2.2. Thực tiễn thi hành pháp luật về bảo vệ tài nguyên du lịch
2.2.3. Nguyên nhân của những bất cập, hạn chế trong việc bảo vệ tà
được tầm quan trọng của việc bảo vệ tài nguyên du lịch khiến việc tu sửa, bảo tồn, phát triển gặp khó khăn. Tài nguyên và mơi trường đang có sự suy giảm do khai thác, sử dụng thiếu hợp lý và những tác động của thiên tai ngày càng tăng, diễn ra ở nhiều vùng, nhiều địa phương trên cả nước.
Nhiều tài nguyên có tiềm năng khai thác nhưng do bị mai một, lãng quên và bị hủy hoại nên vẫn bỏ ngỏ. Do vậy, các cơ quan chức năng cần có những giải pháp cụ thể nhằm nâng cao ý thức, trách nhiệm của người dân trong việc bảo vệ tài nguyên du lịch. Có như vậy, tài nguyên du lịch mới được giữ gìn và phát triển. Đây cũng là vấn đề cấp thiết cần được quan tâm trong công cuộc xây dựng và phát triển ngành cơng nghiệp khơng khói này.
2.2.3. Ngun nhân của những bất cập, hạn chế trong việc bảo vệ tài nguyên du lịch nguyên du lịch
Ngoài nguyên nhân từ những tồn tại trong quy định của pháp luật về bảo vệ tài nguyên du lịch ở Việt Nam như đã phân tích ở trên, sự bất cập, hạn chế trong việc bảo vệ tài nguyên du lịch còn bắt nguồn từ những nguyên nhân sau:
Thứ nhất, công tác tuyên truyền, giáo dục ý thức bảo vệ tài nguyên du lịch cho người dân cịn hạn chế.
Cơng tác tun truyền nhằm nâng cao ý thức người dân trong việc bảo vệ tài nguyên du lịch đã được thực hiện nhưng kết quả mang lại còn hạn chế. Bên cạnh những người chấp hành nghiêm chỉnh theo luật pháp, ra sức giữ gìn, bảo vệ tài nguyên du lịch vẫn cịn khơng ít người khơng tn theo quy định pháp luật, vẫn phá hoại tài nguyên.
Hiện nay việc tuyên truyền, giáo dục người dân về vai trò của tài nguyên du lịch đối với sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước và giá trị của
82
nó mới chỉ được tuyên truyền, phổ biến trong các cuộc họp, hội nghị hoặc phần nào nhắc tới qua các phương tiện thông tin đại chúng như báo, đài, internet,… nhưng khơng có sự nhấn mạnh, chưa có biện pháp tun truyền cụ thể, sâu rộng đến mọi tầng lớp nhân dân. Mặt khác, không phải bất cứ ai cũng đi họp hay mọi người đều thường xuyên tiếp cận với internet hay nghe các thông tin tuyên truyền về việc bảo vệ tài nguyên du lịch. Từ thực tế này dẫn đến, người dân chưa có ý thức cao trong việc bảo vệ, phát triển tài nguyên. Do vậy, một bộ phận người dân đã có hành vi xâm phạm, phá hoại tài nguyên như: vất rác vừa bãi ở các khu di tích, danh lam thắng cảnh, đổ nước thải trực tiếp ra sông ngồi, ao hồ, gây mất vệ sinh, ơ nhiễm tài ngun,…
Vì khơng nhận thức được tầm quan trọng của tài nguyên du lịch nên một số người đã không ngừng xâm hại đến nó. Đây là nguyên nhân dẫn đến tài nguyên du lịch của nước ta đang ngày càng bị mai một dần, cạn kiệt dần.
Thứ hai, công tác kiểm tra, thanh tra, giám sát việc bảo vệ tài nguyên du lịch chưa được tiến hành thường xuyên
Công tác quản lý nhà nước về du lịch chưa thật sự chặt chẽ và cịn khá nhiều bất cập. cơng tác quy hoạch và thực hiện quy hoạch phát triển du lịch thực hiện chậm. Việc khai thác và sử dụng tài nguyên du lịch được kiểm tra, giám sát nhưng chất lượng kiểm tra, giám sát chưa được tốt ở một số địa phương. Tần suất lập báo cáo hiện nay không đáp ứng được yêu cầu cần xử lý ngay những sai phạm trong việc bảo vệ tài nguyên du lịch. Mặt khác, chất lượng nguồn nhân lực trong công tác quản lý, bảo vệ, xử lý vi phạm còn yếu. Các sở,ban ngành chủ chốt thường thiếu nguồn nhân lực, không được đào tạo đầy đủ và không đủ thẩm quyền để giám sát và xử lý vấn đề một cách hiệu quả. Nhận thức về vai trò và sự phát triển bền vững du lịch của cộng đồng và chính quyền các cấp đặc biệt là các doanh nghiệp chưa theo kịp với yêu cầu hội nhập. Các doanh nghiệp kinh doanh du lịch hầu hết thuộc hạng vừa và nhỏ, năng lực
83
quản lý cịn yếu kém. Cơng tác quản lý tài nguyên du lịch còn bất cập. Sự phân cấp ngành trong công tác quản lý mơi trường du lịch cịn chưa thực sự rõ ràng, rành mạch dẫn đến sự không thống nhất, chồng chéo trong hoạt động giám sát, kiểm tra, xử phạt hành chính trong lĩnh vực mơi trường.
Thứ ba, tốc độ gia tăng các loại hình du lịch dịch vụ.
Việc tăng nhanh về số lượng các khu du lịch, các cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch đã làm thu hẹp diện tích đất tự nhiên, đặc biệt là diện tích đất nơng nghiệp dẫn đến giảm diện tích đất ngập nước, phá rừng lấy đất gây xói mịn, rửa trôi... Phát triển du lịch ở khu vực ven biển với hệ thống đường giao thông, các khách sạn, sân golf... cũng là một trong những nguyên nhân làm tăng nhu cầu khai thác cát, giảm diện tích rừng phịng hộ ven biển dẫn đến nguy cơ gây xói mịn bờ biển, gây ra các hiện tượng cát bay và các hình thức suy thối đất khác. Rác thải sinh hoạt trong khn viên các điểm du lịch được quét dọn hằng ngày và thu gom vào các thùng rác công cộng để đưa đi xử lý, tuy nhiên xung quanh một số điểm du lịch hiện tượng vứt rác bừa bãi vẫn còn diễn ra ở nhiều nơi. Tại các khu du lịch biển, rác thải do sóng biển đánh dạt vào và do các cơ sở kinh doanh thải ra chưa được thu gom triệt để làm mất mỹ quan không gian du lịch.
84
Kết luận chương 2
Việt Nam là quốc gia được thiên nhiên ưu đãi tạo ra nhiều cảnh quan thiên nhiên đẹp vô cùng với những tài sản cô cùng quý giá. Đây là những tài sản để phát triển ngành Du lịch phát triển mạnh mẽ, làm giàu cho đất nước. Để khai thác những điều kiện thuận lợi đó thì pháp luật Việt Nam đã có những quy định riêng về bảo vệ tài nguyên du lịch. Các quy định về bảo vệ tài nguyên du lịch được quy định trong nhiều văn bản pháp luật khác nhau nhưng quy định chung nhất tại Luật Du lịch năm 2005. Pháp luật đã có những quy định về bảo vệ tài nguyên du lịch đem lại những thành tựu đáng ghi nhận, góp phần bảo vệ tài nguyên du lịch tránh được tác động xấu, hành vi xâm phạm. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đạt được của pháp luật về bảo vệ tài nguyên du lịch cũng có những bất cập, hạn chế nhất định. Bên cạnh đó, q trình thực hiện pháp luật bảo vệ tài nguyên du lịch cũng gặp những khó khăn, vướng mắc vì nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó chủ yếu là nguyên nhân chủ quan.
85 Chương 3
MỘT SỐ KIẾN NGHỊ, ĐỀ XUẤT NHẰM HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ BẢO VỆ TÀI NGUYÊN DU LỊCH VIỆT NAM