hoạt động tố tụng hình sự
Khoản 1 Điều 5 LTNBTCNN quy định thời hiệu yêu cầu BTTH là 02 năm kể từ ngày cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ban hành văn bản xác định hành vi của người thi hành công vụ là trái pháp luật hoặc kể từ ngày bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của CQTHTTHS xác định người bị thiệt hại thuộc trường hợp được bồi thường quy định tại điều 26 Luật này.[41]
Nhiều ý kiến cho rằng, cần phải áp dụng pháp luật TTDS để xác định thời hiệu tính từ khi có thiệt hại xảy ra. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, việc xác định thời gian để xác định có hành vi vi phạm của CQTHTT, người tiến hành tố tụng là rất dài. Hơn nữa, nếu việc thực hiện quyền yêu cầu bồi thường nhà nước không bị ràng buộc bởi việc buộc phải có văn bản xác định hành vi trái pháp luật của người thi hành cơng vụ thì sẽ gây sức ép rất lớn cho hoạt động của các cơ quan có trách nhiệm giải quyết bồi thường nhà nước do điều kiện bồi thường không bị ràng buộc bởi văn bản nêu trên. Do vậy, việc
quy định thời hiệu tính từ khi có văn bản xác định hành vi trái pháp luật của người thi hành cơng vụ sẽ phù hợp hơn vì trách nhiệm bồi thường nhà nước có những đặc thù so với trách nhiệm BTTH ngồi hợp đồng thơng thường theo quy định của pháp luật dân sự.
Việc quy định thời hiệu yêu cầu bồi thường Nhà nước là 2 năm kể từ ngày cơ quan Nhà nước có thẩm quyền xác định có hành vi trái pháp luật của người thi hành công vụ sẽ tạo điều kiện cho người bị thiệt hại bảo vệ được tốt hơn quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Tuy nhiên, cũng cần phân biệt rõ khái niệm thời hiệu yêu cầu bồi thường và thời hiệu khởi kiện yêu cầu Toà án giải quyết bồi thường. Theo Khoản 1 Điều 22 LTNBTCNN, thời hiệu yêu cầu Toà án giải quyết bồi thường là 15 ngày kể từ ngày nhận được quyết định giải quyết bồi thường hoặc hết thời hạn giải quyết bồi thường mà không nhận được quyết định.
***
Tóm lại, qua các vấn đề đã nêu ở trên, có thể thấy rằng các quy định hiện hành về chế định bồi thường oan, sai trong tố tụng hình sự chưa thể đáp ứng hết được thực tế các yêu cầu BTTH xảy ra trong hoạt động tố tụng hình sự cũng như quan điểm của Đảng và yêu cầu của BLTTHS nêu trên. Bởi lẽ, theo quy định của BLTTHS, khi có thiệt hại phát sinh trong quá trình tiến hành TTHS, không chỉ là làm oan mà cả làm sai (thực hiện hay không thực hiện nhiệm vụ tố tụng) và gây thiệt hại thì người bị thiệt hại vẫn có quyền yêu cầu BTTH. Tuy nhiên, để thực hiện quyền đó thì lại khơng thuộc phạm vi nào của LTNBTCNNnên khơng có cơ quan nhận trách nhiệm giải quyết.