Về di chúc miệng

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN CUỐI kỳ đề tài THỪA kế THEO DI CHÚC THEO PHÁP LUẬT dân sự VIỆT NAM lý LUẬN và THỰC TIỄN (Trang 34 - 35)

B. PHẦN NỘI DUNG

2.2. Thực trạng pháp luật quy định về các điều kiện có hiệu lực của di chú-

2.2.3. Về di chúc miệng

Khoản 5 Điều 630 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định: “Di chúc miệng được coi là hợp pháp nếu người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng của mình trước mặt ít nhất hai người làm chứng và ngay sau khi người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng, người làm chứng ghi chép lại, cùng ký tên hoặc điểm chỉ. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng thì di chúc phải được cơng chứng viên hoặc cơ quan có thẩm quyền chứng thực xác nhận chữ ký hoặc điểm chỉ của người làm chứng.” Với quy định này, nếu không được công chứng hoặc chứng

thực trong thời hạn 05 ngày làm việc thì di chúc miệng sẽ mất hiệu lực có thể dẫn đến hậu quả là di chúc khơng có giá trị pháp lý và tài sản sẽ không được chia theo di chúc này theo đúng tâm tư, nguyện vọng của người để lại di chúc. Tuy nhiên, điều luật lại không quy định cụ thể nghĩa vụ thực hiện việc công chứng hoặc chứng thực là do ai sẽ thực hiện là người thừa kế được hưởng di sản hay những người làm chứng về việc để lại di chúc theo quy định của pháp luật. Điều này gây ra cách hiểu khác sau, có ý kiến xác định người hưởng di sản có thể thực hiện việc cơng chứng, chứng thực di chúc mà đã được những người làm chứng ghi lại theo ý chí, tâm tư, nguyện vọng của người có tài sản để lại. Ý kiến khác lại cho rằng, việc tiến hành công chứng hoặc chứng thực này chỉ có thể do người làm chứng thực hiện (người thừa kế có thể đi cùng người làm chứng).

Chính quy định chưa rõ nghĩa vụ công chứng, chứng thực nên việc đánh giá giá trị của di chúc miệng trong thực tiễn sẽ khác nhau. Bên cạnh đó, nếu cho rằng bắt buộc người làm chứng phải thực hiện việc cơng chứng, chứng thực thì nếu họ khơng thực hiện dẫn đến di chúc bị vơ hiệu thì quyền và lợi ích của những người thừa kế sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Trong trường hợp này, sẽ phát sinh trách nhiệm của người làm chứng điều này là không hợp lý.

Như vậy, cần quy định rõ trách nhiệm công chứng, chứng thực di chúc miệng là của người hưởng di sản. Điều này cũng không ảnh hưởng đến nội dung di chúc vì đây chỉ là thủ tục đảm bảo sự quản lý của Nhà nước.

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN CUỐI kỳ đề tài THỪA kế THEO DI CHÚC THEO PHÁP LUẬT dân sự VIỆT NAM lý LUẬN và THỰC TIỄN (Trang 34 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(43 trang)
w