4 .Phương pháp nghiên cứu
2.3. Đánh giá chung
2.3.1 Ưu điểm
Trong cơng tác lãnh chỉ đạo, Tịa án nhân dân huyện Hoà An đã kịp thời triển khai tới công chức, người lao động thực hiện tốt các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; cụ thể hóa Nghị quyết của Ban cán sự Đảng Tịa án nhân dân tối cao, Chỉ thị của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao thành Chương trình cơng tác trọng tâm của Tòa án nhân dân huyện, xác định được giải pháp đột phá để triển khai thực hiện nhiệm vụ tại đơn vị.
Công tác giải quyết, xét xử các loại án đảm bảo đúng thời hạn, đúng pháp luật; khơng có án bị cải sửa, hủy do lỗi chủ quan; Tỷ lệ hòa giải thành trong giải quyết các vụ án đạt 77,5%, vượt 17,5% so với chỉ tiêu đề ra. Các quyết định thi hành án được ban hành đúng thời hạn luật định; các quyết định tạm đình chỉ giải quyết các vụ án đảm bảo có căn cứ pháp luật; Việc áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc và xét miễn giảm tiền phạt, án phí, xét rút ngắn thời gian thử thách của án treo đều đúng quy định của pháp luật. Công tác tiếp dân và giải quyết đơn thư khiếu nại tố cáo tiếp tục được duy trì thực hiện nghiêm túc. Cơng tác cải cách tư pháp thực hiện có hiệu quả, thực hiện tốt nguyên tắc tranh tụng tại phiên tòa nhằm nâng cao chất lượng xét xử, đảm bảo quyền con người;
22Tịa án nhân dân huyện Hồ An, Báo cáo tổng kết năm 2019
Tịa án nhân dân huyện Hồ An, Báo cáo tổng kết năm 2020 Tịa án nhân dân huyện Hồ An, Báo cáo tổng kết năm 2021
đảm bảo tính minh bạch, cơng khai trong hoạt động xét xử của Tịa án thơng qua việc cơng bố bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tịa án. Cơng tác phối hợp giữa các cấp, các ngành, đặc biệt với các cơ quan tiến hành tố tụng được tăng cường và có hiệu quả.
2.3.2. Nhược điểm
- Một số vụ án phải tạm đình chỉ giải quyết để chờ kết các cơ quan chuyên mơn cung cấp chứng cứ.
- Vẫn cịn có cán bộ chưa tập trung đầu tư vào việc nghiên cứu, học tập để nâng cao trình độ chun mơn nghiệp vụ nên ảnh hưởng đến chất lượng, hiệu quả công việc.
+ Công tác giải quyết, xét xử các vụ việc tranh chấp dân sự vẫn chưa đạt chỉ tiêu do các vụ án phức tạp và tinh hinh dich bênh Covid-19 diễn biến phức tạp kéo dài, ảnh hưởng trực tiếp đến việc tổ chức công tác xét xử, giải quyết án;
+ Về cơ sở vật chất, do trụ sở nhà làm việc hiện nay của đơn vị chật hẹp, khơng đủ phịng làm việc cho cán bộ cơng chức, có 01 phịng xử án chung, diện tích 63,25m2 khơng đáp ứng được u cầu thực hiện mơ hình phịng xử án theo quy định tại Thơng tư 01/2017/TT-TANDTC ngày 28/7/2017 của Tòa án nhân dân tối cao. Đồng thời, trụ sở nhà làm việc được xây dựng từ năm 1992 đã xuống cấp trầm trọng, một số bức tường xây bị bở bục và nứt, hệ thống điện thường xuyên bị chập khơng đảm bảo an tồn khi sử dụng, các hệ thống cửa ra vào và cửa sổ bằng gỗ của phòng làm việc và phòng xét xử mối mọt, cong vênh, hư hỏng; hệ thống mái chống nóng bị thủng gây thấm dột. Ngồi ra, đơn vị có 01 nhà cấp 4 hiện nay đã bị hư hỏng nặng, không thể sử dụng được, hiện tại đơn vị khơng có phịng tiếp cơng dân, phòng kho lưu trữ, phòng cơng vụ, phịng hịa giải đối thoại cho các hịa giải viên và phòng xét xử đủ tiêu chuẩn. Do đó phần nào cũng ảnh hưởng nhất định đến các mặt công tác của đơn vị nhất là công tác chuyên môn.
2.3.3. Nguyên nhân
Nguyên nhân cơ bản của tồn tại, thiếu sót: Các tồn tại, thiếu sót trên xuất phát từ các nguyên nhân khách quan và nguyên nhân chủ quan, trong đó nguyên nhân chủ quan là chủ yếu. Tác giải xin nêu ra một số nguyên nhân cơ bản sau:
Thứ nhất, lượng án hơn nhân và gia đình hằng năm tăng mạnh, tính chất cơng
việc phức tạp trong điều kiện biên chế Thẩm phán, Thư ký Tịa án khơng tăng, số lượng cán bộ, Thẩm phán tại nhiều đơn vị ngành Tòa án còn thiếu, một số bộ phận cịn yếu về trình độ năng lực. Điều này tạo áp lực lớn về tiến độ công việc khi giải quyết loại án này. Chính yêu cầu phải giải quyết nhanh, giải quyết sớm vụ việc đã khiến Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân thiếu kiên trì trong hịa giải đồn tụ, phán quyết vụ việc khi chứng cứ pháp lý chưa chắc chắn, thiếu tính thuyết phục.
Thứ hai, một số văn bản quy phạm pháp luật chưa rõ ràng, nhưng các cơ quan
có thẩm quyền chưa hướng dẫn kịp thời, làm cho việc giải quyết nhiều vụ án có khó khăn và trong một số trường hợp có sai sót. Trong nhiều trường hợp đã có quy định của pháp luật và đã có văn bản hướng dẫn thi hành, nhưng một số Thẩm phán chưa nghiên cứu kỹ, cập nhật, dẫn đến áp dụng sai pháp luật khi giải quyết vụ án. Tinh thần trách nhiệm và ý thức của một bộ phận cán bộ, công chức trong ngành chưa cao đã để xảy ra những sai sót trong chun mơn.
Thứ ba, trong thực tiễn, vẫn còn quan niệm cho rằng án hơn nhân gia đình là
loại án dễ làm, là dạng việc “nhẹ” nhất trong các loại án. Từ quan niệm này, một số ít Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân thiếu đầu tư nghiên cứu khi tham gia xét xử. Trong khi đó, theo yêu cầu của xã hội thì Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân tham gia xét xử án hơn nhân gia đình phải là người có năng lực tốt về nghiệp vụ, có kiến thức sâu, rộng về hơn nhân, gia đình, xã hội; có tinh thần, trách nhiệm cao với cuộc sống cộng đồng. Tồn tại này có cả trong tâm lý phân cơng người tiến hành tố tụng của số ít lãnh đạo Tịa án cấp sơ thẩm.
Thứ tư, vẫn cịn tình trạng cán bộ Tòa án còn thiếu tinh thần trách nhiệm với
cơng việc và với nhân dân, cịn “tránh việc nặng”, giải quyết yêu cầu của nhân dân theo kiểu “dễ làm, khó bỏ”. Đây là nguyên nhân cơ bản khiến một quan hệ pháp luật tranh chấp bị tách ra làm nhiều vụ án phải thụ lý, giải quyết nhiều lần, gây phiền hà cho đương sự.
- Việc phối hợp của cơ quan chuyên mơn với Tịa án trong thực hiện Quy chế phối hợp chưa hiệu quả nên việc cung cấp tài liệu chứng cứ theo quy định của pháp luật còn chậm, chưa đầy đủ nội dung theo yêu cầu của Tòa án dẫn tới một số vụ án dân sự phải tạm đình chỉ, phải kéo dài để chờ kết quả của cơ quan chun mơn mới có căn cứ để giải quyết vụ án.
- Một số vụ án có tiến độ giải quyết chậm là do đương sự khơng hợp tác trong q trình giải quyết vụ án; việc thu thập chứng cứ gặp nhiều khó khăn, nhất là đối với các vụ tranh chấp quyền sử dụng đất; có vụ án phải thẩm định nhiều lần theo yêu cầu của người tham gia tố tụng;
- Số lượng các vụ án tranh chấp dân sự và Hơn nhân gia đình tăng và tính chất phức tạp nhưng số lượng Thẩm phán theo biên chế của đơn vị cịn thiếu 02 đồng chí do đó cũng ảnh hưởng đến tiến độ giải quyết các vụ án.
- Một số cán bộ chưa nêu cao tinh thần học hỏi, trau dồi kiến thức, cập nhật các văn bản mới, cịn thụ động trong cơng việc được giao, khơng có sự sáng tạo cũng như chủ động tìm tịi, học hỏi, nâng cao trình độ, năng lực.
2.3.4. Giải pháp khắc phục
- Tăng cường công tác kiểm tra nghiệp vụ đối với Thẩm phán, thư ký trong quá trình thụ lý, giải quyết án, để kịp thời phát hiện, khắc phục những hạn chế, thiếu sót trong cơng tác giải quyết, xét xử án của từng Thẩm phán.
- Tăng cường công tác phối hợp với các cơ quan tiến hành tố tụng và cơ quan chức năng tại địa phương để nâng cao chất lượng điều tra, truy tố, xét xử và giải
quyết các vụ việc dân sự, hành chính, cơng tác thi hành án đảm bảo theo đúng quy định của pháp luật.
- Xây dựng quy chế phối hợp giữa Tòa án nhân dân với các cơ quan chuyên môn trong việc cung cấp tài liệu chứng cứ, cử cán bộ tham gia xem xét thẩm định tại chỗ, định giá tài sản và cung cấp kết quả chuyên môn theo quy định,
- Tăng cường công tác giáo dục chính trị tư tưởng cho cán bộ cơng chức, người lao động để nắm bắt kịp thời tâm tư nguyện vọng ngăn chặn đẩy lùi sự suy thối về tư tưởng, chính trị, đạo đức, lối sống những biểu hiện "tự diễn biến" "tự chuyển hóa" trong nội bộ đơn vị.
- Thực hiện tốt công tác kiểm tra giám sát thực thi công vụ để kịp thời chấn chỉnh, uốn nắn, sửa chữa những hạn chế, khuyết điểm. Đồng thời tăng cường kỷ luật công vụ đảm bảo thực hiện tốt cần, kiệm, liêm chính, chí cơng, vơ tư.
- Cần tăng cường cơng tác tun truyền, phổ biến, quán triệt đến cán bộ công chức, người lao động trong việc thực hiện các chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước và tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về thi đua, khen thưởng ; chú trọng khơi dậy, phát huy tính tự giác trong nhận thức, hành động của người lao động về công tác thi đua, khen thưởng; Nâng cao chất lượng, tính sáng tạo và đảm bảo yêu cầu “sát người, sát việc” trong q trình thực thi nhiệm vụ của cơng chức, người lao động trong đơn vị, kịp thời phát hiện, đề nghị khen thưởng các thành tích thi đua đột xuất; Thường xuyên bám sát, kết hợp với tự kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện phong trào thi đua giữa chính quyền với các tổ chức đoàn thể, giữa cá nhân với nhau trong việc thực hiện nhiệm vụ công tác, để kịp thời rút kinh nghiệm đặc biệt khắc phục những mặt cịn hạn chế, thiếu sót. Đồng thời cần chú trọng cơng tác kiểm tra, sơ kết, tổng kết đánh giá kết quả tổ chức, triển khai các phong trào thi đua.23
23 Nguyễn Thị Mai, Những vướng mắc khi áp dụng các quy định của pháp luật để giải quyết các vụ án dân sự liên quan đến tranh chấp đất đai, nhà ở, Tạp chí kiểm sát
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ ĐỀ XUẤT HỒN THIỆN PHÁP LUẬT QUA THỰC TIỄN XÉT XỬ TẠI TAND HUYỆN HÒA AN