Triết học trong Hóa học

Một phần của tài liệu Vận dụng tư tưởng hồ chí minh về phương thức đại đoàn kết dân tộc trong giai đoạn hiện nay (Trang 28 - 32)

Chương 2 Khoa học và phân loại khoa học

4. Triết học vận dụng trong các môn khoa học tự nhiên

4.3. Triết học trong Hóa học

Trong lịch sử phát triển của các khoa học, những tri thức về Hóa học cũng xuất hiện từ rất sớm. Nhưng lúc ban đầu, những tri thức đó cũng chỉ là một bộ phận thuộc Triết học tự nhiên. Đến khoảng thế kỷ XVI- XVII, Hóa học tách ra khỏi Triết học tự nhiên để trở thành một ngành khoa học độc lập, chúng nghiên cứu q trình phân giải và hóa hợp của các chất. Từ khi ra đời Hóa học có một vị trí rất quan trọng trong nhận thức nói

chung và trong các khoa học nói riêng. Điều đó được thể hiện ở chỗ, sự ra đời của Hóa học làm phong phú thêm những tri thức của con người trong việc nhận thức về thế giới; giúp con người lý giải những hiện tượng xảy ra trong đời sống mà các bộ môn khoa học khác không thể lý giải nổi.

Sự xuất hiện của Hóa học cịn là cơ sở giúp cho các bộ môn khoa học khác khái quát để xây dựng những nguyên lý, quy luật một cách đúng đắn.

Vấn đề cơ bản của Triết học trong Hóa học là sự cụ thể hóa vấn đề về mối quan hệ giữa vật chất và ý thức trong Hóa học. Đó là vấn đề về mối quan hệ giữa hình thức vận động hóa học của các sự vật trong thế giới hiện thực với các tri thức hóa học. Khi giải quyết vấn đề này đã hình thành hai khuynh hướng đối lập nhau là chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm trong Hóa học. Chủ nghĩa duy tâm trong Hóa học cho rằng, những tri thức hóa học là cái có trước, tức là những tư tưởng khái niệm, quy luật hóa học là những cái có trước. Nó là sản phẩm của sự sáng tạo thuần túy ở trong ý tưởng của con người. Chủ nghĩa duy vật trong Hóa học cho rằng, những khái niệm, những định luật, những tri thức của Hóa học là kết quả sự phản ánh những thuộc tính hóa học vốn có ở trong thế giới vật chất.

Việc tìm hiểu đối tượng nghiên cứu của Hóa học đã được đặt ra từ rất sớm, nhưng không phải ngay từ đầu người ta đã xác định được một cách đúng đắn các đối tượng của Hóa học. Trên thực tế, việc xác định đối tượng của Hóa học đã thay đổi qua các thời kỳ khác nhau. Trong tất cả các định nghĩa về đối tượng nghiên cứu của Hóa học trong các thời kỳ này, mặc dù vẫn còn dáng dấp của sự quan niệm một chiều, phiến diện nhưng đã xuất hiện xu hướng khái quát, tổng hợp để nhìn thấy mối quan hệ của hai mặt đối lập trong các mâu thuẫn với tính cách là động lực có tính quy luật của sự phát triển chuyên ngành Hóa học đó. Tuy nhiên, khuynh hướng ấy cũng chưa thể hiện một cách rõ rệt. Từ việc nghiên cứu những quan niệm về đối tượng của Hóa học đã xác nhận rằng đây cũng là một vấn đề rất phức tạp, thể hiện nhiều quan niệm khác nhau, thậm chí đối lập nhau. Cuộc tranh luận giữa quan niệm này với các quan niệm khác khơng cịn đơn thuần là những vấn đề của bản thân hóa học mà cịn là những vấn đề của Triết học. Ở đó cuộc đấu tranh giữa chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm, phép biện chứng và phép siêu hình cũng diễn ra hết sức ác liệt.

Như vậy, rõ ràng rằng Hóa học và Triết học có mối quan hệ khăng khít với nhau, tồn tại không tách rời nhau, tạo ra tiền đề cho sự tồn tại của nhau. Do đó, việc nghiên cứu hóa học khơng thể tách rời khỏi việc nghiên cứu Triết học và ngược lại.

4.4. Triết học trong Sinh học

So với các bộ môn khoa học tự nhiên khác, Sinh học đã ra đời muộn hơn. Sự xuất hiện của Sinh học có vai trị rất quan trọng trong sự phát triển của khoa học và trong lịch sử phát triển nhận thức của con người. Nó giúp con người hiểu biết những quy luật hình thành, vận động và phát triển sự sống diễn ra trong Sinh vật, nó giải đáp được những

vấn đề cụ thể về sự trao đổi năng lượng giữa cơ thể động vật và thực vật đối với mơi trường. Từ đó con người có thể tìm ra được những quy luật hình thành và phát triển của các lồi động, thực vật và sau đó vận dụng vào trong hoạt động thực tiễn nhằm tạo ra những điều kiện phục vụ cho lợi ích của đời sống.

Vấn đề cơ bản của Triết học trong Sinh học là sự cụ thể hóa vấn đề về mối quan hệ giữa vật chất và ý thức trong Sinh học. Tức là xác định xem trong Sinh học mối quan hệ giữa vật chất và ý thức được thể hiện ra thành mối quan hệ nào, là sự quan hệ giữa cái gì với cái gì?

Có thể khẳng định một cách chắc chắn rằng, trong lĩnh vực Sinh học thì mối quan hệ giữa vật chất và ý thức được thể hiện ra thành mối quan hệ giữa hình thức vận động Sinh học của thế giới thực, thực vật với các tri thức sinh học. Khi giải quyết mối quan hệ đó, trong lịch sử của sự vận động và phát triển của Sinh học đã xuất hiện những quan niệm khác nhau, thậm chí đối lập nhau. Song về cơ bản có hai quan niệm là chủ nghĩa duy tâm và chủ nghĩa duy vật trong Sinh học. Các nhà sinh vật học duy tâm cho rằng, trong mối quan hệ giữa các lồi sinh vật và hình thức vận động sinh vật với các tri thức sinh học thì tri thức sinh học tức là cái khái niệm, phạm trù, còn các quy luật sinh học là cái có trước. Đối lập với quan niệm trên các nhà sinh vật học duy vật lại khẳng định rằng, trong mối quan hệ giữa các lồi sinh vật cũng như các hình thức vận động của chúng với các tri thức sinh học thì các lồi sinh vật và các hình thức vận động của chúng là cái có trước.

Vấn đề về sự sống là một trong những vấn đề trọng tâm, cơ bản của việc nghiên cứu sinh học. Đây cũng là vấn đề rất phức tạp, bởi vì ở đó nảy sinh rất nhiều quan điểm khác nhau, đối lập giữa chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm. Nguồn gốc sâu xa của những quan niệm duy tâm về bản chất của sự sống là sự bất lực của con người trong việc giải thích năng lượng tạo ra các hoạt động sống.

Từ việc nghiên cứu sự sống, chúng ta có thể thấy rõ được ý nghĩa to lớn về mặt Triết học của nó. Điều đó được thể hiện trước hết ở chỗ, nó cho ta hiểu được bản chất của sự sống là một hình thái vận động của vật chất, nó được hình thành từ một tổ hợp các yếu tố vật chất chứ không phải do yếu tố tinh thần hay một lực lượng siêu tự nhiên nào sáng tạo ra.

Phần kết luận

Vì thời gian thục hiện ngắn, nên tiểu luận này chủ yếu mang tính chất thu nhập một số nhận định của một số nhà nghiên cứu trước, gom nhặt và có sắp xếp lại để chúng ta có thể có một cái nhìn khái qt về mối liên hệ giữa triết học Mác Lê-nin và khoa học tự nhiên.

Tóm lại, lịch sử đã chứng minh rằng nếu thiếu quan điểm về phương pháp luận đúng

đắn đối với các vấn đề về mối liên hệ lẫn nhau giữa các khoa học thì những thành tựu lớn lao của một ngành khoa học này có thể sinh ra những xu hướng khơng những không thúc đẩy sự phát triển của các ngành khác mà thậm chí cịn cản trở chúng. Phép biện chứng duy vật ra đời giúp nâng cao năng lực tư duy lý luận, vạch ra nghệ thuật sử dụng phạm trù, khái niệm trong quy trình nghiên cứu của khoa học tự nhiên hiện đại.

Ăngghen đã khẳng định "một dân tộc muốn đứng vững trên đỉnh cao của khoa học thì khơng thể khơng có tư duy lý luận”. Và sự phát triển của phép biện chứng duy vật cũng đòi hỏi sự phát triển của khoa học tự nhiên, có thể thấy rằng những thành tựu khoa học tự nhiên là một trong những tiền đề cho sự ra đời của triết học Mác.

Như vậy, triết học duy vật biện chứng tìm thấy ở khoa học tự nhiên những cơ sở khoa học vững chắc của mình, cịn khoa học tự nhiên tìm thấy trong triết học duy vật biện chứng thế giới quan đúng đắn và phương pháp luận sắc bén để đi sâu nghiên cứu giới tự nhiên.

Tài liệu tham khảo

1. Nguyễn Văn Nghĩa (1973). Về mối quan hệ Triết học và Khoa học tự nhiên,

Nhà xuất bản Khoa học xã hội, Hà Nội.

2. Lâm Bá Hòa (2010). Mối quan hệ giữa triết học duy vật biện chúng với khoa học tự nhiên, Tạp chí khoa học và công nghệ, ĐH Đà Nẵng.

3. Bộ giáo dục Đào tạo (1995). Giáo trình Triết Mác Lê-nin, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

4. Nguyễn Như Hải (2008). Triết học trong khoa học tự nhiên, Nhà xuất bản Giáo Dục, Hà Nội

5. F. Engen (1963), Phép biện chứng của tự nhiên, Nhà xuất bản Sự thật, Hà Nội

6. TS. Lê Minh Châu (Tháng 12, 2013), Mối quan hệ giữa Triết học và khoa học, Tạp chí Triết học, số 12 (271)

7. Lê Văn Giạng, Khoa học cơ bản thế kỷ XX đối với một số vấn đề lớn của triết học,

Một phần của tài liệu Vận dụng tư tưởng hồ chí minh về phương thức đại đoàn kết dân tộc trong giai đoạn hiện nay (Trang 28 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(32 trang)