Du lịch là một ngành kinh tế tổng hợp mà sự phát triển của nó gắn liền với tài nguyên du lịch. Tài nguyên du lịch phong phú đồng nghĩa với việc nền kinh tế du lịch phát triển và ngược lại nếu tài nguyên du lịch bị suy thoái và ngày càng mai một kéo theo sự đi xuống của hoạt động du lịch, đồng thời làm ảnh hưởng tới sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Nếu như điểm du lịch có tài nguyên du lịch đa dạng và đảm bảo chất lượng thì sẽ kích thích được thị hiếu của khách du lịch và giúp cho nền kinh tế ở đó phát triển hơn. Chỉ những nơi có nguồn tài nguyên du lịch phong phú và vẫn giữ nguyên được những nét đặc trưng mới có thể tạo được sức cạnh tranh khi thu hút du khách. Từ đó các đơn vị kinh doanh dịch vụ du lịch, cộng đồng dân cư địa phương mới có thể thu lợi từ du lịch. Hiện nay, do q trình đơ thị hóa, cơng nghiệp hóa, dân số ngày càng gia tăng và có xu hướng chạy theo lợi nhuận dẫn tới việc khai thác và sử dụng quá mức, làm suy thoái và cạn kiệt nguồn tài nguyên du lịch, nhiều nơi những bản sắc văn hóa tốt đẹp -chính là một nguồn của tài nguyên du lịch nhân văn đã bị mất đi hoặc biến dạng gây ảnh hưởng không nhỏ tới sự phát triển của ngành Du lịch địa phương nói riêng và cả nước nói chung.
Nhận thức được tầm quan trọng của ngành Du lịch đối với sự phát triển của nền kinh tế-xã hội, Đảng và Nhà nước ta đã có chủ trương: Phát triển du lịch trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn trên cơ sở khai thác có hiệu quả lợi thế về điều kiện tự nhiên, sinh thái, truyền thống văn hóa lịch sử, huy động tối đa nguồn lực trong nước và tranh thủ sự hợp tác, hỗ trợ quốc tế, góp phần
86
thực hiện cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Từng bước đưa nước ta trở thành một trung tâm du lịch có tầm cỡ của khu vực, phấn đấu sau năm 2010 du lịch Việt Nam được xếp vào nhóm quốc gia có ngành du lịch phát triển trong khu vực...
Như vậy, bảo vệ tài nguyên du lịch không chỉ là nhiệm vụ cấp bách của ngành Du lịch mà còn là nhiệm vụ của các cấp, các ngành, toàn xã hội, của quốc gia để phát triển ngành du lịch bền vững, nâng cao đời sống xã hội. Do đó, cần phải hồn thiện hệ thống pháp luật về bảo vệ tài nguyên du lịch vì những lý do sau đây:
Thứ nhất, Việt Nam là quốc gia có tiềm năng du lịch phong phú.
Với 8 khu dự trữ sinh quyển thế giới (đứng đầu các nước Đông Nam Á) và 9 di sản được UNESCO công nhận là di sản thế giới như Vịnh Hạ Long, Thánh địa Mỹ Sơn, Phố cổ Hội An và Cố đô Huế… cùng rất nhiều kiệt tác văn hóa phi vật thể của nhân loại như Khơng gian văn hóa Cồng Chiêng Tây Nguyên, quan họ Bắc Ninh, ca Trù…, nên Việt Nam được đánh giá là một trong những quốc gia ở Châu Á - Thái Bình Dương có tiềm năng lớn về du lịch. Muốn khai thác có hiệu quả tiềm năng này cùng với việc đầu tư cơ sở hạ tầng, nâng cao chất lượng dịch vụ, đào tạo nguồn nhân lực và đẩy mạnh quảng bá, tiếp thị du lịch, chúng ta càng phải chú trọng hơn nữa công tác bảo vệ nguồn tài nguyên du lịch tránh khỏi sự suy thoái và mai một hướng tới một nền du lịch lành mạnh, hội nhập nhưng vẫn giữ được những giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc.
Thứ hai, du lịch đóng vai trị quan trọng trong nền kinh tế, bảo vệ tài nguyên du lịch để phát triển du lịch bền vững cũng là góp phần phát triển
kinh tế, nâng cao đời sống người dân.
Du lịch phát triển đã góp phần tăng tỷ lệ GDP của ngành Du lịch trong khu vực dịch vụ. Ở đâu du lịch phát triển, ở đó diện mạo đơ thị, nơng thôn
87
được chỉnh trang, sạch đẹp hơn, đời sống nhân dân được cải thiện rõ rệt như Sapa (Lào Cai), Hạ Long (Quảng Ninh), Cát Bà (Hải Phòng), Huế (Thừa- Thiên Huế), Hội An (Quảng Nam), Nha Trang (Khánh Hịa), Mỹ Sơn (Quảng Nam), Bình Châu (Bà Rịa -Vũng Tàu), mốt số địa phương khác…; Mặt khác, tạo khả năng tiêu thụ tại chỗ hàng hóa, dịch vụ, thúc đẩy các ngành khác phát triển; khôi phục các lễ hội và nghề thủ cơng truyền thống; góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở từng địa phương, tăng thu nhập của người dân, xóa đói, giảm nghèo và vươn lên làm giàu, mở rộng sự giao lưu giữa các vùng miền trong nước, giữa trong nước với nước ngồi. Ước tính hiện nay, hoạt động du lịch đã tạo ra việc làm cho hơn 500.000 lao động trực tiếp và khoảng 800.000 lao động gián tiếp cho nhiều tầng lớp dân cư, đặc biệt là thanh niên mới lập nghiệp và phụ nữ. Vì vậy, cần có cơ chế bảo vệ nguồn tài nguyên du lịch để tạo điều kiện cho ngành du lịch phát triển.
Thứ ba, du lịch nước ta đang đứng trước những thách thức to lớn do ô nhiễm mơi trường, suy thối giá trị văn hóa và ảnh hưởng tiêu cực từ quá trình hội nhập.
Du lịch là ngành kinh tế nhạy cảm với môi trường tự nhiên và xã hội. Du lịch được nhìn nhận như là một trong những ngành chịu ảnh hưởng lớn từ nhiều phía, khơng chỉ có điều kiện tự nhiên mà còn các vấn đề nan giải của điều kiện xã hội. Ở từng thời kỳ, sự tác động của các yếu tố này đến du lịch là khác nhau. Song trong giai đoạn hiện nay, cùng với sự phát triển cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, khơng chỉ các giá trị văn hóa -xã hội bị thay đổi mà mơi trường cũng có những biến đổi lớn theo hướng tiêu cực. Nhìn chung, nguồn tài nguyên du lịch của nước ta dưới sự tác động tiêu cực của các yếu tố kể trên đã có những hệ quả đáng lo ngại. Vì vậy, bảo vệ tài nguyên du lịch chính là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của ngành trong thời gian tới, cần có sự nỗ lực ứng phó với tác động tiêu cực của sự hội nhập của nền kinh tế, góp phần bảo đảm sự phát triển bền vững của ngành Du lịch Việt Nam.
88
Nói về sự tác động tiêu cực của yếu tố môi trường đối với tài nguyên du lịch của nước ta, theo báo cáo về phát triển con người 2007 - 2008 của Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP), nếu nhiệt độ trên trái đất tăng thêm 2 độ C, thì 22 triệu người ở Việt Nam sẽ mất nhà và 45% diện tích đất nông nghiệp ở vùng đồng bằng sông Cửu Long -vựa lúa lớn nhất của Việt Nam sẽ ngập chìm trong nước biển [37]. Nước biển dâng sẽ làm cho tài nguyên du lịch bị suy thoái, biến đổi, mất mát về lượng cũng như giá trị phục vụ. Điều này sẽ làm cho khả năng phát triển sản phẩm du lịch bị ảnh hưởng nghiêm trọng và tất yếu sẽ dẫn tới làm suy giảm các tiền đề phát triển du lịch biển đảo nói riêng và cả nước nói chung. Biến đổi khí hậu có thể dẫn đến năm nguy cơ lớn, giảm năng suất nơng nghiệp, gia tăng tình trạng thiếu nước, thời tiết cực đoan, các hệ sinh thái tan vỡ và bệnh tật sẽ gia tăng. Những tác hại của biến đổi khí hậu khơng chỉ tác động đến sự phát triển kinh tế -xã hội của đất nước mà còn ảnh hưởng rất lớn đến các hoạt động du lịch. Biến đổi khí hậu tác động trực tiếp tới phát triển du lịch thể hiện ở ba hình thức: tác động đến tài nguyên du lịch (tài nguyên du lịch tự nhiên và tài nguyên du lịch nhân văn), tác dộng đến hệ thống cơ sở hạ tầng (đường xá, sân bay, bến cảng, đường sắt… hệ thống cung cấp điện nước, hệ thống thông tin liên lạc), các cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch; tác động đến các hoạt động du lịch như: nghĩ dưỡng, vui chơi giải trí và hoạt động lữ hành bị phụ thuộc nhiều vào điều kiện thời tiết, thậm chí các tour du lịch có thể bị hủy do điều kiện thời tiết xấu liên tiếp, bão lụt, lũ quét do biến đổi khí hậu gây ra.
Về sự tác động của yếu tố xã hội, hội nhập đến tài nguyên du lịch: Hiện nay cùng với sự hội nhập kinh tế bên cạnh những mặt tích cực mà hội nhập mang lại cho ngành Du lịch nói riêng và nền kinh tế nói chung nó cũng đặt ra câu hỏi lớn đối với nhà quản lý khi đem lại khơng ít những vấn đề tiêu cực, đặc biệt là tác động tiêu cực đến tài nguyên du lịch. Tuy là một quốc gia có nguồn
89
tài nguyên du lịch phong phú, được đánh giá là có tiềm lực du lịch mạnh. Song do hội nhập, nước ta thực hiện mở rộng giao lưu với các quốc gia khác, lượng khách du lịch cũng theo đó tăng lên, người dân cũng như các tổ chức kinh doanh dịch vụ du lịch có điều kiện phát triển kinh tế nhưng do sức cạnh tranh quá cao nên đôi khi họ bỏ qua sự tác động tiêu cực này mà khai thác bừa bãi, cạn kiệt và trách nhiệm của các bên không rõ ràng dẫn tới nguy cơ suy thoái nhanh giá trị của tài nguyên. Việc khai thác thường xun mà khơng có sự trùng tu, chiến lược bảo vệ dài lâu dẫn đến việc các tài nguyên du lịch mất đi giá trị vốn có của nó, khách du lịch khơng được tiếp xúc với tài nguyên du lịch một cách đúng nghĩa như từ khi nó được hình thành. Mặt khác, sự xung đột về lợi ích kinh tế giữa các chủ thể kinh tế và các ngành, tầm nhìn ngắn hạn và hạn chế về công nghệ dẫn tới một số tài nguyên du lịch bị tàn phá, sử dụng sai mục đích… tác động tiêu cực đến sự phát triển du lịch bền vững.
Thứ tư, mặc dù xác định du lịch là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn thúc đẩy phát triển kinh tế nhưng hiện nay pháp luật về bảo vệ tài nguyên du lịch ở nước ta vẫn còn “thiếu” và “yếu”.
Mặc dù Việt Nam đã ban hành nhiều quy định về bảo vệ tài nguyên du lịch nhưng các quy định này còn tản mạn trong nhiều văn bản pháp luật khác nhau, khó áp dụng và tính khả thi chưa cao. Mặt khác, các nghĩa vụ đối với tài nguyên du lịch của các tổ chức và cá nhân khi tiến hành hoạt động du lịch cũng đã được quy định nhưng còn chung chung, đặc biệt cịn có q ít những nghĩa vụ đối với việc bảo vệ tài nguyên du lịch của du khách. Hơn nữa, đây chỉ là những quy định chung mà chưa có chế tài pháp luật cụ thể để ràng buộc họ. Không thúc đẩy được sự phát triển du lịch theo đúng hướng mà những quy định này còn hạn chế sự phát triển du lịch của nước ta. So với các nước có tiềm năng phát triển du lịch trên khu vực thì du lịch nước ta có phần tụt hậu hơn. Một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên là do pháp luật nước ta chưa hoàn chỉnh nên chưa thúc đẩy được sự phát triển của du lịch.
90
Có thể nói, để phát triển du lịch bền vững, trước hết chúng ta cần có cơ chế xây dựng và hồn thiện hệ thống pháp luật về bảo vệ tài nguyên du lịch. Những quy định này sẽ như là một khung pháp lý quy định quyền và nghĩa vụ cụ thể của các chủ thể tham gia vào lĩnh vực du lịch. Bên cạnh đó cịn giúp khai thác tài nguyên du lịch một cách hợp lý và hiệu quả, tránh được việc khai thác tài nguyên bừa bãi, không đem lại hiệu quả kinh tế mà còn làm cho nguồn tài nguyên du lịch này bị suy thối. Nếu có một hệ thống pháp luật vững chắc thì sẽ tạo điều kiện thuận lợi hơn để phát triển du lịch, qua đó quảng bá hình ảnh của Việt Nam đến bạn bè thế giới.
3.2. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật về bảo vệ tài nguyên du lịch ở Việt Nam