3.3.4. Bối cảnh cho chiến lược cạnh tranh
3.3.4.3. Liên kết và cạnh tranh du lịch
Về liên kết du lịch, Cà Mau thường tham gia tổ chức các chuyến khảo sát, học tập và ký kết chương trình hợp tác phát triển du lịch tại tỉnh Trat (Thái Lan), ký kết hợp tác phát triển du lịch với tỉnh Khăm Muộn, nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào; Hội chợ Du lịch Quốc tế ITE-HCMC; “Tuần Văn hóa du lịch Di sản xanh - Nơi gặp gỡ con người và thiên nhiên” tại Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh; chủ động phối hợp các cơ quan truyền thông, lữ hành đẩy mạnh công tác tuyên truyền, quảng bá du lịch được phổ biến qua nhiều hình thức, đa dạng trên các phương tiện truyền thông; tiếp tục thực hiện tốt và phát huy chương trình ký kết hợp tác trong lĩnh vực quản lý nhà nước, quảng bá xúc tiến du lịch với một số tỉnh như Cần Thơ, An Giang, Kiên Giang, Bạc Liêu, Thành phố Hồ Chí Minh và một số tỉnh Tây Nguyên, Ninh Bình...
Về tính liên kết giữa các doanh nghiệp trong tỉnh, đã hướng tới mục tiêu chung "biến đối thủ thành đối tác". Đặc biệt diễn đàn các doanh nghiệp du lịch vừa và nhỏ đã xây dựng sân chơi, tổ chức trao đổi thông tin, hỗ trợ nhau bằng cách trao đổi thơng tin, học tập; từ đó cùng bắt tay để xây dựng hình ảnh du lịch Cà Mau đối với khách du lịch. Tuy nhiên, hiện tại chỉ mới dừng lại trong phạm vi hẹp giữa các doanh nghiệp lưu trú, nhà hàng, lữ hành có quy mơ nhỏ và bó hẹp trong phạm vi thành phố Cà Mau.
Cơng tác chương trình xúc tiến du lịch, tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả theo kế hoạch đề ra với nhiều hình thức; đẩy mạnh công tác tuyên truyền, quảng bá, xúc tiến du lịch trên các phương tiện thơng tin đại chúng, tích cực tham gia các sự kiện về du lịch do địa phương các tỉnh, thành phố tổ chức; tiếp tục thực hiện khảo sát để đầu tư, nâng cấp và xây dựng mới các sản phẩm du lịch mang sắc thái, đặc trưng riêng của tỉnh Cà Mau; đa dạng hóa các sản phẩm du lịch, nâng cấp và xây dựng mới các tour du lịch sinh thái Mũi Cà Mau, rừng ngập mặn, rừng tràm, các di tích lịch sử văn hóa của tỉnh.