- Nguyên nhân gây loét ban đầu: loét liên quan đến Herpes có kết quả thành công cao nhất, 100% (14/14 mắt) đều ở mức độ tốt.
- Cơ chế gây LGMKHG trong đối tượng nghiên cứu chủ yếu là viêm bề mặt nhãn cầu và loét do thần kinh dinh dưỡng.
- Trong các tổn thương phối hợp, tổn thương màng phim nước mắt, cảm giác GM có mối liên quan rõ nhất đến thành công của PT.
+ Hệ số tương quan giữa chế tiết nước mắt với thời gian liền biểu mô là r = 0,36, với tình trạng diện ghép là r = -0,47, và với thị lực sau PT 6 tháng là r = 0,46, đều có ý nghĩa thống kê.
+ Thời gian liền biểu mô của 14 mắt vừa giảm chế tiết nước mắt (test Schirmer I ≤ 5mm) và vừa có rối loạn chức năng tuyến Meibomius cao hơn có ý nghĩa thống kê so với nhóm còn lại.
+ Thời gian liền biểu mô của các mắt có giảm cảm giác GM dài hơn có ý nghĩa thống kê so với nhóm còn lại.
Các yếu tố khác như tổn thương vùng rìa, mủ tiền phòng ảnh hưởng không rõ ràng đến thời gian liền ổ loét.
- Thời gian loét GM cũng có mối liên quan đến thời gian liền ổ loét với hệ số tương quan r = 0,35 và liên hệ này là có ý nghĩa thống kê. Tương quan này rõ nhất ở nhóm loét GM do Herpes với r = 0,69.
- Việc lưu giữ tấm BMCR ở điều kiện -80oC trong 6 tháng vẫn đảm bảo chất lượng để sử dụng ghép trên lâm sàng.
KIẾN NGHỊ
- Mở rộng nghiên cứu trên số lượng bệnh nhân lớn hơn để có thể đánh giá chính xác hơn hiệu quả của phương pháp.
- Tiến hành ghép tấm BMCR trên đối tượng LGMKHG liên quan đến thiếu hụt tế bào gốc vùng rìa và đánh giá kết quả.
- Tìm kiếm loại giếng nuôi cấy có đáy bằng chất liệu mềm, mỏng hơn để có thể ghép trên diện tổn thương rộng của GM.
- Xây dựng quy trình chuẩn từ nuôi cấy đến áp dụng trên lâm sàng để có thể sử dụng phương pháp này ở các tuyến khác nhau.
- Phát triển nghiên cứu dung dịch tách chiết BMCR nuôi cất (extraction solution) để sử dụng như một thuốc nhỏ mắt tăng liền biểu mô trên lâm sàng.