Tất cả các cơ chế đều có tỉ lệ mất gói thấp, ngay cả trong trường hợp tải lớn nhất (số luồng là 300) thì con số này nhỏ hơn 0.6%. Điều này có được là nhờ các cơ chế sử dụng điều khiển mờ để kiểm soát hàng đợi, để hàng đợi tức thời có giá trị xoay quanh hàng đợi tham chiếu, nên giữ được sự ổn định chiều dài hàng đợi, kéo theo sự biến thiên độ trễ nhỏ nên tỉ lệ mất gói thấp.
Trong tất cả các trường hợp FEM ln có tỉ lệ mất gói cao nhất và FNNREM có tỉ lệ mất gói thấp nhất. Điều này là do bộ điều khiển mờ của FEM sử dụng hệ mờ Mamdani hàm thuộc tam giác cùng với các tham số của hệ mờ của nó chưa được tối ưu. Ngược lại, do FNNREM có hệ mờ Sugeno hàm thuộc hình chng có 9 miền giá trị và các tham số mờ được tối ưu nên FNNREM có tỉ lệ mất gói thấp nhất.
Các đường biểu diễn tỉ lệ mất gói tin trên đồ thị có sự phân nhóm theo cơ chế truyền thống RED và REM. Các cơ chế cải tiến cơ chế REM (FUZREM, FLREM, FNNREM) xác định xác suất đánh dấu gói dựa trên chiều dài hàng đợi và tải nạp, nên có tỉ lệ mất gói thấp hơn so với các cơ chế cải tiến RED (FEM, FLRED, FNNRED) chỉ dựa trên yếu tố chiều dài hàng đợi.
Đồng thời, trong mỗi nhóm lại có sự sắp xếp các đường theo việc sử dụng bộ điều khiển mờ để cải tiến cơ chế cùng một cơ chế. Đường biểu diễn tỉ lệ mất gói của cơ chế sử dụng bộ điều khiển mờ thích nghi AFC ln dưới đường biểu diễn tỉ lệ mất gói của cơ chế dùng bộ điều khiển mờ truyền thống và luôn trên đường biểu diễn tỉ lệ mất gói của cơ chế dùng bộ điều khiển mờ tối ưu FNN.
Điều này chứng tỏ rằng, tỉ lệ mất gói tin của các cơ chế AQM trong mô phỏng phụ thuộc rất lớn vào các bộ điều khiển mờ mà nó sử dụng. Từ đồ thị trên Hình 3.26, thấy rằng khi cải tiến cùng một cơ chế truyền thống (RED, REM) thì cơ chế nào dùng bộ điều khiển mờ thích nghi AFC sẽ có tỉ lệ mất gói thấp hơn so với cơ chế dùng bộ điều khiển mờ truyền thống, nhưng lại có tỉ lệ mất gói cao hơn so với các cơ chế dùng bộ điều khiển mờ tối ưu FNN.
3.11.2. Đánh giá sử dụng đường truyền của cơ chế FNNRED và FNNREM
Đồ thị trong Hình 3.27 biểu diễn số liệu trong Bảng B.7 và Bảng B.8 của Phụ lục B, thể hiện mức độ sử dụng đường truyền của các cơ chế quản lý hàng đợi tích cực có sử dụng các bộ điều khiển mờ. Khả năng tận dụng đường truyền của các cơ chế đều tăng khi kích thước hàng đợi và số luồng kết nối tăng.
Trong tất cả các trường hợp, hầu hết tất cả các cơ chế đều có mức độ sử dụng đường truyền trên 86%, cơ chế FUZREM ln có mức độ sử dụng đường truyền thấp nhất và cơ chế FNNREM ln có mức độ sử dụng đường truyền cao nhất. Kết quả này cho thấy hiệu quả sử dụng của các cơ chế khi có dùng bộ điều khiển mờ tối ưu FNN, khi hai cơ chế
FUZREM và FNNREM cùng cải tiến cơ chế REM nhưng sử dụng các bộ điều khiển mờ khác nhau, trong khi FUZREM dùng điều khiển mờ truyền thống thì FNNREM dùng điều khiển mờ tối ưu.
(% ) tru yền đư ờn g dụ ng sử độ M ức
a) Mức sử dụng đường truyền theo chiều dài hàng đợi (% ) tru yề n đư ờn g dụ ng sử độ M ức
b) Mức độ sử dụng đường truyền theo số luồng kết nối