Tình trạng tổn thương trước phẫu thuật

Một phần của tài liệu Ngiên cứu sử dụng tấm biểu mô cuống rốn nuôi cấy điều trị loét giác mạc khó hàn gắn tom tat (Trang 25 - 26)

Kích thước và độ sâu của ổ loét: Hệ số tương quan giữa kích thước và độ sâu của ổ loét với một số yếu tố kết quả của phương pháp (thời gian liền biểu mô, tình trạng diện ghép) đều khá thấp (r < 0,32) và không có ý nghĩa thống kê (p > 0,05). Chứng tỏ tình trạng ổ tổn thương khó hàn gắn trước PT không giúp tiên lượng được kết quả sau khi ghép tấm biểu mô nuôi cấy. Tuy nhiên khi đánh giá mối liên quan giữa độ sâu ổ loét với thị lực sau PT cho thấy hệ số tương quan nghịch ở mức độ trung bình (r = - 0,4, có ý nghĩa thống kê). Theo chúng tôi, điều này là do độ sâu của ổ loét có liên quan chặt chẽ đến quá trình tạo sẹo (đặc biệt là sự sắp xếp của các lớp collagen của nhu mô), cũng như tình trạng loạn thị không đều của GM nên ảnh hưởng đến thị lực sau điều trị, và có thể là yếu tố hữu ích giúp tiên lượng thị lực sau PT.

Các tổn thương phối hợp

Tình trạng phim nước mắt đóng vai trò quan trọng trong kết quả PT. Thời gian liền biểu mô có tương quan ở mức độ trung bình với chế tiết nước mắt (r = 0,36, có ý nghĩa thống kê). Thời gian liền biểu mô của 14 mắt vừa giảm chế tiết nước mắt và rối loạn chức năng tuyến Meibomius là 10,1 ± 5,5 ngày, cao hơn so với nhóm bệnh nhân còn lại là 7,8 ± 4,1 ngày ( p<0,05). Đối với tình trạng diện GM ghép, chế tiết nước mắt cũng có mối liên hệ mức độ trung bình, đặc biệt là ở thời điểm 1 tháng (r = - 0,47, p< 0,001). Kết quả này chứng tỏ nước mắt không chỉ ảnh hưởng đến tốc độ liền biểu mô mà còn ảnh hưởng đến chất lượng

của quá trình làm sẹo của GM, nhất là giai đoạn sớm. Các kết quả trên cũng giải thích sự mối liên hệ giữa chế tiết nước mắt với mức độ thị lực sau PT (r = 0,46, p < 0,05).

Chúng tôi không có dụng cụ để lượng hóa tình trạng giảm cảm giác GM, tuy nhiên trong nghiên cứu số lượng bệnh nhân có biểu hiện này là khá cao (56,8%, 21/37 mắt). Thời gian liền biểu mô của nhóm có giảm cảm giác GM là 10,2 ± 4,7 ngày, dài hơn có ý nghĩa thống kê so với các mắt còn lại (p < 0,05), chứng tỏ vai trò của yếu tố thần kinh cảm giác trong quá trình liền biểu mô.

Suy giảm tế bào gốc vùng rìa trong nghiên cứu chưa có ảnh hưởng rõ đến thời gian liền biểu mô. Thời gian liền biểu mô của nhóm có mủ tiền phòng và nhóm còn lại cũng không có khác biệt.

Một phần của tài liệu Ngiên cứu sử dụng tấm biểu mô cuống rốn nuôi cấy điều trị loét giác mạc khó hàn gắn tom tat (Trang 25 - 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(28 trang)