Perkins et al 32 Biên dịch: Kim Chi có bằng chứng về “sự hội tụ có điều kiện” của thu nhập một khi ta kiểm soát (hay đặt điều

Một phần của tài liệu Tăng trưởng kinh tế - Khái niệm và xu hướng pps (Trang 33 - 34)

có bằng chứng về “sự hội tụ có điều kiện” của thu nhập một khi ta kiểm soát (hay đặt điều kiện) sự khác biệt về các đặc điểm then chốt ảnh hưởng đến tăng trưởng.

Tăng trưởng kinh tế và thay đổi cơ cấu

Cho đến giờ, ta đã xem xét một số xu hướng tăng trưởng kinh tế tổng quát, cùng với một số ước tính về nguyên nhân và những vấn đề sâu xa hơn liên quan đến tăng trưởng. Ta cũng thấy rằng nhịp độ tăng trưởng có thể chậm đi khi trữ lượng vốn tăng. Nhưng ta gần như chưa nói gì về những sản phẩm cụ thể mà một nền kinh tế sản xuất ra và cách thức thành phần sản lượng thay đổi như thế nào trong quá trình phát triển. Tăng trưởng kinh tế không chỉ liên quan đến sự gia tăng sản lượng trên đầu người và gia tăng tổng năng suất các yếu tố sản xuất: Khi tăng trưởng tiếp tục theo thời gian, cơ cấu nền kinh tế có xu hướng thay đổi đáng kể theo nhiều cách. Có bốn thay đổi chung và có liên quan với nhau:

1. Tỷ trọng trong tổng sản lượng hình thành từ khu vực nơng nghiệp giảm xuống, trong

khi tỷ trọng trong tổng sản lượng hình thành từ công nghiệp và dịch vụ tăng lên.

2. Tỷ trọng của lực lượng lao động tham gia hoạt động nông nghiệp giảm xuống (cho dù

không nhanh như sự giảm sút tỷ trọng của nông nghiệp trong tổng sản lượng), trong khi tỷ trọng lực lượng lao động trong công nghiệp và dịch vụ tăng lên.

3. Dân số trở nên đơ thị hố khi các hộ gia đình chuyển từ nơng thơn về thành thị, và các

thành phố tăng trưởng theo thời gian.

4. Tỷ trọng hàng hoá và dịch vụ bán ra trên các thị trường nhiều hơn, vì nhiều hàng hố

và dịch vụ mà trong giai đoạn phát triển ban đầu do các hộ gia đình sản xuất ra để dùng trong nhà bắt đầu được sản xuất bởi các doanh nghiệp và được bán rộng rãi trên thị trường.

Những thay đổi sâu xa hơn có xu hướng diễn ra trong những giai đoạn phát triển về sau. Ví dụ, trong lĩnh vực cơng nghiệp cũng có sự thay đổi cơ cấu. Những nước khởi sự từ điểm thấp trên con đường cơng nghiệp hố thường bắt đầu bằng những q trình sản xuất thâm dụng lao động đơn giản, như sản xuất giày dép và hàng dệt may, rồi tiến dần lên những quá trình thâm dụng vốn, phức tạp hơn hay dựa vào cơng nghệ hơn như hố dầu, vi mạch điện tử, hay ô tô. Ở đây, ta xem xét tóm tắt sự dịch chuyển này trong cơ cấu sản lượng khi tăng trưởng kinh tế diễn ra. Trong các chương sau (cụ thể là chương 16 và 18), ta sẽ xem xét sự phát triển trong các lĩnh vực nông nghiệp và công nghiệp một cách chi tiết hơn.

Mọi nước trải qua tăng trưởng kinh tế bền vững và phát triển đều có tỷ trọng nơng nghiệp

trong GDP giảm và tỷ trọng công nghiệp tăng lên khi tăng trưởng tiếp tục. Cho dù ta có thể hình dung một tình huống trong đó một nước chuyển từ đói nghèo sang tương đối khấm khá trong khi vẫn tập trung vào nơng nghiệp, khơng có nước nào làm như thế cả. Hình 13-3 trình bày sự chuyển dịch cơ cấu này của bốn nước: Brazil, Malaysia, Mauritius và Tunisia. Bốn nước này khá khác biệt nhau về vị trí, độ lớn, và sản phẩm sản xuất ra, nhưng mỗi nước đều thể hiện cùng một xu hướng thay đổi cơ cấu cơ bản như nhau.

Có hai lý do cơ bản dẫn đến giảm tỷ trọng nông nghiệp trong tổng sản lượng. Thứ nhất là

định luật Engel. Vào thế kỷ mười chín, Ernst Engel quan sát rằng khi thu nhập gia đình tăng,

tỷ trọng chi tiêu cho thực phẩm giảm xuống. Khi dân chúng trở nên giàu có hơn, họ có thể chi tiêu nhiều hơn cho thực phẩm, nhưng mức tăng về chi phí cho thực phẩm khơng tỷ lệ với mức tăng thu nhập. Một khi gia đình đã có thể đáp ứng các nhu cầu lương thực cơ bản, tăng gấp đôi thu nhập sẽ không dẫn đến việc các thành viên gia đình tiêu dùng thực phẩm gấp đơi. Chi tiêu cho thực phẩm chỉ có thể tăng khi các cá nhân ăn hơi nhiều hơn một chút hoặc chuyển sang những thực phẩm chất lượng cao hơn hay đắt tiền hơn, nhưng sự chi tiêu này có

Một phần của tài liệu Tăng trưởng kinh tế - Khái niệm và xu hướng pps (Trang 33 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(38 trang)