Perkins et al 26 Biên dịch: Kim Ch

Một phần của tài liệu Tăng trưởng kinh tế - Khái niệm và xu hướng pps (Trang 27 - 28)

Sinh lợi giảm dần và hàm sản xuất

Để sản lượng và thu nhập tiếp tục tăng trưởng theo thời gian, đất nước phải tiếp tục thu hút đầu tư và đạt được lợi ích năng suất. Nhưng khi trữ lượng vốn gia tăng, độ lớn tác động của đầu tư đối với tăng trưởng có thể thay đổi. Thật ra, phần lớn các mơ hình tăng trưởng đều dựa vào giả định là sinh lợi trên đầu tư giảm dần khi trữ lượng vốn tăng lên. Để thể hiện điều này, trong hình 3-9, ta sử dụng lại hàm sản xuất của hình 3-1, ngoại trừ bây giờ ta nghĩ về hàm sản xuất này là tiêu biểu cho hàm tổng cầu của nền kinh tế chứ không phải cho một nhà máy sản xuất giày. Hàm sản xuất này được vẽ một cách đặc biệt để thể hiện giả định quan trọng nhưng phổ biến về sinh lợi giảm dần theo vốn, hay chính xác hơn, sản lượng biên giảm dần theo

vốn. Tính chất này được biểu thị bằng độ dốc giảm dần của đường cong khi vốn trên lao động tăng lên.

Hình 3-9 Sản lượng biên giảm dần theo vốn

Dọc theo hàm sản xuất I, việc bổ sung thêm một đơn vị vốn trên lao động ở điểm a mang lại một mức tăng sản lượng trên lao động nhiều hơn so với mức tăng sản lượng trên lao động của cùng một mức đầu tư như vậy tại điểm b. Trên hàm sản xuất II, tại bất kỳ mức vốn trên lao động nào, đầu tư mới sẽ mang lại một mức tăng sản lượng trên lao động nhỏ hơn so với cùng mức vốn trên lao động như hàm sản xuất I.

Vốn trên lao động (nghìn)

Trước tiên, nhìn vào hàm sản xuất I (đường bên trên), ứng với mức vốn trên lao động thấp

(như điểm a), đầu tư mới dẫn đến sự gia tăng tương đối lớn của sản lượng trên lao động.

Nhưng ứng với mức vốn trên lao động cao hơn (như điểm b), cùng một giá trị đầu tư mới như vậy sẽ dẫn đến sự gia tăng ít hơn của sản lượng trên lao động. Mỗi đơn vị vốn trên lao động tăng thêm (di chuyển sang phải dọc theo trục hoành) sẽ mang lại những mức tăng nhỏ dần của sản lượng trên lao động. Nói tổng quát hơn, bố trí ngày càng nhiều máy móc hơn cho người lao động sẽ mang lại những mức tăng sản lượng ngày càng ít đi. Ví dụ, một cơng ty bánh mì mua chiếc lị nướng bánh đầu tiên có thể tăng nhanh sản lượng. Chiếc lò thứ hai giúp mở rộng sản xuất hơn nhưng có lẽ khơng nhiều như chiếc lị thứ nhất. Cho đến lúc cơng ty mua thêm chiếc lị thứ mười (mà khơng bổ sung thêm người lao động nào) thì mức tăng sản lượng bánh mì sẽ nhỏ hơn nhiều so với mức tăng sản lượng của chiếc lò đầu tiên.

S n l ượ ng trên lao độ ng Hàm sản xuất I Hàm sản xuất II

Một phần của tài liệu Tăng trưởng kinh tế - Khái niệm và xu hướng pps (Trang 27 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(38 trang)