Một số giải pháp xây dựng và phát triển đội ngũ cán bộ người dân tộc Khmer ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN XAY DUNG đội NGŨ CÁN BỘ NGƯỜI DÂN TỘC KHEMER Ở VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG (Trang 31 - 38)

Để khắc phục những hạn chế, thiếu sót nêu trên và tiếp tục xây dựng, phát triển đội ngũ cán bộ người dân tộc Khmer ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Trong thời gian tới, đồng bằng sông Cửu Long cần tập trung vào một số giải pháp sau:

Một là, về lâu dài cần phải thực hiện tốt quy hoạch cán bộ. Quy hoạch dài

hạn 5-10 năm tới, mỗi chức danh cụ thể phải được xem xét cụ thể, xây dựng tiêu chuẩn phù hợp với đặc điểm tình hình dân tộc Khmer. Có những tiêu chuẩn quan trọng hàng đầu cần phải được đặc biệt chú ý đối với cán bộ dân tộc Khmer là: vừa phải thông thạo tiếng Kinh để thuận lợi trong tiếp thu tri thức văn hoá, khoa học kỹ thuật, vừa phải biết không ngừng nâng cao tiếng dân tộc mình. Rà sốt, đánh giá lại đội ngũ cán bộ hiện có để làm quy hoạch sát hợp. Những chức danh nào có thể cân đối được, những chức danh nào có nguy cơ khơng đủ nguồn cán bộ cần phải điều động, tăng cường, đào tạo cấp tốc và dài hạn. Phải trên cơ sở quy hoạch thật tốt thì

đào tạo, bồi dưỡng và sử dụng có hiệu quả, từng bước khắc phục các giải pháp tình thế, chắp vá lâu nay.

Hai là, tạo nguồn cán bộ Khmer bằng nhiều hình thức khác nhau. Như đã

biết, khó khăn của quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng và sử dụng cán bộ suy cho cùng có nguyên nhân sâu xa là thiếu nguồn. Vì vậy, tạo nguồn cán bộ là vấn đề có ý nghĩa sâu xa, quyết định đến xây dựng cán bộ bền vững, ổn định, lâu dài, vững chắc ở các xã đặc biệt khó khăn.

- Về nguồn lâu dài, phải chăm lo phát triển hệ thống giáo dục quốc dân ở đồng bằng sông Cửu Long, từ mầm non, tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông đến trung học chuyên nghiệp - dạy nghề và cao đẳng, đại học. Chỉ trên cơ sở một nền giáo dục phát triển thì mới có học sinh có trình độ, học vấn để cho đi đào tạo, bồi dưỡng và tuyển dụng vào các cơ quan bộ máy chính quyền cấp xã những nơi “đặc biệt khó khăn”. Chăm lo phát triển hệ thống các trường dân tộc nội trú, trường nội trú dân nuôi… để con em đồng bào các dân tộc được học tập. Đối với cấp huyện, cấp tỉnh trở lên thì cần tuyển dụng học sinh tốt nghiệp cao đẳng, đại học, nhưng đối với cấp xã thì lại hướng chú ý vào hệ thống các trường trung học chuyên nghiệp và dạy nghề. Vì vậy, cần cử tuyển một tỷ lệ thích đáng con em vào trường trung học chuyên nghiệp và dạy nghề để tạo nguồn trực tiếp cho cán bộ cấp xã.

- Về nguồn trước mắt, cần chú ý những đối tượng là thanh niên hoàn thành nghĩa vụ quân sự, bộ đội xuất ngũ… cho đi bồi dưỡng văn hố, sau đó đào tạo cơ bản, để cung cấp nguồn cán bộ cho chính quyền. Những nơi xã thiếu cán bộ nghiêm trọng cần tăng cường cán bộ từ huyện xuống cơ sở. Sử dụng tối đa số học sinh đã được học hết cấp II, cấp III đang còn ở các phum, sóc. Số này cần cho đi bồi dưỡng, tập huấn, rèn luyện ý thức chính trị, thấy tốt thì có thể gửi đi các trường chính trị huyện và tỉnh để đào tạo, bồi dưỡng.

Ba là, quan tâm chăm sóc cơng tác đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn phù hợp với

trình độ và đặc điểm cán bộ những nơi đặc biệt khó khăn. Đối với cán bộ trung niên, cao tuổi cần xem việc bồi dưỡng ngắn hạn là chính, những mặt nào cịn yếu, cịn thiếu thì tập trung bồi dưỡng, nâng cao. Đối với cán bộ nói chung thì tập trung đào tạo chuyên môn, hiểu biết những vấn đề về nông nghiệp - nông thôn và quản lý pháp luật quan trọng hơn là chỉ thuần tuý bồi dưỡng lý luận Mác-Lênin.

- Trong chương trình đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn đối với đội ngũ cán bộ dân tộc Khmer cũng cần chú ý phải thiết kế nội dung gọn, dễ hiểu, dễ học, dễ nhớ. Nội dung phải hướng vào rèn luyện các năng lực tổ chức thực tiễn quan trọng như năng lực quản lý dự án, năng lực kiểm tra… Cần xây dựng các bài tập tình huống thường nảy sinh ở địa bàn vùng đồng bào dân tộc Khmer như xử lý vấn đề dân tộc, tôn giáo, buôn lậu qua biên giới, xử lý tranh chấp đất đai… Tài liệu bồi dưỡng, tập huấn cho cán bộ dân tộc các xã đặc biệt khó khăn bao giờ cũng cần có hình ảnh minh hoạ, kể cả biên soạn bằng tiếng dân tộc Khmer. Lồng ghép giữa đào tạo văn hoá, đào tạo lý luận với các kiến thức khác, đặc biệt là quy chế dân chủ ở cơ sở xã, phường, thị trấn.

- Quy trình thơng thường trong đào tạo, bồi dưỡng cho cán bộ là đào tạo rồi mới bồi dưỡng, nhưng đối với cán bộ dân tộc do trình độ học vấn thấp thì phải đảo ngược lại, phải bồi dưỡng kiến thức văn hố trước sau đó mới cho đi đào tạo. Mặt bằng kiến thức văn hố cấp 1, cấp 2 và chưa thơng thạo tiếng Kinh thì khó có thể tiếp thu được nội dung, chương trình lý luận chính trị sơ và trung cấp như hiện nay. - Phương pháp đào tạo, bồi dưỡng cần chú ý tính thực tế, xem xét mơ hình, giảm bớt thời gian học lý thuyết gây ức chế và không hiệu quả đối với học viên. Lý luận phải gọt giũa làm sao cho dễ nói, dễ hiểu, dễ làm, dễ áp dụng với tình hình dân tộc và điều kiện các xã đặc biệt khó khăn, tránh nguyên lý chung chung. Cần

chú ý tâm lý của cán bộ dân tộc thiểu số là vừa tự ti, vừa tự trọng, nên phải tế nhị trong giảng dạy, nếu không hiệu quả sẽ thấp.

Bốn là, đối với những xã không tự cân đối được nguồn cán bộ tại chỗ thì

trước mắt cần điều động, luân chuyển từ huyện về xã. Song trong luân chuyển cán bộ cần xác định rõ nhiệm vụ của người được luân chuyển là không chỉ lãnh đạo phát triển kinh tế - xã hội, mà cơ bản hơn phải đào tạo, bồi dưỡng được cán bộ để thay thế sau khi hồn thành nhiệm vụ ln chuyển. Đã có những mơ hình hay về vấn đề này. Ví như, trường hợp huyện Tam Bình (Vĩnh Long), một Phó Ban Tổ chức Huyện uỷ được điều động về giữ chức Bí thư xã Loan Mỹ (1 xã có hơn 5.073 người Khmer), đã tích cực lãnh đạo thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội ở xã, phát huy được nguồn đầu tư Chương trình 135 của Chính phủ, cuộc sống của đồng bào ngày càng khá hơn, đội ngũ cán bộ kế cận người dân tộc Khmer được chăm lo xây dựng.

Năm là, trong cơ cấu đầu tư cho các xã đặc biệt khó khăn cần dành một

khoản thích đáng cho nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đặc biệt là đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ. Cần phân thang bậc về chính sách đối với cán bộ từng dân tộc thiểu số, từng địa bàn, khơng thể đồng nhất chính sách ưu tiên cho đồng bào dân tộc Khmer như những dân tộc thiểu số có trình độ phát triển cao hơn. Chính sách đối với đội ngũ cán bộ cần phải có những ưu tiên đặc biệt, song mục đích ưu tiên khơng chỉ bảo đảm các điều kiện sinh hoạt, mà căn bản là tạo cơ hội để phát triển, đặc biệt chú ý ở chính sách ưu tiên trong đào tạo, bồi dưỡng; trong phương tiện học tập và làm việc, trong cơ hội tiếp cận thơng tin và tri thức văn hố…

Sáu là, tiếp tục thực hiện hiệu quả Kết luận số 28-KL/TW, ngày 14-8-2012

của Bộ Chính trị về phương hướng, nhiệm vụ, giải pháp phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm an ninh, quốc phịng vùng Đồng bằng sơng Cửu Long đến năm 2020. Huy động mọi nguồn lực đầu tư phát triển, thực hiện đề án phát triển toàn diện

kinh tế - xã hội các xã biên giới, nhất là vùng có đơng đồng bào dân tộc Khơ-me sinh sống. Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế phù hợp, thích ứng với biến đổi khí hậu; giải quyết cơ bản vấn đề đất ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt, nâng cao thu nhập cải thiện đời sống của đồng bào, bảo đảm định canh, định cư và giảm nghèo bền vững.

Bảy là, chú ý đầy đủ đặc điểm truyền thống tốt đẹp của đồng bào dân tộc

Khmer để phát huy, hỗ trợ cho hoạt động của cán bộ. Chẳng hạn, cần quan tâm đến sư sãi và người đứng đầu phum, sóc trong tập huấn, bồi dưỡng các kiến thức. Bởi một đặc điểm quan trọng trong đồng bào Khmer là: nhà chùa không chỉ là nơi tiến hành các hoạt động tơn giáo, mà cịn là trung tâm văn hố, nơi giáo dục con em, nơi chữa bệnh cho bà con, có uy tín với nhân dân. Nhiều địa phương đã cung cấp những kinh nghiệm hay về bồi dưỡng kiến thức y tế, kỹ thuật nông nghiệp, giáo dục cho các sư sãi và người đứng đầu phum, sóc. Đội ngũ này là cánh tay nối dài, bảo đảm hơn hiệu quả hoạt động của cán bộ cấp xã trong thực thi các chương trình, dự án.

Tám là, làm tốt cơng tác vận động, nắm chắc tình hình nhân dân; tích cực

giải quyết các tranh chấp, khiếu kiện tại cơ sở có liên quan đến yếu tố chùa chiền, tơn giáo ở địa phương, không để phát sinh những vấn đề phức tạp về an ninh chính trị và trật tự xã hội. Kịp thời phát hiện, ngăn chặn những âm mưu, thủ đoạn hoạt động của các thế lực thù địch và các tổ chức phản động Khơ-me Cam-pu-chia Crôm. Chú trọng công tác quản lý biên giới, quản lý địa bàn, đặc biệt là vấn đề quốc tịch và quản lý hộ khẩu.

Tư tưởng Hồ Chí Minh về phát triển đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số đã thể hiện tư duy chính trị tiến bộ và tinh thần nhân văn cao cả . Trên nền tảng tư tưởng đó, trong suốt q trình xây dựng Đảng và lãnh đạo cách mạng, công tác cán bộ dân tộc thiểu số luôn được Đảng ta quan tâm và đã đạt được những thành tựu to lớn. Đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số, đặc biệt là người dân tộc Khmer trong cả nước nói chung và ở Đồng bằng sơng Cửu Long nói riêng đã có sự phát triển cả về số lượng và chất lượng, ngày càng thể hiện tốt vai trị của mình trong tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, góp phần quan trọng vào sự nghiệp phát triển kinh tế, xã hội, văn hóa vùng đồng bào dân tộc.

Song song đó, cơng cuộc đổi mới ở đất nước đang vận hành với sự đồng thuận của toàn dân tộc, đất nước đang bước vào thời kỳ hội nhập ngày càng sâu, rộng, đời sống chính trị- kinh tế- văn hố của thế giới, để thích ứng với yêu cầu trên địi hỏi trình độ của đội ngũ cán bộ phải không ngừng nâng cao. Hơn nữa, càng hội nhập, hoạt động chống phá của các thế lực thù địch càng quyết liệt, tinh vi trên nhiều lĩnh vực, trong đó có việc xuyên tạc lịch sử vùng đất Nam bộ và vấn đề dân tộc Khmer ở vùng Đồng bằng sơng Cửu Long nhằm chia rẽ khối đại đồn kết dân tộc của chúng ta. Do đó, đào tạo đội ngũ cán bộ người dân tộc Khmer có đủ trình độ, bản lĩnh, thực hiện tốt nhiệm vụ được giao là vấn đề vừa mang tính cấp bách, vừa mang tính lâu dài trong giai đoạn hiện nay.

Việc đào tạo, xây dựng và phát triển nguồn nhân lực người dân tộc thiểu số nói chung, người Khmer nói riêng là nhiệm vụ rất quan trọng, cấp bách trong giai đoạn hiện nay của Đồng bằng sông Cửu Long nhằm thu hẹp khoảng cách với mặt bằng chung trong khu vực; xây dựng đội ngũ trí thức, cán bộ và lao động người Khmer có chất lượng, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới. Đây là nhiệm vụ rất khó khăn, nên ngồi sự nỗ lực vươn lên của đồng bào người Khmer,

cần được sự quan tâm của các cấp ủy, chính quyền, sự đồng thuận của cả hệ thống chính trị và tồn xã hội, đặc biệt là chính sách hỗ trợ, đầu tư của Đảng và Nhà nước. Để xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ người dân tộc Khmer đáp ứng u cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới, góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XIII, nhiệm kỳ 2020-2025, tiếp tục phát triển toàn diện vùng đồng bào Khmer, nâng cao nhận thức, trách nhiệm của hệ thống chính trị, các cấp, các ngành và tồn xã hội về vị trí, vai trị, nhiệm vụ của cơng tác dân tộc của Đảng trong tình hình mới. Trong đó, xác định xây dựng đội ngũ cán bộ dân tộc là nhiệm vụ trọng yếu và thường xuyên.

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN XAY DUNG đội NGŨ CÁN BỘ NGƯỜI DÂN TỘC KHEMER Ở VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG (Trang 31 - 38)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(38 trang)
w