THÍNH PHỊNG -GIAO HƯỞNG TẠI TP HỒ CHÍ MINH
3.2. Vận dụng các kỹ thuật mở rộng của kèn đồng trên thế giới
3.2.1. Các kỹ thuật xử lý phím, âm
● Multiphonic (Kỹ thuật đa âm)
Là kỹ thuật mở rộng, nhằm tạo ra một lúc nhiều âm khác nhau trên kèn đồng.
Đa âm nghĩa là các âm thanh được tạo ra bởi nhạc cụ đơn âm, trong đó hai hoặc
nhiều âm có thể được nghe đồng thời một thời gian. Thuật ngữ này thường được sử dụng để mô tả các âm thanh hợp âm được diễn tấu trên các nhạc cụ kèn gỗ hoặc đồng. Đa âm với các nhạc khí kèn đồng được thể hiện khi nhạc công phát ra một nốt nhạc nhưng đồng thời lại hát một nốt khác. Kỹ thuật này có thể mở rộng phạm vi về âm thanh của kèn vượt q khả năng tự nhiên thơng thường của nó. Kết quả của đa âm có thể được tính là tổng của mối quan hệ giữa âm phát và âm được hát (xem ví dụ 3.8 và 3.9).
Ví dụ 3.8: bài luyện tập kỹ thuật đa âm - Diễn tấu bè thấp và hát bè cao
Ví dụ 3.9: bài luyện tập kỹ thuật đa âm trong từng ô nhịp
133
Có nhiều phương pháp trong kỹ thuật đa âm. Phương thức thơng dụng nhất của kỹ thuật này đó là vừa hát vừa diễn tấu nhạc cụ. Nó đã bắt đầu được sử dụng từ TK.XIX bởi Carl Maria Von Weber vào năm 1815, khi ông sáng tác concertino cho kèn horn. Trong tác phẩm này, ở phần Cadenza ông sử dụng kỹ thuật hợp âm: khi người nhạc công thổi một nốt và hát một nốt khác với nốt đang diễn tấu, kết quả sẽ là nhiều âm khác nhau được phát ra. Kỹ thuật này cũng có thể được gọi là “Horn chords” (hợp âm horn). Nốt được hát khơng nhất thiết phải nằm trong dãy hịa âm của nốt được diễn tấu, tuy nhiên hiệu ứng khi phát ra sẽ khơng được chính xác bằng nốt trong đúng hịa âm của nó. Chất lượng âm thanh của kỹ năng này phụ thuộc nhiều vào giọng hát của người diễn tấu kèn.
Phương pháp đa âm thứ hai được gọi là “đa âm môi” (lip multiphonics). Người diễn tấu kèn thay đổi, biến đổi dòng hơi nhằm diễn tấu giữa các âm trong cùng một dãy hòa âm của một van/một thế bấm. Kết quả cũng có ra một đa âm tương tự. Phương pháp thứ ba mang tên “tách âm” (split tones) hoặc “rền kép” (double buzz). Người diễn tấu rung cùng lúc hai mơi của mình, đa âm phát ra sẽ là một quãng đúng, tuy nhiên phạm vi của các quãng này sẽ là khá rộng.
Mặc dù có nhiều phương pháp được sử dụng để hoàn thành kỹ thuật này, nhưng đa âm khi đạt được trên các nhạc cụ bằng đồng được tạo ra một cách tự nhiên bằng cách hát và diễn tấu nhạc cụ cùng một lúc là có hiệu quả nhất. Nhiều giai điệu được sử dụng kỹ thuật hợp âm bởi các nhà soạn nhạc tiên phong giữa TK.XX, mặc dù sự tồn tại của kỹ thuật này có từ thế kỷ trước. Việc khai thác sự đa dạng và hiệu quả về âm sắc của các nhạc cụ kèn đồng thông qua kỹ thuật sử dụng giọng hát trong kèn đã có từ nửa sau TK.XIX trong âm nhạc của các nhạc sỹ Mantia (1873-1951); Frederic Innes (1854-1926); Jean Baptiste Arban (1825-1888). Nhưng kỹ thuật này thực sự được sử dụng rộng rãi vào nửa sau TK.XX (trong tác phẩm của các nhạc sỹ John Cage, Penderecki...).
Có thể tham khảo các tác phẩm thế kỷ XX viết cho kèn trombone mà sử dụng kỹ thuật đa âm là: “Solo for Sliding Trombon” của John Cage (1958);
134
music” của Howad Buss (1976). Một số tác phẩm tiêu biểu của kèn đồng mà trong
đó tác giả sử dụng kỹ thuật đa âm có thể kể đến như: “Concertino cho horn và dàn
nhạc” của C.V.Weber, các hợp âm được viết trong phần Cadenza.Tuba diễn tấu hợp
âm trong tác phẩm của Wiliam Kraft (xem ví dụ 3.10).
Ví dụ 3.10: Tuba diễn tấu hợp âm trong tác phẩm của William Kraft
Để thực hiện được kỹ thuật đa âm này, địi hỏi nhạc cơng phải có sự luyện tập cơng phu, trong đó luyện tai nghe là cần thiết hàng đầu. Hiệu suất của việc diễn tấu hai nốt nhạc cùng một lúc là không tự nhiên đối với hầu hết người diễn tấu kèn đã quen với các dòng đơn âm. Việc thực hành đa âm rất có lợi cho sự phát triển hơn nữa các kỹ năng âm thanh. Thực hiện “hát” và diễn tấu trong cùng một thời gian dễ dàng hơn đối với các nhạc cụ đồng thấp (trombone, tuba), nhưng với sự luyện tập siêng năng, có thể đạt được hiệu quả đó trên trumpet.
Khi luyện tập cần có kỹ thuật cơ bản, kiểm soát tốt việc điều tiết hơi, diễn tấu với chất lượng hơi thở cần thiết để cho phép giọng nói và âm thanh mơi tồn tại cùng một lúc. Khi diễn tấu hợp âm, các nhạc công thường sử dụng bè hát cao hơn bè diễn tấu, một phần theo qn tính âm hát thường có xu hướng hướng tới âm cao theo tự nhiên, nên phần lớn các nhạc sỹ thường cho phần hát trong hợp âm phụ trách bè cao. Qua nhiều khảo sát của các nhà chuyên môn, khi cố gắng hát phần trầm thường gặp rất nhiều khó khăn.
135
● Glissando - Bent note (nốt uốn cong)
Glissando là kỹ thuật trượt vuốt nốt từ một cao độ này lên hoặc xuống một cao độ khác. Bent note (nốt uốn cong) là một nốt nhạc có sự đa dạng về cao độ.
Bent note là kỹ thuật biến đổi cao độ của một nốt lên cao hoặc xuống thấp hơn âm chuẩn bình thường. Trong kèn đồng, cả hai kỹ thuật này đều có thể được thực hiện bằng cách thay đổi mơi, khẩu hình cũng như cột hơi của người diễn tấu. Đối với horn, diễn tấu glissando bằng cách sử dụng hơi và môi chuyển nốt theo hệ thống các âm tự nhiên (xem ví dụ 3.11).
Đối với trumpet có nhiều cách để diễn tấu glissando: hoặc diễn tấu giống horn hoặc diễn tấu bằng cách sử dụng slide (trượt ống kèn) (xem ví dụ 3.12). Kèn tuba cũng được các tác giả vận dụng kỹ thuật này (xem ví dụ 3.13). Đối với kèn trombone, người diễn tấu thực hiện glissando hoặc bent note đơn giản bằng việc kéo thay đổi giữa các thế tay điều khiển thanh trượt (xem ví dụ 3.14). Bent note thường được sử dụng trong các tác phẩm âm nhạc đương đại, nhạc Jazz, Blue và Rock. Một số ví dụ mà kèn đồng diễn tấu glissando như trong “Lassus trombone” của Henry Fillmore (solo 3 trombone); “The Miraculous Mandarin Suite” của Bela Bartok bè horn & trombone diễn tấu glissando.
Ví dụ 3.11: Horn diễn tấu glissando trong “Extended Techniques for the Horn”
136
Ví dụ 3.12: Trumpet diễn tấu glissando ở trumpet bằng cách sử dụng slide
Ví dụ 3.13: Tuba diễn tấu glissando trong tác phẩm Capriccio của Penderecki
137
● Half valve playing (Kỹ thuật bấm nửa phím/nửa van)
Thực hiện kỹ thuật này, người diễn tấu khơng bấm sâu phím (van) xuống hẳn như bình thường mà chỉ bấm hờ. Tùy thuộc vào độ sâu nơng người diễn tấu bấm phím đó mà hiệu ứng âm thanh cho ra sẽ khác nhau (nốt rè, nốt khác cao độ), có thể tạo ra 1/4 cung. Kỹ thuật này hoạt động tùy thuộc vào từng nhạc cụ đồng, không áp dụng cho tất cả các nhạc khí kèn đồng (khơng áp dụng cho trombone). Sự xuất hiện kỹ thuật này trong nhiều tác phẩm âm nhạc khác nhau, trong các giai đoạn khác nhau cho thấy nhiều nhạc sỹ rất quan tâm tới một trong những kỹ thuật mở rộng đặc biệt này. Ngoài ra kỹ thuật này hỗ trợ rất hiệu quả cho kỹ thuật glissando (Xem ví dụ 3.15).
Ví dụ 3.15: Trumpet diễn tấu half valve trong tác phẩm “The first voice” của FrankTichelli
● Growling (gầm gừ)
Đây là một kỹ thuật khi người nhạc công hát vào nhạc cụ để thay đổi chất lượng âm thanh. Tiếng gầm gừ được sử dụng chủ yếu trong diễn tấu nhạc Rock và Blues, nó cũng thường được sử dụng trong nhạc Jazz, khá phổ biến trong gia đình nhạc cụ woodwind, đặc biệt là saxophone, mặc dù nó cũng thường được sử dụng trên các nhạc cụ đồng. Kỹ thuật này thường được sử dụng trong âm nhạc của các nhạc sỹ như Ben Webster, Illinois Jacquet và Earl Binto, nó tạo ra hiệu ứng trong phong cách âm nhạc mới lạ.
Tiếng gầm gừ mang lại cho âm thanh của người biểu diễn một âm sắc trầm, buồn, khó chịu, kết quả chủ yếu từ tiếng ồn xào xạc và các hiệu ứng phụ mong
138
muốn được tạo ra. Growling sử dụng dây thanh âm của người diễn tấu chứ không phải lưỡi để tạo ra âm thanh rùng rợn. Cần thực hành để phát triển kỹ thuật này vì dây thanh âm thường không được tham gia khi diễn tấu. Kỹ thuật gầm gừ đáp ứng chậm hơn nhiều so với kỹ thuật rung lưỡi vì khoảng cách giữa cổ họng và miệng. (Xem ví dụ 3.16).
Ví dụ 3.16: Trumpet diễn tấu kỹ thuật growl trong tác phẩm dàn nhạc “Incredibles 2” của Michael Giacchino
● Air tone (âm khơng khí)
Là kỹ thuật chỉ thổi hơi vào kèn và bấm phím mà khơng phát ra nốt nhạc, nhằm tạo ra hiệu ứng như gió thổi. Chúng ta có thể gặp kỹ thuật này trong tác phẩm “Nachtwandler” dành cho giọng hát, violin, flute, trumpet, bassoon, clarinet, drums của Schoenberg. Trong tác phẩm này, tác giả dùng rất nhiều các kỹ thuật mở rộng để thể hiện nội dung âm nhạc của mình. Có lúc ơng dùng bassoon sau đó là trumpet sử dụng Air tone để tạo hiệu ứng mơ tả tiếng gió, tiếng gầm gừ (tác phẩm này đã từng được các nghệ sĩ người Đức biểu diễn tại Nhạc viện TP. Hồ Chí Minh)
139