Phát triển đội ngũ phóng viên, biên tập viên, cộng tác viên, tăng

Một phần của tài liệu Luận án Tiến sĩ Vai trò của báo Nhân dân trong công tác đối ngoại của Việt Nam từ năm 1986 tới nay (Trang 148 - 168)

3.2. Kiến nghị một số giải pháp

3.2.3. Phát triển đội ngũ phóng viên, biên tập viên, cộng tác viên, tăng

cơ sở vật chất-kỹ thuật và nghiệp vụ

Kết quả công tác thông tin đối ngoại trên báo Nhân dân tùy thuộc nhiều nhân tố, trong đó có một nhân tố rất quan trọng là chất lượng và cách thức tổ chức đội ngũ phóng viên, biên tập viên và cộng tác viên theo hướng ngày càng chuyên nghiệp, chú trọng trình độ ngoại ngữ, kỹ năng sử dụng các phương tiện truyền thơng hiện đại… Đó là những người đa năng và đa nhiệm, chuyên nghiệp ở tất cả các khâu trong q trình thực hiện một tác phẩm báo chí, vừa là nhà báo viết, vừa là nhà báo ảnh, biết dựng video, làm infographic, biết sử dụng các thiết bị kỹ thuật đa phương tiện; có phơng kiến thức văn hóa - xã hội vững chắc, nắm vững các kỹ năng sử dụng ngơn từ, hình ảnh, title vừa theo chuẩn mực quy định, vừa có phong cách sáng tạo cá nhân đậm nét. Báo Nhân dân cần chú trọng đào tạo chuyên sâu đối với đội ngũ phóng viên, biên tập viên để họ có điều kiện tích luỹ kiến thức, có thể thực để hồn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao.

Báo Nhân dân cần coi trọng việc thường xuyên cập nhật kiến thức, đổi mới nội dung chương trình, tăng cường đào tạo kỹ năng cho các phóng viên và biên tập viên về viết tin, chụp ảnh, quay video và biên tập cơ trên điện thoại di động, sử dụng những ứng dụng truyền thông mới (new media) để tường thuật trực tiếp, truyền phát video trực tiếp (live streaming) cho tòa soạn hoặc lên thẳng website; tổ chức các cuộc tọa đàm, gặp gỡ, trao đổi giữa giới báo chí, các cơ quan quản lý báo chí và cơng chúng, cũng như phát triển các quan hệ tồn diện hơn giữa các cơ quan báo chí với các cơ sở đào tạo báo chí để nắm bắt kịp thời với xu thế báo chí hiện đại, tăng cường kỹ năng chuyên nghiệp và năng lực công tác kiểm chứng thông tin để nâng cao chất lượng các tác phẩm báo chí và để báo chí chính thống mãi luôn là nguồn thông tin tin cậy với công chúng…

Nhà báo trong kỷ nguyên số cần phải biết sử dụng và khai thác triệt để truyền thơng xã hội phục vụ cho hoạt động của mình; họ phải biết thu hút sự hợp tác và cùng tham gia của công chúng, vừa là chủ thể, lại vừa là khách thể tiếp nhận, xử lý thơng tin từ phía cơng chúng qua các trang mạng xã hội. Nhà báo cần phải nhạy bén và thành thạo kỹ năng kỹ năng phát hiện vấn đề, kỹ năng thu thập, khai thác, xử lý, kiểm chứng thông tin, giao tiếp tốt với nguồn tin, đồng nghiệp, với cấp trên và với cơng chúng. Phóng viên khơng chỉ thuần túy đưa tin tức, mà còn phải chun sâu trong các khâu bình luận, phân tích, dự báo và đề xuất giải pháp, thể hiện cả quan điểm riêng và cung cấp cơ sở giúp bạn đọc, nhất là bạn đọc quốc tế có góc nhìn đa chiều hơn về vấn đề mà mình thơng tin. Tính chuyên nghiệp của đội ngũ nhà báo là hạt nhân để xây dựng nên tính chun nghiệp của báo chí hiện đại nói chung, của báo Nhân dân nói riêng.

Đặc biệt, nhà báo cần thành thạo các ngoại ngữ thông dụng, nhất là tiếng Anh; có nhận thức đầy đủ, sâu sắc và tuân thủ nghiêm túc các chuẩn mực về đạo đức nói chung, đạo đức nghề báo nói riêng; cũng như trách nhiệm xã hội và nghĩa vụ cơng dân của mình; dũng cảm tun truyền cổ vũ và bảo vệ cái tốt, cái đẹp, phản bác và diệt trừ cái xấu, cái ác; suy nghĩ và hành động trước hết vì lợi ích chung, góp phần làm cho quan hệ giữa người với người trong xã hội ngày càng tốt đẹp, nhân văn hơn.

Đối với báo Nhân Dân, mỗi tác phẩm đối ngoại được công bố phải là kết quả của việc nghiên cứu lý luận và khảo sát thực tế, mang đậm hơi thở của cuộc sống, trả lời đúng và trúng những vấn đề của cuộc sống. Để làm được việc đó, báo Nhân dân cần thành lập nhóm chuyên gia gồm các nhà nghiên cứu lý luận và các cây bút chính luận có uy tín, xây dựng cơ chế hoạt động linh hoạt, để vừa đáp ứng được nhiệm vụ tuyên truyền thường xuyên cũng như khi có việc đột xuất cần phản ứng nhanh, thực hiện một bài viết kịp thời trong thời gian sớm nhất có thể, hoặc một loạt bài, tuyến bài có tầm bao quát, có chiều sâu, có sức thuyết phục, tạo sức lan tỏa lớn. Nếu khơng có bản lĩnh, khơng có nghiệp vụ tốt thì khơng thể thực hiện được những tác phẩm báo chí thơng tin đối ngoại đúng đắn, sinh động, hấp dẫn, thu hút cơng chúng.

Bên cạnh đó, hiện nay, hoạt động báo chí khơng thể tách rời khoa học - công nghệ, đặc biệt là công nghệ - thông tin, với sự hội tụ “4 trong 1”, là: Kênh

(channels), hội thoại (conversation), nội dung (content) và thương mại (commerce). Thiết bị di động ngày càng trở thành một phương tiện truyền thông phổ biến và ưu việt, đáp ứng được nhu cầu đa dạng của công chúng hiện đại, bận rộn và đam mê cơng nghệ, thích khám phá cái mới, gắn bó với các thiết bị di động trong sinh hoạt hàng ngày.

Các tiến bộ công nghệ và phương tiện truyền thông ảnh hưởng mạnh mẽ đến xu hướng báo chí hội tụ đa phương tiện, đa nền tảng và kỹ năng tác nghiệp của nhà báo. Công nghệ đã làm lu mờ ranh giới giữa các loại hình báo chí và tạo ra hội tụ tất cả các phương tiện biểu đạt (lời nói, âm nhạc, tiếng động, hình ảnh, màu sắc, bố cục, giao diện trang báo…). Bởi vậy, trong thời gian tới, báo Nhân dân cần bổ sung máy móc thiết bị công nghệ hiện đại cho hoạt động của báo, cũng như trang thiết bị cho phóng viên và các đơn vị tác nghiệp kỹ thuật.

Báo Nhân dân cần tập trung đầu tư xây dựng hiện đại hóa hệ thống dữ liệu số để quản lý và khai thác tư liệu và thiết kế dịch vụ tiện ích cho cơng tác tra cứu thông tin đối ngoại cho những người làm báo Nhân dân; cho phép tất cả người dùng từ xa có thể dùng chung một nguồn tin, nguồn dữ liệu nào đó trên cơ sở phân quyền sử dụng; góp phần đẩy mạnh việc ứng dụng CNTT vào hoạt động tác nghiệp của báo; xây dựng phần mềm phù hợp có thể quản lý và tổ chức các quy trình cơng đoạn và từng khâu cơng tác nghiệp vụ tư liệu, thư viện; Số hóa kho dữ liệu của báo, tổ chức lưu trữ ảnh của cơ quan, các số báo đã xuất bản và cung cấp các cơng cụ phục vụ tìm kiếm, tra cứu phục vụ công tác xuất bản các ấn phẩm báo; Tạo lập các cơ sở dữ liệu (CSDL) cụ thể để lưu trữ, tập trung tin, bài, ảnh của tòa soạn; Lập các CSDL về từng chủ đề, vấn đề thiết thực phục vụ đọc, tìm kiếm tài liệu, tư liệu, thông tin. Cung cấp các công cụ để khai thác kho cơ sở dữ liệu nội dung số hóa của tịa soạn. Nâng cao khả năng và chất lượng phục vụ nhu cầu tra cứu của cán bộ trong tòa soạn và các đối tượng quan tâm từ bên ngoài.

Về lâu dài, cần tập trung tài chính và thời gian xây dựng, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, bao gồm cả PV, BTV và CTV đủ về số lượng, đa dạng thành phần và có năng lực vượt trội ở cả trong và ngoài báo chuyên trách các chủ đề và nội dung thơng tin đối ngoại; xây dựng cơ chế tài chính phù hợp cho nhóm đối tượng này...

Tiểu kết chƣơng 3:

Như vậy, công tác thông tin đối ngoại của báo Nhân dân có vai trị hết sức đặc biệt trong việc góp phần mở rộng thơng tin, tun truyền đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước, đặc biệt là các chủ trương, chính sách và thành tích hoạt động chính trị, kinh tế, văn hóa-xã hội, quốc phịng-an ninh, giáo dục và khoa học công nghệ tới công chúng trong nước, bạn đọc quốc tế và kiều bào Việt Nam ở nước ngồi… Qua đó đẩy mạnh chính sách ngoại giao rộng mở, đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ quốc tế của Việt Nam, góp phần vào cơng cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước cũng như nâng cao uy tín và vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế.

Đặc biệt, với hơn 4 triệu người Việt Nam đang sinh sống, học tập tại nước ngoài, báo Nhân dân, nhất là báo Nhân dân điện tử là phương tiện quan trọng để bà con nắm bắt thơng tin chính xác, kịp thời về quê hương, hiểu và gắn bó hơn với quê hương, trở thành chiếc cầu nối Việt Nam và thế giới. Với nội dung chính thống, đa dạng, phong phú, báo Nhân dân trở thành công cụ chuyển tải đường lối, quan điểm của Việt Nam, chuyển tải hình ảnh một nước Việt Nam hịa bình và đang phát triển năng động đến với bạn đọc quốc tế; đồng thời báo cũng là vũ khí sắc bén, tiên phong trong đấu tranh chống diễn biến hịa bình trên mặt trận tư tưởng văn hóa, trở thành kênh thơng tin đối ngoại quan trọng của Việt Nam ra thế giới với hiệu quả cao và được sự ghi nhận của dư luận quốc tế.

Hình thức thơng tin tun truyền đối ngoại của báo Nhân dân cũng ngày càng đa dạng, phong phú hơn trên các loại hình báo chí. Các ấn phẩm duy trì được số lượng phát hành, bảo đảm về chất lượng và nội dung, là diễn đàn được bạn đọc cả nước tin cậy, ln xứng đáng là ngọn cờ chính trị, tư tưởng của Đảng trên mặt trận báo chí.

Bên cạnh những kết quả đã đạt được, công tác thông tin đối ngoại trên các ấn phẩm báo Nhân dân vẫn còn một số hạn chế cần khắc phục và đặt ra một số vấn đề nổi bật như cơ chế phối hợp chỉ đạo còn một số lúng túng và chưa phát huy được sức mạnh tổng hợp trong việc triển khai các hoạt động thông tin đối ngoại; Lượng thơng tin cịn mỏng, đôi khi chưa nhanh nhạy và tập trung; Nội dung thông tin đôi lúc thiếu phong phú, hấp dẫn và sức thuyết phục; Hình thức tuyên truyền chưa phù hợp với một số đối tượng; Việc kết hợp giữa thông tin đối

ngoại với thông tin đối nội, giữa Báo Nhân dân với các cơ quan Trung ương và địa phương, giữa trong nước với các địa bàn nước ngoài chưa hoàn toàn đồng bộ; Thông tin về thế giới vào Việt Nam cịn khá đơn điệu. Việc ứng dụng các cơng nghệ mới vào thông tin đối ngoại cịn hạn chế. Lực lượng làm thơng tin đối ngoại còn chưa đồng đều về năng lực...

Do đó, thực tiễn và yêu cầu nhiệm vụ cơng tác thơng tin đối ngoại trong tình hình mới địi hỏi cần có thêm nhiều hơn nữa những nỗ lực và giải pháp đồng bộ nhằm tăng cường cả lượng và chất trong công tác thông tin đối ngoại trên báo Nhân dân thời gian tới. Về nội dung, báo cần phải tăng cường đa dạng các loại hình nội dung thơng tin đối ngoại. Về chất lượng, cần chú trọng các bài viết chun sâu, có tính thuyết phục cao. Về đội ngũ nhân lực những người làm báo, cần được bổ sung và nâng cao trình độ chun mơn, nghiệp vụ. Về cơ sở vật cất kỹ thuật, cần được bổ sung, tăng cường để đáp ứng với nhu cầu thực tiễn hoạt động của báo chí hiện nay.

Hy vọng trong thời gian tới, báo Nhân dân sẽ nhanh chóng trở thành đơn vị tiên phong trong việc thực hiện một cách có hiệu quả nhất của giới báo chí Việt Nam chức năng chuyển tải thơng tin đối ngoại của Đảng và Nhà nước Việt Nam ra thế giới.

KẾT LUẬN

Thông tin đối ngoại là một bộ phận rất quan trọng của công tác đối ngoại của Đảng và Nhà nước Việt Nam nhằm làm cho các nước, người nước ngoài (bao gồm cả người nước ngoài đang sinh sống, công tác tại Việt Nam), người Việt Nam đang sinh sống, và làm việc ở nước ngoài hiểu rõ, hiểu đúng về đất nước, con người Việt Nam, về đường lối, chủ trương, chính sách và những thành tựu trong sự nghiệp đổi mới của Việt Nam, trên cơ sở đó tranh thủ sự đồng tình, ủng hộ của nhân dân thế giới, sự đóng góp của cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Thông tin đối ngoại bao gồm thơng tin chính thức về Việt Nam, thơng tin quảng bá hình ảnh Việt Nam và thơng tin tình hình thế giới vào Việt Nam. Trong đó, thơng tin chính thức về Việt Nam là thơng tin về chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; thơng tin về tình hình Việt Nam trên các lĩnh vực; thông tin về lịch sử Việt Nam và các thông tin khác. Thông tin quảng bá hình ảnh Việt Nam là thơng tin giới thiệu về đất nước, con người, lịch sử văn hóa của dân tộc Việt Nam. Thơng tin tình hình thế giới vào Việt Nam là thơng tin về tình hình quốc tế trên các lĩnh vực, về quan hệ giữa Việt nam với các nước, các tổ chức quốc tế và khu vực, và các thông tin khác nhằm thúc đẩy quan hệ chính trị, kinh tế, văn hóa-xã hội, quốc phòng - an ninh giữa Việt Nam và các nước, các tổ chức quốc tế và khu vực nhằm phục vụ công cuộc xây dựng và phát triển đất nước, bảo vệ Tổ quốc, thúc đẩy tiến trình hội nhập quốc tế của Việt Nam. Ngồi ra, thơng tin đối ngoại cịn bao gồm cả việc cung cấp thơng tin giải thích, làm rõ, tức là cung cấp những tư liệu, tài liệu, hồ sơ, lập luận nhằm giải thích, làm rõ các thơng tin sai lệch về việt Nam trên tất cả các lĩnh vực.

Công tác thông tin đối ngoại bao gồm tất cả mọi hoạt động truyền, nhận, xử lý tin tức và giải thích các thơng tin hướng tới các quốc gia, người nước ngoài (bao gồm cả người nước ngoài đang sinh sống và làm việc tại Việt Nam) và người Việt Nam đang sinh sống và làm việc ở nước ngoài về đất nước, con người Việt Nam, đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước Việt Nam nhằm tạo ra sự hiểu biết và xây dựng hình ảnh về đất nước, con người Việt Nam.

Công tác thông tin đối ngoại trên báo Nhân dân là hoạt động cung cấp thông tin đối ngoại trên các ấn phẩm của tờ báo, bao gồm thơng tin chính thức về Việt Nam, thơng tin quảng bá hình ảnh Việt Nam ra thế giới và đưa thơng tin tình hình thế giới vào Việt Nam.

Q trình triển khai cơng tác chuyển tải thông tin phục vụ mục tiêu đối ngoại của báo Nhân dân trong khung nghiên cứu của luận án (từ năm 1986 đến nay - 2020) được phân chia ra 3 giai đoạn với 3 nội dung cơ bản, phù hợp với các giai đoạn phát triển và đổi mới tư duy đối ngoại của Việt Nam thời kỳ này. Trong mỗi giai đoạn đều có mục tiêu phục vụ những nhiệm vụ chính trên mặt trận đối ngoại của đất nước Việt Nam.

Trong giai đoạn đầu sau Đổi mới (1986-1995), nhiệm vụ chuyển tải thông tin đối ngoại của báo Nhân dân tập trung vào nội dung phá thế bao vây cấm vận với những vấn đề chủ đạo như thông tin về việc giải quyết vấn đề Campuchia, về q trình bình thường hóa quan hệ với Mỹ, Trung quốc, về việc Việt Nam gia nhập Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) và Việt Nam ký kết iệp định thương mại với các nước châu Âu... Những kết quả của giai đoạn đầu này đã khẳng định với thế giởi rằng Việt Nam đã thực sự khởi đầu công cuộc đổi mới đất nước, Việt Nam đã tạo dựng được lòng tin ban đầu đối với các nước trên thế giới, với các tổ chức tín dụng quốc tế...

Bước sang giai đoạn tiếp theo (1996-2011), trên nền tảng những thành tựu đã đạt được, Việt Nam bước vào tiến trình hội nhập quốc tế, mà trước hết là hội nhập kinh tế quốc tế. Với những kết quả quan trọng và liên tục trong sự nghiệp đổi mới, với sự ổn định về mơi trường chính trị-an ninh, sự tăng trưởng cao của nền kinh tế

Một phần của tài liệu Luận án Tiến sĩ Vai trò của báo Nhân dân trong công tác đối ngoại của Việt Nam từ năm 1986 tới nay (Trang 148 - 168)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(168 trang)