CHƯƠNG 1 : GIỚI THIỆU
4.3. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN VÀ
VÀ CHO VAY VỐN TẠI NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM CHI NHÁNH CÀ MAU.
4.3.1. Môi trường.
Môi trường kinh doanh có sự tác động rất lớn đến hoạt động kinh doanh của các chủ thể kinh tế. Nhất là hiện nay Việt Nam đã gia nhập WTO thì mơi trường kinh tế chắc hẳn sẽ trở nên nóng bỏng, cạnh tranh ngày càng khốc liệt. Do đó bất cứ một Ngân hàng thương mại nào hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam đều chịu ảnh hưởng, hoạt động Ngân hàng là một hoạt động kinh doanh đặc biệt mang tính tổng hợp gắn liền với điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội…Chất lượng hoạt động của Ngân hàng dụng phụ thuộc vào các yếu tố như: người cho vay (ngân hàng), người vay, môi trường kinh tế, mơi trường pháp lí và các yếu tố khác. Một sản phẩm của hoạt động Ngân hàng là kết quả tổng hợp của các yếu tố này. Do đó việc thiết lập mơi trường kinh tế, pháp lí đầy đủ và đồng bộ trong hoạt động kinh doanh Ngân hàng có ý nghĩa rất to lớn trong việc thúc đẩy, tăng cường và phát triển kinh tế. Có mơi kinh tế ổn định, mơi trường pháp lí chặt chẽ thì mới tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động của Ngân hàng nói chung và hoạt động huy động vốn và sử dụng vốn nói riêng
Thực tế, khi hịa mình vào xu thế phát triển chung của nền kinh tế đất nước, tỉnh Cà Mau cũng đang từng bước thúc đẩy sự phát triển nền kinh tế địa phương. Sự phát triển nền kinh tế tỉnh tạo những bước khởi sắc cho hoạt động của Ngân hàng. Khi nền kinh tế phát triển thì nhu cầu vốn của các nhóm khách hàng khơng ngừng tăng cao đây là cơ hội thuận lợi để Ngân hàng mở rộng thị trường, đa dạng hóa khách hàng.
4.3.2. Đối thủ cạnh tranh.
Các đối thủ cạnh tranh trong tương lai sẽ lớn mạnh là một thách thức cho Ngân hàng trong q trình hoạt động kinh doanh. Ngày nay mơi trường kinh tế phát triển vượt bậc, nhất là khi Việt Nam gia nhập WTO tạo ra nhiều thử thách cho hệ thống Ngân hàng nói chung và Ngân hàng Cơng Thương Cà Mau nói riêng. Sự cạnh tranh của các Ngân hàng có vốn đầu tư nước ngồi là một thách
thức lớn cho Ngân hàng. Bên cạnh đó Ngân hàng cịn gặp phải sự cạnh tranh của các Ngân hàng thương mại khác trên địa bàn, đã tạo ra một áp lực lớn cho Ngân hàng trong kinh doanh, mà chủ yếu là huy động vốn và cho vay.
4.3.3. Chính sách pháp luật.
Các chính sách và cơ chế quản lí kinh tế vĩ mơ Nhà nước đang trong quá trình đổi mới và hồn thiện, các doanh nghiệp không thể điều chỉnh kế hoạch kinh doanh kịp thời với sự thay đổi của cơ chế, chính sách vĩ mơ. Vì thế trong những năm gần đây một số doanh nghiệp bị thua lỗ phá sản, vỡ nợ do hậu quả của q trình thay đổi chính sách quản lí kinh tế. Thêm vào đó, cơng tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất còn quá chậm, trong khi đó chế độ quy định về thế chấp tài sản lại thường xuyên thay đổi nên hạn chế cho hoạt động huy động vốn và cho vay của Ngân hàng.
Hiệu lực của cơ quan hành chính pháp lí chưa đáp ứng được yêu cầu giải quyết tranh chấp để sớm thu hồi vốn cho Ngân hàng. Hiện nay việc phát mãi tài sản của khách hàng để xử lí nợ phải thơng qua nhiều giai đoạn, mất nhiều thời gian để đưa ra tịa, chờ xử lí, bán tài sản… Các q trình đó làm mất nhiều chi phí cũng như thời gian cho các Ngân hàng trong việc phát mãi tài sản thế chấp của khách hàng.
4.3.4. Về phía khách hàng.
Có nhiều trường hợp khách hàng sử dụng vốn đúng mục đích nhưng cũng không trả nợ cho Ngân hàng. Trường hợp khác là do khách hàng kinh doanh khơng có hiệu quả dẫn đến thua lỗ. Việc khách hàng kinh doanh thua lỗ vì sản phẩm của họ khơng cạnh tranh lại với những sản phẩm khác, dần dần khách hàng bị mất thị phần. Đồng thời vì thiếu kinh nghiệm quản lí nên khơng thể ứng phó với những tình huống xấu xảy ra trong kinh doanh, điều này đã làm cho khách hàng bị phá sản không trả nổi nợ cho Ngân hàng.
Việc sử dụng vốn đúng mục đích đã được qui định trong nguyên tắc tín dụng. Khi đi vay, khách hàng phải trình bày mục đích sử dụng vốn vay của mình với Ngân hàng, mục đích vay vốn phải được Ngân hàng chấp thuận và được ghi trên hợp đồng tín dụng. Hiệu quả cho vay của Ngân hàng chính là việc khách hàng sử dụng vốn vay mang lại hiệu quả. Nguyên nhân xảy ra rủi ro là do khách hàng không sử dụng vốn vay được từ Ngân hàng để sản xuất, kinh doanh mà
dùng vốn để tiêu sài hoặc đem vốn đầu tư vào ngành chứa nhiều rủi ro. Nguyên nhân này là nguyên nhân thường xuyên xảy ra nhất khi cho vay. Vì vậy, sau khi cho vay Ngân hàng phải thường xuyên kiểm tra vốn vay có được sử dụng đúng mục đích khơng. Tuy nhiên, ngun nhân này cũng phải kể đến lỗi từ phía Ngân hàng.
CHƯƠNG 5
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HUY ĐỘNG VỐN VÀ CHO VAY VỐN TẠI NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG
VIỆT NAM - CHI NHÁNH CÀ MAU