CHƯƠNG 2 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.6 PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG CƠ CẤU VỐN SẢN XUẤT KINH DOANH
3.6.5.4 Cơ cấu vốn nuôi thuỷ sản
Theo số liệu tính tốn từ các số mẫu điều tra trong tổng số nguồn vốn dành cho ni trồng thuỷ sản thì nguồn vốn ni cá tra chiếm đa số. Trong đó thì vốn tự có bình qn cho sản xuất 1.000m2 cá tra mỗi vụ chiếm tỷ lệ 34,28% tổng nguồn vốn. Vốn cần bổ sung là 95.849.860 đồng/1.000m2, trong đó vay ngân hàng bình qn là 57.223.800 đồng/1.000m2, chiếm 59,71% tổng nguồn vốn. Và vay mượn từ bên ngoài để mua vật tư trả chậm cũng chiếm tỷ trọng khá cao trong tổng nguồn vốn là 6,01%. Số vốn vay từ các cá nhân cho vay nặng lãi phải gánh chịu lãi suất cao hơn nhiều lần so với lãi vay ngân hàng. Đa số các hộ vay vốn từ ngân hàng với thời hạn ngắn hạn để nuôi cá.
Bảng 25: Cơ cấu vốn nuôi 1.000m2 cá tra
(ĐVT: 1.000 đồng) Nguồn vốn Số tiền Tỷ trọng (%) 1. Vốn tự có của hộ gia đình 32.861,19 34,28 2. Vay ngân hàng 57.223,80 59,71 3. Mua hàng trả chậm 5.764,87 6,01 Tổng nguồn vốn 95.849,86 100,00
Đây là ngành mới phát triển trên địa bàn. Nguồn vốn dành cho ngành thủy sản thường cao nên đa số các hộ thường đi vay ngân hàng, trong tương lai Ngân hàng chú trọng sự phát triển của ngành này vì bên cạnh dịch cúm cịn xảy ra bệnh lở mồm long móng ở heo nên thủy sản ngày càng phát triển hơn.
Hình 7: Cơ cấu vốn nuôi cá tra
Qua số liệu điều tra ta thấy ngân hàng đáp ứng nhu cầu vốn trung bình khoảng 60% trong tổng nguồn vốn sản xuất của người nông dân, đặc biệt ngân hàng đã đáp ứng nhu cầu vốn trong sản xuất lúa cao nhất chiếm khoảng 80% trong tổng nguồn vốn cho vay. Vì đây là thế mạnh của vùng, mặc dù ngân hàng chưa đáp ứng đầy đủ nguồn vốn cho nông dân sản xuất, nhưng đã đóng góp một phần rất lớn vào phát triển kinh tế của địa phương. Nhờ có sự hỗ trợ nguồn vốn từ ngân hàng nên các mơ hình ở địa phương ngày càng được mở rộng và áp dụng rộng rãi như mơ hình VRAC, VAC,…
Trong những năm gần đây đa số nông dân đi vay vốn để sản xuất. Vì vậy, doanh số cho vay của ngân hàng liên tục tăng trong ba năm 2005 – 2007. Điều này nói lên tính hiệu quả trong sản xuất của nơng dân. Ngân hàng đã góp phần nâng cao nguồn vốn trong sản xuất của các hộ nông dân một phần cải thiện được đời sống của người dân, tạo điều kiện thuận lợi cho sản xuất. Bên cạnh đó ngân hàng đã tạo điều kiện đáp ứng tối đa nhu cầu vốn cho nông dân trong sản xuất nhằm hạn chế tình trạng vay các TCTD với lãi suất cao, đem lại lợi nhuận cao hơn trong sản xuất.
CHƯƠNG 4
PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG VÀ NHU CẦU VAY VỐN NGẮN HẠN CỦA HỘ DÂN