Hạn chế trong việc xây dựng và phát triển đội ngũ cán bộ người dân tộc Khmer ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN XAY DUNG đội NGŨ CÁN BỘ NGƯỜI DÂN TỘC KHEMER Ở VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG (Trang 27 - 31)

Tình hình đội ngũ cán bộ người Khmer ở đồng bằng sơng Cửu Long vẫn cịn nhiều điểm cần quan tâm. Qua tiến hành khảo sát ở một số tỉnh như: Cà Mau, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Vĩnh Long cho thấy:

- Trình độ của đội ngũ cán bộ chưa đáp ứng được yêu cầu trong thời kỳ mới. Về trình độ văn hố, đa số chỉ mới có trình độ cấp II, chỉ có khoảng 10% có trình

độ cấp III, vẫn cịn khoảng 20% cán bộ có trình độ tiểu học; cán bộ Mặt trận và đồn thể có trình độ văn hố cấp III chỉ chiếm 15%, đa số cịn ở trình độ văn hố cấp II (74%), còn lại là cấp I. Về trình độ lý luận chính trị, có một số mới học qua trình độ trung cấp lý luận chính trị, nhưng do học vấn thấp nên khả năng tiếp thu rất hạn chế, phần lớn mới học qua chương trình sơ cấp. Về trình độ chun mơn, đa số cán bộ chính quyền chưa được đào tạo chuyên môn nghiệp vụ, mà chỉ mới trải qua một số lớp tập huấn ngắn ngày. Một số cán bộ dân tộc Khmer chưa thạo tiếng Kinh nên rất khó khăn khi tiếp thu các kiến thức văn hoá, lý luận và khoa học - kỹ thuật.

- Về cơ cấu dân tộc, số cán bộ dân tộc Khmer tham gia các chức danh Bí thư, Chủ tịch và chuyên mơn cịn ít, chủ yếu là cơng tác Mặt trận và đoàn thể. Cán bộ nữ tham gia các cơ quan hệ thống chính trị cấp xã chỉ có khoảng 2-3%, chưa nơi nào có phụ nữ làm Bí thư hoặc Chủ tịch xã. Tuổi đời của cán bộ ở “các xã đặc biệt khó khăn” nhìn chung khá cao, hầu hết từ 40-55 tuổi. Số cán bộ dưới 30 tuổi chỉ chiếm một tỷ lệ ít. Nhiều nơi vẫn sử dụng một số lượng lớn cán bộ về hưu tham gia bộ máy Đảng, chính quyền, mặt trận và đồn thể.

- Về năng lực: Trình độ hạn chế đã ảnh hưởng trực tiếp đến năng lực hoạt động của cán bộ, chủ yếu lãnh đạo - quản lý bằng kinh nghiệm, kém về khả năng tư duy và tổ chức triển khai các chủ trương, chính sách của Đảng, các dự án của Nhà nước. Nhiều nơi cán bộ xã phải dựa vào sự giúp đỡ của cán bộ huyện theo kiểu “cầm tay chỉ việc”, tạo nên sự ỷ lại, thiếu năng động, sáng tạo. Cũng do thiếu trình độ để hướng dẫn nhân dân, nên năng lực vận động quần chúng không cao, thường sử dụng biện pháp hành chính mệnh lệnh. Có nơi, do cán bộ xã chưa nắm vững pháp luật nên khi thi hành công vụ đã xảy ra sai phạm, xâm hại đến quyền lợi vật chất và tinh thần của đồng bào dân tộc.

- Về phẩm chất đạo đức và phẩm chất chính trị: Nhìn chung số đơng cán bộ dân tộc Khmer đều chất phác, cần cù, chịu khó, trung thành với sự nghiệp cách mạng của Đảng và nhân dân ta, có ý thức xây dựng khối đại đồn kết dân tộc. Nhưng cũng có trường hợp do trình độ học vấn thấp và trình độ lý luận hạn chế, nên nhiều khi chưa hiểu thật rõ đúng sai. Đáng chú ý nhất là các biểu hiện tư tưởng tự ti và tự trọng, thiếu chí tiến thủ, nặng ỷ lại vào cấp trên.

- Về công tác cán bộ, từ tạo nguồn, quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng đến sử dụng cán bộ đều có những bất cập. Nguồn cán bộ có chất lượng để cung cấp cho từng cấp thiếu nhiều do trình độ dân trí thấp, ít có học sinh thi vào các trường cao đẳng, đại học và trung học chuyên nghiệp. Nguồn tại chỗ được phát triển từ cán bộ đảng viên, đồn viên, hội viên cũng khơng thuận bởi sự phấn đấu của người Khmer chưa cao. Điển hình như: huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau. (với xã Khánh Hưng, tồn xã có 131 đảng viên, nhưng chỉ có 6 đảng viên người Khmer; xã Khánh Bình Tây có 7 đảng viên Khmer / 120 đảng viên toàn xã). huyện Hồng Dân, tỉnh Bạc Liêu (xã Lộc Ninh có 9 đảng viên Khmer / 69 đảng viên toàn xã; xã Hưng Hội, có 13 đảng viên Khmer /42 đảng viên)…. Do thiếu cán bộ nên nhiều nơi buộc phải điều động, luân chuyển cán bộ từ tỉnh về huyện, huyện về tăng cường cho cấp xã,v.v….

- Chế độ hỗ trợ, chính sách: do chưa có chế độ đặc thù riêng cho cán bộ cơ sở người Khmer nên việc thực hiện các chế độ, chính sách khơng nhất quán giữa các tỉnh. Tùy thuộc vào ngân sách được cấp mà mỗi tỉnh xây dựng chế độ hỗ trợ, chính sách khác nhau cho đội ngũ cán bộ người Khmer trong công tác, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, cơng chức.

Nhận thức của một số cấp ủy đảng, chính quyền địa phương ở một số nơi về chính sách cán bộ dân tộc chưa thật sự quan tâm đúng mức, cịn mang tính chủ quan, chưa thấy rõ tầm quan trọng của công tác cán bộ dân tộc. Cán bộ, công chức, đảng viên người dân tộc thiểu số có đủ tiêu chuẩn, điều kiện để giới thiệu quy hoạch, bổ nhiệm còn thiếu về nguồn và đội ngũ kế thừa. Công tác quy hoạch, đào tạo cán bộ, công chức, đảng viên người dân tộc thiểu số tại cơ quan, đơn vị còn mang tính chủ quan, chưa định hướng chuyên ngành đào tạo và cơ sở đào tạo, dẫn đến một số cơ quan, đơn vị chưa hoàn thành chỉ tiêu theo quy định. Cán bộ, công chức, đảng viên người dân tộc thiểu số làm công tác chuyên môn ở các cơ quan, nhà nước cịn hạn chế, đặc biệt chỉ có cán bộ người dân tộc thiểu số ở cấp xã. Số lượng đã ít, nhưng trình độ cán bộ, cơng chức, đảng viên người dân tộc thiểu số cịn hạn chế, trình độ chun mơn từ trung cấp trở xuống.

Nhiều nơi chưa định lượng trong chính sách ưu tiên tuyển dụng cán bộ người dân tộc thiểu số gắn với tiêu chí cụ thể; chưa quy định rõ trách nhiệm của người đứng đầu cấp ủy, chính quyền địa phương và cơ quan, đơn vị trực tiếp sử dụng cán bộ…. Mặt khác, chính sách đào tạo, tuyển dụng và sử dụng cán bộ người dân tộc thiểu số khơng theo kịp thực tế dẫn đến tình trạng nhiều người dân tộc thiểu số đã qua đào tạo trình độ cao đẳng, đại học chưa có việc làm trong cơ quan nhà nước. Cơ chế ưu tiên trong tuyển dụng, sử dụng đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số chưa có tiêu chí rõ ràng, chưa lượng hóa thành chỉ tiêu cụ thể. Ðào tạo chưa gắn với tuyển dụng, dẫn đến tình trạng vừa thừa, vừa thiếu đội ngũ cán bộ chun mơn, cán bộ tại chỗ. Vẫn cịn cơ chế cạnh tranh chung trong thi tuyển dụng cán bộ, công chức, viên chức, thi nâng ngạch bậc, cả trong ứng cử, bầu cử vào cấp ủy và cơ quan dân cử… chưa tách ra thành cơ chế cạnh tranh chỉ tiêu riêng cho ứng viên là người dân tộc thiểu số trong từng chỉ tiêu cụ thể.

So với mặt bằng chung của vùng, đời sống của đồng bào dân tộc Khmer vẫn cịn khó khăn. Một trong những ngun nhân là do thiếu nguồn nhân lực dân tộc thiểu số để làm công tác tuyên truyền, vận động người dân thay đổi tập quán, thói quen cũ để phát triển sản xuất, nâng cao đời sống. Hiện nay, ở mọt số nơi của vùng chỉ có người lớn tuổi tham gia phụ trách đoàn thể của địa phương. Thanh niên trẻ người dân tộc hầu như không tham gia các hoạt động tại cơ sở. Nguyên nhân là sau khi tốt nghiệp trung học phổ thông, các em đã vào học đại học hoặc đi làm công nhân ở xa. Nếu tiếp tục học cao hơn, sau khi tốt nghiệp đại học, cao đẳng, hầu như thanh niên trong vùng không về địa phương cơng tác. Chính vì vậy mà hầu như các tỉnh vùng Đồng bằng Sơng Cửu Long ln gặp khó trong việc chuẩn bị nhân lực kế thừa hết nhiệm kỳ này đến nhiệm kỳ khác.

2.3. Một số giải pháp xây dựng và phát triển đội ngũ cán bộ người dântộc Khmer ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN XAY DUNG đội NGŨ CÁN BỘ NGƯỜI DÂN TỘC KHEMER Ở VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG (Trang 27 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(38 trang)
w