NHIỄM MÔI TRƢỜNG

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Bồi thường thiệt hại do làm ô nhiễm môi trường theo pháp luật dân sự Việt Nam (Trang 35 - 44)

1.5.1. Quan niệm về thiệt hại do ô nhiễm môi trƣờng 1.5.1.1. Quan niệm của một số nước trên thế giới

Theo TS. Vũ Thu Hạnh thì trên thế giới hiện có hai quan niệm khác

nhau về thiệt hại do ô nhiễm môi trường gây ra [6]. Quan niệm thứ nhất cho rằng, thiệt hại do ô nhiễm môi trường gây ra chỉ là các thiệt hại đối với môi trường tự nhiên như thiệt hại đối với hệ động vật, thực vật, đất, nước, khơng khí… mà khơng bao gồm thiệt hại về người và tài sản. Quan niệm thứ hai cho rằng, thiệt hại do ô nhiễm môi trường gây ra không chỉ bao gồm các thiệt hại liên quan đến chất lượng mơi trường nói chung mà cịn bao gồm cả thiệt hại về

sức khỏe của con người, tài sản của cá nhân do ô nhiễm môi trường gây nên. Cụ thể:

a) Theo quan niệm thứ nhất, thì thiệt hại về mơi trường chỉ là những

thiệt hại đối với môi trường tự nhiên. Cụ thể hơn là thiệt hại do những thay

đổi bất lợi về tài nguyên thiên nhiên (suy giảm, tuyệt chủng...) hoặc cản trở đáng kể đến dịch vụ về tài nguyên thiên nhiên mà có thể xảy ra một cách trực tiếp hoặc gián tiếp, bao gồm, thiệt hại đối với những lồi và mơi trường sống tự nhiên cần được bảo vệ; thiệt hại về tài nguyên nước, tức là bất kì thiệt hại nào ảnh hưởng bất lợi đáng kể đến hiện trạng sinh thái, hóa học và/hoặc định lượng, và/hoặc tiềm năng sinh thái của nước; thiệt hại về đất, tức là bất kì sự ô nhiễm đất nào gây ra nguy cơ đáng kể cho sức khỏe con người hoặc con người bị ảnh hưởng bất lợi do kết quả của việc đưa trực tiếp hoặc gián tiếp các chất, sản phẩm hóa chất, các sinh vật hoặc vi sinh vật vào trong đất; thiệt hại đối với hệ sinh thái nước ngọt và hệ sinh thái ven bờ; khơng khí, đất, nước do thải các chất độc hại do thải hóa chất và vật chất khác và tràn dầu; nước biển, hệ động vật và thực vật biển (Canada); thiệt hại về môi trường cũng có thể là tình trạng gây ra đối với những chức năng vốn có của mơi trường tự nhiên do săn bắt quá mức động vật hoang dã hoặc thu hoạch quá mức cây cỏ hoang dại, phá hủy nơi sinh sống của chúng, làm xáo động trật tự của hệ sinh thái và làm tổn hại đến cảnh quan thiên nhiên (Hàn Quốc). Điển hình cho nhóm quan niệm này là Cộng đồng chung Châu ÂU - EC, Canada, Hàn Quốc [6].

b) Các nước theo quan niệm thứ hai cho rằng, thiệt hại do ô nhiễm môi

trường gây ra bao gồm các thiệt hại liên quan đến chất lượng mơi trường nói

chung và cả thiệt hại về sức khỏe của con người, thiệt hại về tài sản của cá

nhân, pháp nhân do ô nhiễm môi trường gây nên. Những nước theo quan niệm

này điển hình là Cộng hịa Liên bang Nga, Nhật Bản, Australia [5].

- Cộng hịa liên bang Nga quan niệm thiệt hại do ơ nhiễm môi trường

gián tiếp do ô nhiễm môi trường; thiệt hại về môi trường là sự giảm sút năng suất của nguồn tài nguyên thiên nhiên và nguồn vốn tự nhiên; thiệt hại về chất

lượng môi trường là làm giảm hoặc làm ngừng khả năng sinh sản, năng suất của quá trình tự nhiên và tái tạo mới chất lượng môi trường.

- Nhật bản cũng cho rằng thiệt hại do ô nhiễm môi trường gồm nhiều

loại như: i) Thiệt hại đối với sức khỏe và tính mạng của con người; ii) Thiệt hại về tài sản; iii) Thiệt hại đối với các nguồn tài nguyên thiên nhiên và hệ sinh thái; iv) Thiệt hại do mất hoặc giảm giá trị cảnh quan.

- Tại Australia, ngoài những thiệt hại trên, các loại lợi ích về văn hóa,

lợi ích về tình cảm, trí tuệ, lợi ích thẩm mỹ, giải trí (gọi chung là lợi ích phi vật chất) cũng được coi là một loại thiệt hại do ô nhiễm môi trường gây ra.

Theo quan niệm thứ hai nêu trên, thiệt hại do ô nhiễm môi trường gây

ra không chỉ là những thiệt hại đối với môi trường tự nhiên mà còn bao gồm cả

thiệt hại đối với sức khỏe con người và tài sản của cá nhân, tổ chức.

Như vậy, trên thế giới thiệt hại do ô nhiễm môi trường gây ra hiện đang được hiểu theo hai hướng: thứ nhất, chỉ là những thiệt hại đối với môi trường tự nhiên; và thứ hai, thiệt hại do ô nhiễm môi trường gây ra bao gồm thiệt hại đối với môi trường tự nhiên và những thiệt hại về tính mạng, sức khỏe của con người, tài sản, lợi ích hợp pháp của cá nhân, pháp nhân do ô nhiễm môi trường

gây ra.

1.5.1.2. Quan niệm của Việt Nam về thiệt hại do ô nhiễm môi trường

Trước khi Luật Bảo vệ môi trường năm 2005 được ban hành, pháp

luật về dân sự nói chung (Bộ luật Dân sự 1995) và pháp luật về bảo vệ môi trường (Luật Bảo vệ môi trường năm 1993 và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật này) nói riêng, mặc dù chưa rõ ràng nhưng đã phần nào thể hiện quan niệm của nước ta về thiệt hại do ơ nhiễm mơi trường. Theo đó, tổ chức, cá nhân có hoạt động làm ơ nhiễm, suy thối mơi trường phải thực hiện các biện

pháp khắc phục và bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên,

nhìn chung việc áp dụng trách nhiệm bồi thường thiệt hại về môi trường mới

chỉ dừng lại ở bồi thường thiệt hại về tài sản và sức khỏe của người dân mà chưa giải quyết việc bồi thường đối với thiệt hại môi trường tự nhiên.

Luật Bảo vệ môi trường năm 2005 được ban hành đã thể hiện rõ ràng về quan niệm của Việt Nam về thiệt hại do ô nhiễm mơi trường. Theo đó, thiệt hại do ơ nhiễm, suy thối mơi trường gây ra được phân chia thành hai loại thiệt hại:

- Thiệt hại đối với môi trường là thiệt hại đối với các thành phần của

môi trường, thể hiện qua sự suy giảm số lượng, chất lượng, tính chất của các

thành phần mơi trường và từ đó làm suy giảm chức năng của chúng.

- Thiệt hại đối với tính mạng, sức khỏe của con người, tài sản, lợi ích

hợp pháp của tổ chức, cá nhân, thể hiện qua sự suy giảm lợi ích kinh tế mà các chủ thể này phải gánh chịu do ô nhiễm môi trường gây ra.

1.5.2. Quan niệm về trách nhiệm bồi thƣờng thiệt hại do làm ô nhiễm môi trƣờng

1.5.2.1. Quan niệm của một số nước trên thế giới

Nhiều quốc gia trên thế giới (điển hình như Mỹ, Úc, Đức, Nga…) xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại về môi trường là một dạng "trách nhiệm pháp lý dân sự", nghĩa là trách nhiệm đối với môi trường theo các quy định của luật tư [34].

Cộng đồng Châu Âu quan niệm "người gây ô nhiễm phải trả giá"

(tiếng Anh là polluter pays principle, viết tắt là PPP). Đây là là một nguyên tắc được quy định trong Hiệp ước của EC (Điều 130r(2)). Nguyên tắc này bắt nguồn từ các sáng kiến do Tổ chức hợp tác kinh tế và phát triển (OECD) đề xuất vào các năm 1972 và 1974. PPP tiêu chuẩn năm 1972 cho rằng, những tác nhân gây ô nhiễm phải trả mọi chi phí cho hoạt động kiểm sốt và phịng

chống ô nhiễm. PPP mở rộng năm 1974 chủ trương rằng, các tác nhân gây ra ơ nhiễm ngồi việc phải tn thủ các chi phí khắc phục ơ nhiễm cịn phải bồi thường cho những người bị thiệt hại do ô nhiễm gây ra [43]. Tương tự cộng đồng Châu Âu, các nước trên thế giới đều theo nguyên tắc "người gây ô

nhiễm phải trả". Hơn nữa, xét cả từ phương diện lý luận và thực tế, quan điểm chung của các nước là không phân chia trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hành vi vi phạm pháp luật môi trường gây nên với trách nhiệm bồi thường thiệt hại do sự cố môi trường gây nên. Lý do chính của việc khơng phân chia

này là vì phần lớn các nước coi trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong lĩnh vực môi trường là trách nhiệm dân sự tuyệt đối, theo đó loại trách nhiệm này chủ yếu căn cứ vào dấu hiệu có thiệt hại thực tế về môi trường và thiệt hại do con người gây ra mà không phụ thuộc vào yếu tố lỗi của người gây thiệt hại. Nói khác đi, trách nhiệm bồi thường thiệt hại về môi trường được áp dụng trong mọi trường hợp mà người gây thiệt hại không thể viện bất cứ cớ gì để tránh né trách nhiệm bồi thường thiệt hại trừ trường hợp do bất khả kháng như thiên tai. Thậm chí trong nhiều trường hợp, mối quan hệ nhân quả giữa hành vi gây thiệt hại với thiệt hại thực tế xảy ra cũng không phải là yếu tố nhất thiết phải được chứng minh. Điều này lý giải việc pháp luật một số nước truy cứu trách nhiệm bồi thường thiệt hại về môi trường cả những người không trực tiếp gây ô nhiễm môi trường mà chỉ là người sản xuất, chế tạo, cung cấp các chất gây ô nhiễm môi trường cho đối tượng khác sử dụng [30].

Tại Liên bang Nga trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong lĩnh vực bảo

vệ môi trường được ghi nhận là nguyên tắc hiến định. Điều 42 Hiến pháp

Liên bang Nga quy định "Mọi người đều có quyền hưởng thiên nhiên môi

trường trong lành, được biết thông tin xác thực về tình trạng mơi trường và được bồi thường thiệt hại về sức khỏe, tài sản do hành vi vi phạm pháp luật

môi trường gây ra" [34].

Bộ luật Dân sự Liên bang Nga (năm 1996) cũng quy định các nguyên tắc chung về bồi thường thiệt hại và trách nhiệm bồi thường đối với một số

hành vi cụ thể (quy định tại các điều từ 1064 đến Điều 1109). Theo quy định của Điều 1064 Bộ luật Dân sự Liên bang Nga thì người gây thiệt hại phải bồi thường toàn bộ thiệt hại gây ra đối với tính mạng, sức khỏe, tài sản của công dân cũng như những thiệt hại về tài sản của pháp nhân. Người gây thiệt hại khơng có lỗi cũng có thể phải bồi thường trong trường hợp luật định. Điều 1082 Bộ luật này cũng quy định thiệt hại được bồi thường theo thực tế (đền vật cùng loại, sửa chữa vật bị hỏng…) hoặc bồi thường những tổn thất đã xảy ra [34]. Tuy nhiên, khơng có điều luật nào trong Bộ luật dân sự của Liên bang Nga đề cập trực tiếp đến vấn đề bồi thường thiệt hại về môi trường.

Luật Bảo vệ môi trường năm 2002 của Liên bang Nga đã quy định về trách nhiệm bồi thường toàn bộ thiệt hại đối với môi trường xung quanh của

pháp nhân, cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật gây ô nhiễm môi trường, quyền

yêu cầu bồi thường thiệt hại môi trường của công dân (các điều 77, 78, 79) [46]. Điều 77 Luật này quy định nguyên tắc bồi thường thiệt hại do làm ô nhiễm môi trường như sau:

Pháp nhân và thể nhân, gây thiệt hại đối với môi trường xung quanh do làm bẩn, ô nhiễm, hủy hoại, sử dụng không hợp lý các nguồn tài nguyên thiên nhiên, hủy diệt và làm tổn hại các hệ sinh thái tự nhiên, các quần thể, tổ hợp thiên nhiên và hành vi vi phạm pháp luật khác trong lĩnh vực bảo vệ mơi trường, có trách nhiệm bồi thường toàn bộ thiệt hại theo quy định pháp luật [46]. Điều 87 Luật này đã thể hiện rõ chủ thể có quyền yêu cầu bồi thường

thiệt hại đối với môi trường qua quy định cho phép Nhà nước kiện đề nghị bồi thường các thiệt hại đối với các nguồn tài nguyên thiên nhiên như thiệt hại cho ngành công nghiệp đánh bắt cá, tràn dầu… Giá trị đền bù trong những trường hợp này là giá trị nguồn tài nguyên bị mất mát hoặc chi phí cho việc khơi phục nguồn tài ngun về tình trạng ban đầu.

Nhìn chung, hầu hết các nước trên thế giới (được nghiên cứu) theo

quan niệm bồi thường thiệt hại do làm ô nhiễm môi trường là một dạng trách nhiệm pháp lý dân sự [34], trong đó thiệt hại được bồi thường bao gồm:

- Chi phí cho các biện pháp phịng ngừa, gồm các chi phí cho việc sử

dụng các biện pháp hợp lý nhằm ngăn ngừa và hạn chế các thiệt hại môi trường trước, trong và sau khi xảy ra sự cố mơi trường, tại nơi có thiệt hại hoặc nơi có nguy cơ thiệt hại;

- Chi phí cho việc khơi phục, phục hồi giá trị môi trường gồm chi phí

trả cho các biện pháp được sử dụng nhằm hạn chế hoặc làm giảm các tác động bất lợi do thiệt hại mơi trường gây ra và chi phí trả cho các biện pháp được sử dụng nhằm khơi phục lại các điều kiện, các đặc tính của mơi trường trước khi thiệt hại xảy ra;

- Bồi thường cho thiệt hại môi trường thuần túy, gồm bồi thường cho

việc làm "giảm giá trị của môi trường" tức là làm mất đi giá trị của môi trường đối với cộng đồng. Mất mát này có thể xảy ra do việc giảm đáng kể hoặc tồn bộ giá trị của mơi trường; các đặc tính mà mơi trường cung cấp cho cộng đồng, cho toàn thể xã hội cũng như cho một số đối tượng cụ thể tại cộng đồng;

- Bồi thường giá trị về mặt kinh tế giảm sút. Theo các quy tắc chung

của luật pháp quốc tế thì việc bồi thường trước hết là khắc phục mọi hậu quả của hành vi vi phạm pháp luật và phải khôi phục lại mơi trường như trước khi

có hành vi vi phạm. Việc bồi thường thiệt hại này được thực hiện bằng đền bù

hiện vật, bồi thường tương đương bằng tiền.

1.5.2.2. Quan niệm của Việt Nam

Tương tự như Cộng đồng Châu Âu và nhiều nước khác trên thế giới, Việt Nam cũng quan niệm trách nhiệm bồi thường thiệt hại do làm ô nhiễm môi trường là một trách nhiệm pháp lý dân sự, là một dạng cụ thể của trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng. Việt Nam cũng thực hiện nguyên

tắc "người gây ơ nhiễm phải chi trả". Ngồi việc phải bồi thường thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, tài sản của cá nhân, lợi ích hợp pháp của tổ chức do sự suy giảm chức năng, tính hưữ ích của mơi trường gây ra, người gây ơ nhiễm

còn phải bồi thường các thiệt hại do làm suy giảm chức năng, tính hữu ích của

mơi trường.

Pháp luật hiện hành của Việt Nam đã thể hiện rõ quan điểm này. Theo quy định của Bộ luật Dân sự năm 2005 thì bồi thường thiệt hại do làm ô nhiễm môi trường được xác định là một trường hợp cụ thể của trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng. Điều 624 Bộ luật Dân sự năm 2005 quy định "Cá nhân, pháp nhân và các chủ thể khác làm ô nhiễm mơi trường gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật, kể cả trường hợp người gây ơ nhiễm mơi trường khơng có lỗi" [18].

Khoản 5 Điều 4 Luật Bảo vệ môi trường năm 2005 quy định "Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân gây ơ nhiễm, suy thối mơi trường có trách nhiệm khắc phục, bồi thường thiệt hại và chịu các trách nhiệm khác theo quy định của pháp luật" [20]. Có thể thấy rằng, pháp luật Việt Nam đã thể hiện nguyên tắc "người gây ô nhiễm phải chi trả". Nguyên tắc này được kế thừa và phát triển

từ các quy định của Bộ luật Dân sự năm 1995, Luật Bảo vệ môi trường năm

1993. Các quy định của pháp luật đã thể hiện một cách rõ ràng trách nhiệm

của người gây ô nhiễm môi trường trong việc bồi thường những chi phí khơi

phục mơi trường, những thiệt hại về tính mạng, sức khoẻ, tài sản của các tổ phục, cá nhân mà khơng phân biệt họ có lỗi hay khơng có lỗi trong việc làm ơ nhiễm mơi trường gây thiệt hại.

Tóm lại, vấn đề bồi thường thiệt hại do làm ô nhiễm môi trường là một vấn đề vẫn còn mới mẻ cả về lý luận lẫn thực tiễn ở Việt Nam. Các quy định của pháp luật về bồi thường thiệt hại do làm ô nhiễm môi trường thể hiện đây là một loại trách nhiệm dân sự do gây thiệt hại, là một dạng của trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, áp dụng đối với các tổ chức, cá

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Bồi thường thiệt hại do làm ô nhiễm môi trường theo pháp luật dân sự Việt Nam (Trang 35 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)