộ gia đình mở những gian hàng kinh doanh xung quanh các điểm du lịch như: buôn bán hải sản, hàng lưu niệm, quán ăn,… để tạo thêm thu nhập. Nhờ có du lịch mà người dân có điều kiện để sử dụng khoản thời gian nhàn rỗi của mình, kiếm thêm thu nhập cải thiện đời sống thường ngày.
3.2.2. Hiện trạng phát triển du lịch tỉnh Cà Mau theo h ớng b n vững
Cà Mau có hai hệ sinh thái rừng ngập mặn và ngập ngọt đại diện bởi Vườn Quốc gia Mũi Cà Mau và Vườn Quốc gia U Minh Hạ, được xếp vào Khu Dự trữ Sinh quyển thế giới Mũi Cà Mau. Đây là cơ sở để tỉnh phát triển những sản phẩm du lịch gắn liền với thiên nhiên, hướng đến loại hình du lịch sinh thái. Bên cạnh đó, tỉnh cũng sở hữu những tiềm năng du lịch nhân văn như: Lễ hội Nghinh Ơng Sơng Đốc, những truyện cười của Nghệ nhân dân gian Nguyễn Long Phi (Ba Phi), nhiều di tích văn hóa - lịch sử có khả năng khai thác đưa vào các chương trình tham quan, tạo nên những sản phẩm du lịch độc đáo, đặc trưng của tỉnh.
Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Cà Mau đến năm 2020 và định hướng đến 2030, được Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt năm 2012. Đặt biệt, là Quyết định số 744/QĐ-TTg ngày 18/6/2018 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển Khu du lịch quốc gia Mũi Cà Mau, tỉnh Cà Mau đến năm 2030 đã chỉ ra những loại hình du lịch khai thác phát triển chủ yếu bao gồm: Du lịch tham quan cảnh quan tự nhiên; Du lịch văn hóa lễ hội gắn với các di tích lịch sử văn hóa, các đặc trưng văn hóa của cư dân miền biển Cà Mau; Du lịch “về nguồn”: đến với Mũi Cà Mau - điểm cực Nam của Tổ quốc. Bên cạnh những sản phẩm truyền thống, sản phẩm du lịch sinh thái dựa vào
cộng đồng được tổ chức gần đây cũng tạo thêm nhiều lựa chọn cho du khách, góp phần đa dạng hóa sản phẩm du lịch Cà Mau.
Bên cạnh đó, với diện tích tự nhiên 5.329 km2, trong đó diện tích rừng ngập trên 110.000ha, Mũi Cà Mau hiện ra như mũi con tàu luôn tiến ra biển. Mũi đất này hàng năm lắng tụ phù sa lấn biển khoảng 80 - 100m đã tạo ra Bãi bồi chạy dài theo bờ biển Đông và biển Tây. Hệ sinh thái rừng tràm U Minh hạ, hệ sinh thái rừng đước Mũi Cà Mau, cùng với những nét văn hóa độc đáo của các dân tộc anh em tạo nên sự phong phú, đa dạng về bản sắc văn hóa nhân văn của tỉnh. Cà Mau có hai Vườn quốc gia đó là Vườn quốc gia Đất Mũi với diện tích tự nhiên 42.000ha và Vườn quốc gia U Minh hạ với diện tích 8.286ha đã và đang thực hiện quy hoạch đầu tư và kêu gọi đầu tư phát triển du lịch sinh thái xứng tầm với những gì thiên nhiên đã ban tặng theo Nghị quyết của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XV về phát triển du lịch tỉnh Cà Mau đến năm 2020, định hướng đến năm 2030; Nghị quyết của Bộ Chính trị về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn; Quyết định của Ủy ban dân tỉnh Cà Mau về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Cà Mau đến năm 2020 và định hướng đến 2030 và Chương trình phát triển bền vững tỉnh Cà Mau giai đoạn 2009 - 2015, tầm nhìn đến năm 2020. Đặc biệt là Quyết định số 744/QĐ- TTg ngày 18/6/2018 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển Khu du lịch quốc gia Mũi Cà Mau, tỉnh Cà Mau đến năm 2030.
* Một số sản phẩm và dịch vụ du lịch
Hiện nay trên địa bàn tỉnh Cà Mau có 5 loại hình du lịch đang được khai thác phục vụ khách du lịch, đó là:
- Du lịch tham quan có các địa điểm như: Đất Mũi, Khai Long, Hòn Đá Bạc, Hòn Khoai, các sân chim....
- Du lịch về sinh thái gồm: Vườn quốc gia U Minh Hạ, Các Lâm Ngư trường.
- Du lịch cuối tuần: Đối với người dân bản địa. - Du lịch lễ hội: Lễ Nghinh Ơng ở Sơng Đốc.
- Du lịch tìm hiểu văn hóa, lịch sử: Đền thờ Bác Hồ, Hồng Anh Thư quán, Khu xứ ủy Nam bộ ...
- Khách du lịch về kinh doanh: tìm hiểu văn hóa, con người và điều kiện kinh tế để đầu tư kinh doanh.
“...Đi thăm miền Trung nhớ ghé Cà Ná / Muốn ăn tơm cá thì về Cà
Mau...”. Câu nói ví von này thể hiện thế mạnh hàng đầu của Cà Mau là thủy
sản. Nhưng Cà Mau khơng chỉ có vậy. Trên nhật ký lữ hành đã có tên Cà Mau - Cực nam Tổ quốc. Đến với Cà Mau khách du lịch sẽ thấy choáng ngợp bởi sự xuất hiện của các phương tiện vận chuyển đường thủy tấp nập trên sông từ sáng sớm đến tận khuya. Các khu chợ nổi với những chiếc ghe cắm sào treo đầy nông sản như lời mời gọi đầy hấp dẫn. Với 2,5% diện tích tự nhiên là sơng ngịi, kinh rạch, hệ thống vận tải thủy rất phát triển. Bên cạnh những chiếc ghe chở hàng là những chiếc thuyền ba lá với cô thôn nữ dịu dàng, những chiếc ca nơ cao tốc phóng như bay đưa du khách đi thưởng lãm cảnh sông nước. Từ Cà Mau, ngược dịng sơng Trẹm, sơng Cái Tàu đến với rừng U Minh Hạ, người dân nơi đây sẽ hướng dẫn du khách len lỏi tham quan rừng tràm trên những chiếc xuồng nhỏ, tận mắt xem những tổ ong mật, xem cảnh thợ rừng săn ong. Ngồi ra, du khách sẽ có dịp nghe người dân địa phương kể những câu chuyện cười mang tính phóng đại của bác Ba Phi được hình thành từ chuyện làm ăn, sinh hoạt hàng ngày, chuyện các sản vật phong phú của rừng tràm.
Từ Cà Mau, xi dịng về phương Nam, đến với “Năm Căn - mỏ tôm” của cả nước, đến với khu bảo tồn đa dạng sinh học rừng ngập mặn, nơi tập hợp trên 60 loài thực vật và trên 200 loài động vật thuộc hệ sinh thái rừng ngập mặn, thăm những ngôi nhà , những “làng rừng” nổi danh trong những năm kháng chiến chống Mỹ.
Bảng 3.4: Hiện trạng phát triển du lịch tỉnh Cà Mau, giai đoạn 2011 - 2017 Đơn
du lịch - Khách quốc tế " 16,000 17,060 18,150 19,573 21,000 23,120 25,000 - Khách nội địa " 764,000 786,100 832,350 897,537 959,000 1,046,080 1,215,000 2. Ngày khách Ngày 964,393 1,043,227 1,108,946 1,365,570 1,545,250 1,686,160 2,110,650 - Khách quốc tế " 35,377 39,877 50,640 54,765 58,800 64,736 69,450 - Khách nội địa " 929,016 1,003,350 1,058,306 1,310,805 1,486,450 1,621,424 2,041,200 3. Ngày khách bình quân Ngày - Khách quốc tế " 2.21 2.5 2.8 2.8 2.8 2.8 2.78 - Khách nội địa " 1.68 1.8 1.7 1.5 1.55 1.6 1.7 4. Mức chi tiêu BQ/ ngày/khách - Khách quốc tế triệu đ 1 1.2 1.2 1.4 1.5 1.6 1.8 - Khách nội địa " 0.35 0.40 0.50 0.70 0.80 0.90 1.10 5. Tổng thu từ khách du lịch tỷ đ 203.5 215 230 252 300 488 670
Trong đó, cơ cấu theo dịch vụ - Lưu trú " 49 50.5 60 68.5 120 180 249 - Ăn uống " 112.5 119.5 125 140 105 190 281 - Vận chuyển " 2 11 13 15.5 32 46 48 - Lữ hành " 7 - Mua sắm (bán hàng hóa) " 24 23 20 19 22 31 40 - D/vụ Giải trí; Khác " 9 11 12 9 21 41 52
6. Cơ sở lƣu trú cơ sở
- Tổng số cơ sở " 44 46 44 48 49 50 53 - Tổng số lượng phòng Phòng 1332 1410 1360 1423 1480 1763 1958 Trong đó: - Số CS được xếp sao cơ sở 17 20 16 17 23 30 38 - Số lượng phòng Phòng 738 851 714 732 948 1112 1596 Trong đó, phân theo hạng sao: Từ 4-5 sao 0 0 0 0 0 0 1 Số buồng 0 0 0 0 0 0 177 Từ 2-3 sao 11 13 11 10 13 16 17
0-1 sao 33 33 33 38 36 34 35 Số buồng 745 735 779 877 788 991 871 CSSD phịng (tính TB cả năm) % 65 70 68 68 70 68 68 7. DN Lữ hành DN 2 3 6 4 5 7 10 Trong đó DNLH quốc tế " 0 -2 2 2 2 2 2 8. Số hƣớng dẫn viên DL HDV 9 0 7 15 14 10 9 - HDVDL nội địa " 9 0 7 14 14 10 9 - HDVDL quốc tế " 0 0 0 1 0 0 0 9. Lao động ngành du lịch người 2600 3168 3200 Tương đương năm 2013 3050 Tương đương năm 2015 4840 - Đại học và trên Đại học " 138 152 152 112 553 - Cao đẳng, Trung cấp " 145 198 200 94 845 - Đào tạo khác " 720 540 550 856 1377
- Chưa qua đào tạo " 2065
10. Kinh phí xúc tiến QBDL triệu đ - Ngân sách (TW, địa phương) 546 900 1.106 940 11. Tỷ trọng du lịch trong GRDP của địa phƣơng
% 2% 2% 2% 2% 3% 4% 5% 12. Đầu tƣ phát triển du lịch tỷ đ - Vốn từ NS (hạ tần du lịch) - ĐTPTKDDL (Ks, NH, cơ sở vui chơi giải trí…): Vốn ĐT trong nước
10 20 30 40 100 200 400 1.000
Nguồn: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Cà Mau
- Loại hình du lịch tham quan cảnh quan tự nhiên là thế mạnh được quan tâm khai thác và phát triển: du lịch sông nước Cửu Long, du lịch sinh thái tại
- Du lịch văn hóa lễ hội gắn với các di tích lịch sử văn hóa, các đặc trưng văn hóa của cư dân miền biển Cà Mau.
- Du lịch “về nguồn”: đến với Mũi Cà Mau - điểm cực Nam của Tổ quốc. Ngành du lịch chủ trương mở rộng xã hội hố, khuyến khích mọi thành phần kinh tế tham gia đầu tư, xây dựng các khu du lịch, điểm du lịch, phát triển các sản phẩm, loại hình du lịch mới. Bước đầu chủ động khảo sát, tìm ra các sản phẩm mới du lịch biển tại cồn Ông Trang, du lịch sinh thái rừng - biển U Minh... để đưa vào kế hoạch đầu tư khai thác giai đoạn tiếp theo.
Ơng Tạ Huỳnh Vĩnh Trường, Phó Giám đốc Khu du lịch Quốc gia Mũi Cà Mau cho biết: “Tại Khu du lịch Quốc gia Mũi Cà Mau từ năm 2017 đến nay đã phát triển thêm nhiều sản phẩm, dịch vụ du lịch mới để đáp ứng nhu cầu của du khách khi đến tham quan Mũi Cà Mau, trong đó có một số sản phẩm, dịch vụ du lịch tiêu biểu như: tham quan rừng ngập mặn, tham quan bãi bồi, ngắm mặt trời mọc và lặn trên biển… đặc biệt, từ cuối năm 2018 đã triển khai thêm dịch vụ đi cano xuyên rừng và dịch vụ xe điện phục vụ du khách, bước đầu các sản phẩm, dịch vụ này mang lại hiệu quả khá cao”.
Có thể nhận thấy, việc đa dạng hố sản phẩm du lịch là phù hợp với định hướng quy hoạch. Tuy nhiên, do xác định loại hình và sản phẩm du lịch chiến lược, phù hợp với tiềm năng còn chưa rõ ràng, chính vì vậy du lịch Cà Mau chưa thực sự thu hút khách du lịch quốc tế, và thời gian lưu lại của khách chưa cao.
* Thu nhập du lịch
Tổ chức Du lịch Thế giới (UNWTO) đã áp dụng hệ thống thống kê cho các nước thành viên về thu nhập du lịch được tính bằng tồn bộ số tiền mà khách du lịch phải chi trả khi đi thăm một nước khác (trừ chi phí cho việc vận chuyển hàng khơng quốc tế). Tuy nhiên, ở nước ta nói chung và Cà Mau nói riêng, hệ thống thống kê chưa được hồn chỉnh nên toàn bộ các khoản chi trả