B. PHẦN NỘI DUNG
2.3. Một số kiến nghị về hoàn thiện những quy định pháp luật về các điều
hiệu lực của di chúc
2.3.1. Kiến nghị hoàn thiện về chủ thể lập di chúc
Nên sửa Khoản 2 Điều 647 Bộ luật Dân sự: "Người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi có thể lập di chúc, nếu được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý bằng văn bản hoặc có bút tích của cha, mẹ hoặc có bút tích của người giám hộ vào cuối bản di chúc. Sự đồng ý của cha, mẹ hoặc người giám hộ cho người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi lập di chúc được thể hiện trước khi, trong khi hoặc sau khi di chúc được lập ra đều có giá trị pháp lý".
Đồng thời bổ sung Khoản 3 Điều 647 Bộ luật Dân sự: "Quy định tại Khoản 2 Điều luật này không được áp dụng đối với người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự tại Điều 23 của Bộ luật này".
2.3.2. Kiến nghị hoàn thiện về việc hủy bỏ di chúc
Theo quy định tại khoản 3 Điều 662 Bộ luật dân sự năm 2005 thì: "Trong trường hợp người lập di chúc thay thế di chúc bằng di chúc mới thì di chúc trước bị hủy bỏ". Như vậy, pháp luật quy định có một hình thức hủy bỏ di chúc. Tuy nhiên, việc quy định trên là chưa dự đốn hết các tình huống xảy ra trên thực tế, ví dụ như: Trường hợp người lập di chúc thực hiện hành vi xé, đốt, tiêu hủy di chúc (có lập văn bản xác nhận sự kiện này xảy ra) có được coi là họ đã hủy bỏ di chúc hay không? Hoặc sau khi lập
di chúc, người lập di chúc lập văn bản tuyên bố hủy bỏ di chúc, có xác nhận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì có được coi là người lập di chúc đã hủy bỏ di chúc hay không?... Những trường hợp này đều cần phải được coi là người lập di chúc đã hủy bỏ di chúc.
Vì vậy, để việc áp dụng pháp luật được thống nhất, các cơ quan nhà nước có thẩm quyền cần có hướng dẫn cho phù hợp, bổ sung các trường hợp này.
2.3.3. Kiến nghị hoàn thiện về di chúc miệng
Theo quy định pháp luật Việt Nam hiện hành, để thể hiện ý chí nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết, mỗi cá nhân có thể lập di chúc bằng cách lập thành văn bản hoặc di chúc miệng. Mỗi hình thức của di chúc đều phải thỏa mãn những điều kiện nhất định mới được xem là hợp pháp. Trong đó, theo quy định tại Khoản 5 Điều 630 Bộ Luật dân sự 2015, di chúc miệng chỉ được xem là hợp pháp nếu đáp ứng những điều kiện về hình thức sau đây:
Thứ nhất, người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng của mình trước mặt ít nhất
hai người làm chứng;
Thứ hai, ngay sau khi người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng, người làm
chứng ghi chép lại, cùng ký tên hoặc điểm chỉ;
Thứ ba, trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày người di chúc miệng thể hiện ý
chí cuối cùng thì di chúc phải được cơng chứng viên hoặc cơ quan có thẩm quyền chứng thực xác nhận chữ ký hoặc điểm chỉ của người làm chứng.
Theo quan điểm người viết, việc quy định di chúc miệng phải thỏa mãn điều kiện thứ hai và thứ ba nói trên trong mọi trường hợp sẽ gây khó khăn, hoặc thậm chí khơng thể thực hiện được việc di chúc miệng trên thực tế trong một số tình huống. Bởi lẽ, người lập di chúc miệng là những người đang ở trong tình trạng tính mạng bị cái chết đe dọa, có thể là bệnh nặng sắp chết hay gặp hoạn nạn,…ở những địa điểm mà người làm
chứng khơng có đủ điều kiện để ghi chép, ký tên hoặc điểm chỉ ngay lập tức và tiến hành thực hiện việc công chứng, chứng thực di chúc trong thời hạn 05 ngày làm việc.
2.3.4. Kiến nghị hoàn thiện về di chúc chung của vợ chồng
Cần bổ sung và sửa đổi theo hướng như sau:
+Về hình thức: Hình thức của di chúc chung vợ chồng nên được thực hiện bằng văn bản, di chúc chung vợ chồng do vợ hoặc chồng viết còn người kia chỉ ký tên, điểm chỉ vào từng trang của di chúc thì di chúc vẫn được coi là có hiệu lực pháp luật.
+Về sửa đổi, bổ sung di chúc chung của vợ chồng: Trong trường hợp này, di chúc do nhiều người cùng lập, khác với di chúc do một cá nhân lập do đó sẽ có rất nhiều vấn đề nảy sinh. Theo quy định chung thì người lập di chúc có thể lập di chúc qua hình thức di chúc miệng hoặc di chúc bằng văn bản. Song ta thấy, các hình thức và thủ tục để lập di chúc cá nhân không phải lúc nào cũng áp dụng phù hợp cho di chúc chung vợ chồng. Do đó, di chúc chung vợ chồng cần được quy định thành một chế định riêng chứ không thể áp dụng chung với di chúc do cá nhân lập. Vấn đề này chưa được quy định trong Bộ luật Dân sự năm 2005, đây là một thiếu sót cần được khắc phục. Vì vậy, pháp luật nên quy định hình thức riêng cho di chúc chung của vợ chồng, chứ không thể áp dụng như di chúc của cá nhân lập.