Phân tích hiệu quả huy động vốn của Ngân hàng qua các chỉ số

Một phần của tài liệu 4043453PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VÀ CHO VAY VỐN TẠI NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM CHI NHÁNH CÀ MAU (Trang 41 - 44)

CHƯƠNG 1 : GIỚI THIỆU

4.1. KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH NGUỒN VỐN CỦA NGÂN HÀNG

4.1.3. Phân tích hiệu quả huy động vốn của Ngân hàng qua các chỉ số

Để biết thêm hiệu quả hoạt động huy động vốn của Chi nhánh Ngân hàng Công Thương Cà Mau, ta cần xem xét một số chỉ số sau:

Bảng 4.7: KHÁI QUÁT LẠI MỘT SỐ CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CỦA HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG

CÔNG THƯƠNG CÀ MAU QUA 3 NĂM (2005-2007)

Đơn vị tính: %

Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007

Vốn huy động/Tổng Nguồn vốn 14,32 24,82 29,12

Vốn điều hoà/Tổng Nguồn vốn 85,68 75,18 70,88

Tiền gửi doanh nghiệp/ Vốn huy động 27,78 25,79 20,07

Tiền gửi tiết kiệm/ Vốn huy động 40,69 51,51 59,54

(Nguồn: phòng kinh doanh)

a) Vốn huy động trên tổng nguồn vốn:

Hoạt động của Ngân hàng nên chủ yếu dựa trên vốn huy động, nó phải chiếm tỷ trọng khoảng 70-80% trong tổng nguồn vốn của Ngân hàng thì mới tốt. Trong những năm qua nguồn vốn huy động của Chi nhánh có tăng nhưng vẫn chiếm tỷ trọng tương đối nhỏ trong tổng nguồn vốn hoạt động của Ngân hàng. Năm 2005 là 14,32%, năm 2006 tăng lên 24,82%, sang năm 2007 đạt 29,12%. Kết quả đạt được như thế là do Chi nhánh đã khắc phục những hạn chế qua các năm và áp dụng nhiều biện pháp tích cực trong đó quan trọng là chiến lược về khách hàng, lãi suất được áp dụng cụ thể tuỳ theo quy định của hệ thống ngành. Tuy nhiên tỷ lệ này vẫn chưa đạt được mức hiệu quả so với các Ngân hàng khác trong cùng địa bàn. Ngân hàng cần tích cực đẩy mạnh cơng tác huy động vốn cao hơn nữa.

b) Vốn điều hoà trên tổng nguồn vốn:

Chỉ tiêu này phản ánh mức độ phụ thuộc của Chi nhánh vào Hội sở Trung ương như thế nào. Số liệu trên bảng cho thấy tỷ lệ này giảm đều qua các năm, cụ thể năm 2005 là 85,86%, năm 2006 là 75,18%, sang năm 2007 giảm xuống còn 70,88%. Tỷ lệ này giảm cho ta thấy chiều hướng tích cực trong cơng tác huy động vốn của Ngân hàng. Với nguồn vốn điều hịa từ Trung ương, Ngân hàng có thể sử dụng linh hoạt hơn trong hoạt động kinh doanh vì thời hạn trả vốn ổn định và Ngân hàng có thể quay vịng tiếp theo khi vẫn cần để kinh doanh. Mặt khác, hạn chế của việc sử dụng vốn điều hòa là lãi suất vốn điều hòa còn ở mức cao.

Cho nên sử dụng vốn điều hòa nhiều sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận của chi nhánh.

Là một Chi nhánh, sự hỗ trợ của Ngân hàng Trung ương là không thể thiếu. Tuy nhiên sẽ tốt hơn cho Ngân hàng nếu có thể tự cân đối vốn tại chỗ bằng cách tăng cường hơn nữa khả năng huy động vốn của mình. Như vậy sẽ tạo cho Ngân hàng thế chủ động trong kinh doanh, có khả năng cung cấp đầy đủ, kịp thời và nhanh chóng vốn cho khách hàng, nhất là khi có nhu cầu bổ sung thiếu hụt của cá nhân, doanh nghiệp đang gia tăng.

c) Tiền gửi doanh nghiệp trên vốn huy động:

Các Ngân hàng mở khoản mục thanh tốn nhằm giúp cho việc kinh doanh được nhanh chóng bởi việc chi trả ít tốn kém chi phí. Nói chung nguồn vốn này khơng mang tính ổn định đối với Ngân hàng vì các tổ chức kinh tế có thể rút ra khi cần thiết. Vì vậy Ngân hàng chỉ được sử dụng một tỷ lệ nhất định nào đó để thực hiện việc kinh doanh tiền tệ. Tỷ lệ của tiền gửi này trên vốn huy động năm 2005 là 27,78%, năm 2006 là 25,79%, năm 2007 là 20,07%. Với số lượng lớn các doanh nghiệp trên địa bàn thì tiềm năng thu hút tiền gửi doanh nghiệp là rất lớn, tuy nhiên với tỷ lệ như trên thì chi nhánh chưa khai thác tốt nguồn tiền gửi với chi phí tương đối rẽ này.

d) Tiền gửi tiết kiệm trên vốn huy động:

Tiền gửi tiết kiệm rất dễ bị thu hút bởi lãi suất. Trong trường hợp cần thiết tăng nguồn vốn cho hoạt động Ngân hàng, nếu áp dụng mức lãi suất hấp dẫn hơn những Ngân hàng khác thì có thể thu hút khách hàng ở tiền gửi loại này. Tỷ lệ này có sự biến đổi tăng dần qua các năm như sau: năm 2005 là 40,69%, năm 2006 tăng lên là 51,51%, năm 2007 tiếp tục tăng lên 59,54%. Để đạt được kết quả đó là do Ngân hàng có những chính sách phù hợp trong việc huy động vốn qua tài khoản tiết kiệm như: đưa ra nhiều kỳ hạn gửi tiền, nhiều chương trình khuyến mãi cho khách hàng đến gửi tiền hay đến sử dụng các dịch vụ của Ngân hàng, tư vấn tận tình cho khách hàng….và nhiều biện pháp thu hút khách hàng gửi tiết kiệm.

Nhìn chung, kết quả đạt được của các hình thức huy động vốn tại Chi nhánh chưa đồng bộ, Chi nhánh cũng chưa khai thác hết nguồn vốn nhàn rỗi thông qua các hình thức của mình.

Tóm lại, qua việc xem xét các tỷ số trên ta thấy rằng khả năng huy động vốn của Ngân hàng chưa cao nhưng có chuyển biến khá tốt. Ngân hàng cần cố gắng hơn nữa để nâng cao tỷ trọng này lên, huy động được nguồn vốn đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Và vì trên địa bàn có nhiều Ngân hàng cạnh tranh huy động vốn nên việc mở rộng thêm hình thức huy động để thu hút thêm khách hàng là vô cùng cần thiết đối với sự tồn tại và phát triển của Ngân hàng.

Một phần của tài liệu 4043453PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VÀ CHO VAY VỐN TẠI NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM CHI NHÁNH CÀ MAU (Trang 41 - 44)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(81 trang)
w