Giai đoạn 1: Cơ cấu tổ chức theo đơn vị kinh doanh (Business uni t BU)

Một phần của tài liệu ĐỀ TÀI CẤU TRÚC VÀ CHIẾN LƯỢC KINH DOANH QUỐC TẾ CỦA APPLE (Trang 26 - 28)

III. CƠ CẤU TỔ CHỨC VÀ CHIẾN LƯỢC KINH DOANH QUỐC TẾ CỦA

1. Cấu trúc tổ chức

1.1 Giai đoạn 1: Cơ cấu tổ chức theo đơn vị kinh doanh (Business uni t BU)

Giai đoạn 1 được xác định từ khi Apple thành lập (1976) cho đến trước năm 1997:

Apple được phân chia thành các đơn vị kinh doanh (BU). Đứng đầu mỗi BU là các GM (nhà quản lý chung). Mỗi BU đóng vai trị như 1 cơng ty con, có đủ các bộ phận chức năng: nghiên cứu & phát triển, sản xuất, marketing, tài chính,... tự chịu trách nhiệm về kết quả kinh doanh (doanh thu- lợi nhuận (lãi - lỗ) của đơn vị kinh doanh của mình. Đứng đầu mỗi bộ phận chức năng của từng đơn vị kinh doanh là Giám đốc bộ phận chức năng.

Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức của Apple Inc giai đoạn trước năm 1997

(Nguồn: Nhóm tự tổng hợp)

 Về phân cấp quản lý theo chiều dọc: Giai đoạn này cơ cấu tổ chức của Apple bao gồm 3 cấp quản lý:

Cấp cao nhất: CEO (Giám đốc điều hành) của toàn tập đoàn, chịu trách nhiệm lãnh đạo và đưa ra các chiến lược chung cho toàn tập đoàn;

Cấp 2: Mỗi đơn vị kinh doanh (BU) có 1 Nhà quản lý (GM), hay còn gọi là Giám đốc điều hành BU; các nhà quản lý này chịu trách nhiệm báo cáo với CEO.

Cấp 3: Giám đốc các bộ phận chức năng của từng đơn vị kinh doanh (BU), chịu trách nhiệm báo cáo với Nhà quản lý chung (GM) của đơn vị kinh doanh của mình.

 Về phân cấp quản lý theo chiều ngang: Mỗi đơn vị kinh doanh (BU) chịu trách nhiệm sản xuất kinh doanh một nhóm sản phẩm khác nhau. Các đơn vị kinh doanh của Apple được phân chia theo nhóm sản phẩm, gồm: Đơn vị kinh doanh sản phẩm Macintosh (Macintosh Products Group), Đơn vị kinh doanh thiết bị thông tin (Information Appliances Division), Đơn vị kinh doanh sản phẩm máy chủ (Server Products Division), cùng những đơn vị kinh doanh khác.

Mỗi đơn vị kinh doanh đóng vai trị như 1 cơng ty con, có đủ các bộ phận chức năng: nghiên cứu & phát triển, sản xuất, marketing, tài chính,... tự chịu trách nhiệm về doanh thu- lợi nhuận (lãi/ lỗ) của chính đơn vị kinh doanh đó. Như vậy, ở giai đoạn đến trước năm 1997, Apple có cơ cấu tổ chức theo đơn vị kinh doanh. Đây là cơ cấu tổ chức truyền thống, thường gặp đối với các cơng ty có

(BU). Mỗi đơn vị chịu trách nhiệm về một nhóm sản phẩm riêng. Mỗi đơn vị có trách nhiệm P&L (Profit & Loss hay Lãi&Lỗ) riêng.

Với cấu trúc theo các đơn vị kinh doanh, cơ cấu tổ chức của Apple giai đoạn này là cơ cấu phi tập trung, mỗi đơn vị kinh doanh hoạt động riêng biệt với sản phẩm riêng và thị trường riêng. Do mỗi đơn vị kinh doanh phải chịu trách nhiệm cho kết quả kinh doanh của mình nên các nhà quản lý của các BU có xu hướng cạnh tranh với nhau về vốn và các nguồn lực khác của tập đoàn.

Ưu điểm của cơ cấu tổ chức theo đơn vị kinh doanh:

 Mỗi đơn vị kinh doanh có sự chun mơn hóa về sản phẩm, do đó có sự hiểu rõ về sản phẩm, tăng khả năng phát triển, đổi mới sản phẩm,...; đồng thời mỗi đơn vị kinh doanh một nhóm sản phẩm khác nhau nên có thể xác định các đối thủ cạnh tranh khác nhau và mức độ chịu sự tác động từ mơi trường bên ngồi cũng khác nhau.

 Các đơn vị kinh doanh hoạt động dựa vào trung tâm chiến lược (CEO), cho phép tiến hành kiểm soát trên một cơ sở chung thống nhất.

 Có những đơn vị kinh doanh đủ độc lập với mục tiêu rõ ràng, và điều này cho phép tăng cường phối hợp bằng phương thức giảm thiểu nhu cầu phối hợp.

Nhược điểm của cơ cấu tổ chức theo đơn vị kinh doanh:

 Có khả năng xuất hiện tình trạng cục bộ, khi lợi ích của đơn vị kinh doanh lấn át lợi ích của tồn tập đồn.

 Chi phí cho cơ cấu tổ chức theo đơn vị kinh doanh lớn do tính trùng lắp của cơng việc (Các BU đều có tất cả các bộ phận chức năng như nhau: R&D, sản xuất, marketing, tài chính,...)

 Những kĩ năng kĩ thuật khơng được chuyển giao dễ dàng vì các kĩ thuật gia và chuyên gia đã bị phân tán trong các đơn vị chiến lược.

 Cơng tác kiểm sốt của cấp quản lí cao nhất có thể gặp nhiều khó khăn.

Một phần của tài liệu ĐỀ TÀI CẤU TRÚC VÀ CHIẾN LƯỢC KINH DOANH QUỐC TẾ CỦA APPLE (Trang 26 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(54 trang)