Ảnh hưởng của thời gian làm sạch đến Ip của Hg

Một phần của tài liệu Luận án Tiến sĩ Nghiên cứu phát triển điện cực màng vàng – đồng để xác định lượng vết thủy ngân trong nước tự nhiên bằng phương pháp vonampe hòa tan (Trang 83 - 85)

tclean (mV) 0 10 20 30 40 50 60 AuFE/GC Ip (µA) 1,83 2,39 2,63 2,83 3,12 3,46 2,78 RSD (%) 9,4 3,0 1,7 0,4 0,9 2,5 3,6 AuFE-Cu/GC Ip (A) 1,99 2,20 2,19 2,26 2,21 2,10 2,01 RSD (%) 8,6 0,7 1,4 0,3 2,5 1,5 1,7 AuFE-Cu/CP Ip (A) 2,33 2,85 2,98 2,61 2,50 2,51 2,32 RSD (%) 7,1 0,2 1,0 0,4 2,7 3,2 1,8 AuFE-Cu/CP- CNTs Ip (µA) 2,75 3,14 3,18 3,4 3,46 3,48 3,68 RSD (%) 8,1 4,1 2,5 0,5 1,9 1,8 2,0

Các giá trị Ip trong bảng là trung bình số học của 3 phép đo lặp lại (n = 3); Eclean 800 mV; Các ĐKTN khác như ở Bảng 3.12.

Khi không làm sạch điện cực (tclean = 0) độ lặp lại của giá trị Ip không tốt (RSD ≥ 7,1 %). Khi áp thế làm sạch điện cực 10 s, giá trị Ip trung bình ghi được tăng một cách rõ rệt so với khi không làm sạch điện cực, đồng thời độ lặp lại của Ip cũng được cải thiện một cách đáng kể đối với cả 4 loại điện cực đang khảo sát.

Nhìn chung, khi tăng thời gian làm sạch điện cực lên hơn 10 s, các giá trị Ip trung bình ghi được ở các thời gian làm sạch khác nhau không thay đổi đáng kể. Ip trung bình của 4 loại điện cực khảo sát ghi ở các thời gian làm sạch từ 30 s đến 60 s là khơng khác nhau có ý nghĩa thống kê (ANOVA 2, p > 0,05). Khi có làm sạch điện

cực, độ lặp lại của kết quả ghi Ip luôn tốt hơn khi không làm sạch (Bảng 3.13). Điều này chứng tỏ việc làm sạch điện cực trước mỗi phép đo là cần thiết và khoảng thời gian làm sạch phù hợp cho 4 loại điện cực đang khảo sát là 3060 s. Để rút ngắn thời gian phân tích và đồng thời đảm bảo bề mặt điện cực đã được làm sạch chọn sử dụng tclean là 30 s cho cả 4 loại điện cực đang khảo sát cho các nghiên cứu tiếp theo.

Hình 3.16. Ảnh hưởng của thời gian làm sạch đến Ip của Hg

Thanh sai sđược biu din Hình 3.16 là độ lch chun SD

ĐKTN: Eclean 800 mV; Các ĐKTN khác như ở Bảng 3.12.

3.2.6. Ảnh hưởng ca tốc độquay điện cc ()

Thông thường trong quá trình điện phân làm giàu, dung dịch thường được khuấy trộn. Trên thiết bị Metrohm 797 VA, việc khuấy dung dịch trong quá trình điện phân sử dụng điện cực rắn được thực hiện bằng cách quay điện cực. Quay điện cực là biện pháp có thể giúp cải thiện được giới hạn phát hiện, vì nó làm gia tăng được dịng vận chuyển chất phân tích từ phần dung dịch bên ngồi đến bề mặt điện cực, do đó sẽ tác động đến quá trình điện phân làm giàu và độ lớn của cường độ dòng đỉnh hòa tan của Hg [101].

Theo phương trình Levich, đối với hệ oxi hóa khử thuận nghịch trên điện cực đĩa quay, Ip tỷ lệ thuận căn bậc 2 của tốc độ quay điện cực. Khi Ip khơng tỷ lệ tuyến tính với 1/2 thì có thể q trình động học của phản ứng điện cực đang bị hạn chế

0 10 20 30 40 50 60 1.0 1.5 2.0 2.5 3.0 3.5 4.0 Ip (A ) tclean (s) AuFE/GC AuFE-Cu/GC AuFE-Cu/CP AuFE-Cu/CP-CNTs

𝐼𝑝 = 0,62. 𝑛. 𝐹. 𝐴. 𝐷23. 𝜔12. 𝜈−16. 𝐶 (3.3) Trong đó: n: Số electron trao đổi;

F: Hằng số Faraday;

A: Diện tích bề mặt điện cực (cm2);

D: Hệ số khuếch tán (cm2/s);

ω: Tốc độ quay điện cực (rad/s);

ν: Độ nhớt động học (cm2/s);

C: Nồng độ chất phân tích (M).

Tiến hành khảo sát ảnh hưởng của tốc độ quay điện cực (ω) từ 800 rpm đến 2400 rpm. Kết quả khảo sát trình bày ở Bảng 3.14 và Phụ lục 19.

Một phần của tài liệu Luận án Tiến sĩ Nghiên cứu phát triển điện cực màng vàng – đồng để xác định lượng vết thủy ngân trong nước tự nhiên bằng phương pháp vonampe hòa tan (Trang 83 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(196 trang)