Nợ quá hạn theo ngành kinh tế

Một phần của tài liệu 4043437PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG VÀ CƠ CẤU VỐN SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA NÔNG HỘ TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN HUYỆN PHỤNG HIỆP (Trang 62 - 64)

CHƯƠNG 2 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

4.2 PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KẾT QUẢ VÀ

4.2.3.2 Nợ quá hạn theo ngành kinh tế

 Ngành nông nghiệp: Đây là một trong những ngành mà ngân hàng chú

trọng nhất vì nhu cầu vốn ngày càng tăng của nông dân để sản xuất, nên nợ quá hạn phát sinh trong ngành này cao. Vì trong năm 2005 – 2006 thường xuyên xảy ra dịch bệnh nên nợ quá hạn của ngân hàng năm 2006 tăng lên đáng kể là 14.644 triệu đồng so với năm 2005. Nguyên nhân nợ quá hạn tăng một cách đột biến là do địa phương bị dịch cúm gia cầm và bị rầy trên diện tích lúa nên đa số nơng dân vay vốn cho sản xuất khơng có khả năng hồn trả nợ được, về phía ngân hàng do đó là khách hàng truyền thống nên không cương quyết xử lý. Nhưng đến năm 2007 thì nợ q hạn giảm cịn 9.966 triệu đồng là do bà con được giá, được mùa nên có thu nhập cao vì vậy có khả năng trả nợ cho ngân hàng.

Bảng 21: Nợ quá hạn theo ngành kinh tế (ĐVT: Triệu đồng) (ĐVT: Triệu đồng) Chỉ tiêu Năm 2006/2005 2007/2006 2005 2006 2007 Số tiền % Số tiền % Nông nghiệp 2.178 16.842 9.966 14.664 673,28 -6.875 -40,83 Chăn nuôi 12 80 - 68 566,67 -80 - Thủy sản 102 1.339 309 1.237 13,13 -1.030 -76,92 KD-TMDV 1.047 4.221 2.240 3.174 303,15 -1.981 -46,93 Ngành khác 1.913 3.041 5.461 1.128 58,96 2.420 79,58 Tổng cộng 5.252 25.523 17.976 20.271 385,97 -7.547 -29,57 (Nguồn: Phịng tín dụng)

 Chăn nuôi: Ngành này chỉ mới được chú trọng từ khi dịch cúm gia cầm

và lở mồm long móng ở heo bùng phát mạnh. Ngân hàng cho vay để bà con có điều kiện bổ sung vốn gia tăng sản xuất, tăng thu nhập góp phần ổn định cuộc sống khắc phục hậu quả vừa qua. Vì vậy, nợ quá hạn năm 2006 là 80 triệu đồng. Nhưng sang năm 2007 thì khơng có nợ q hạn.

 Thủy sản: Ngành này có nợ quá hạn tăng giảm qua các năm. Cụ thể: năm

2006 tăng đột biến là 1.339 triệu đồng so với năm 2005. Nguyên nhân là do giá cả không ổn định, lượng cá xuất khẩu đầu ra không cao nên khơng có khả năng trả nợ cho ngân hàng. Nhưng trong năm qua giá cả đầu ra đã bình ổn vì vậy nợ q hạn giảm cịn 309 triệu đồng hay giảm 76,92% so với năm 2006.

 Kinh doanh thương mại dịch vụ: Năm 2006, nợ quá hạn tăng đột biến

3.174 triệu đồng, tương ứng tăng 303,75% so với năm 2005. Việc gia tăng nợ quá hạn ở ngành này là do việc cho vay vào kinh doanh thương mại dịch vụ được mở rộng, trong khi đó việc kinh doanh trong năm có những thuận lợi và khó khăn xảy ra bất thường mà chủ yếu là những khó khăn xảy ra đối với những đơn vị kinh doanh và hộ sản xuất khơng có kinh nghiệm nên thường dẫn đến thua lỗ mất khả năng trả nợ làm cho nợ quá hạn của Ngân hàng tăng lên. Sang năm 2007 nợ quá hạn giảm cịn 2.240 triệu đồng ngun nhân là do nơng dân được mùa nên trả tiền thuốc, phân trong sản xuất nông nghiệp cho các chủ vật tư nên các doanh nghiệp vật tư có thể trả tiền vay cho Ngân hàng.

Nhìn chung, nếu xét theo ngành kinh tế thì nợ q hạn trong ngành nơng nghiệp luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng nợ quá hạn, vì ngành này nhu cầu vốn phần lớn phục vụ cho sản xuất nơng nghiệp nên mất mùa thì khơng thể thu hồi vốn được mà phải tiếp tục đầu tư vốn cho vụ sau, nợ quá hạn ngành thương mại dịch vụ tuy cao nhưng ngân hàng phấn đấu giảm dư nợ ngành này trong tương lai vì ngành này khơng thuộc bên lĩnh vực Ngân hàng nơng nghiệp, vì vậy cơng tác thu hồi nợ cịn gặp nhiều khó khăn.

Hình 15: Nợ q hạn theo ngành kinh tế

Một phần của tài liệu 4043437PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG VÀ CƠ CẤU VỐN SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA NÔNG HỘ TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN HUYỆN PHỤNG HIỆP (Trang 62 - 64)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(90 trang)
w