Các nghiên cứu liên quan đến đề tài

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Đánh giá công tác đăng ký cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất lần đầu trên địa bàn huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội giai đoạn 20182020 (Trang 39 - 41)

Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.5. Các nghiên cứu liên quan đến đề tài

Pháp luật về cấp GCN quyền sử dụng đất lần đầu là một trong những vấn đề pháp lý cơ bản không thể thiếu trong các tài liệu giảng dạy về Luật Đất

đai của các trường đại học. Đối với nghiên cứu khoa học pháp lý, vấn đề này giành được khá nhiều sự quan tâm, nghiên cứu dưới nhiều khía cạnh khác nhau.

Điển hình là hàng loạt các cơng trình, các bài viết, các sách chuyên khảo đã và đang là tài liệu nghiên cứu phổ biến như: Nguyễn Minh Tuấn (2011), “Đăng ký bất động sản – Những vấn đề lý luận và thực tiễn”, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội; ThS. Phạm Thu Thủy (2005), “Một số vấn đề về cấp GCN quyền sử dụng đất theo Luật Đất đai 2003”, Cao Ngọc Tú (2007) “Thống nhất pháp luật về đăng ký bất động sản”, Luận văn Thạc sĩ, Đại học Quốc gia Hà Nội. Chuyên đề “Cấp GCN quyền sử dụng đất tại Việt Nam – thực trạng và một số vấn đề đặt ra”, Viện Khoa học pháp lý, Bộ Tư Pháp (Số 1 và số 2 năm 2010)...

Lê Ngọc Khoa (2008), Những khó khăn vướng mắc khi thực hiện chủ trương của Chính phủ về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi nhà nước thu hồi đất, các giải pháp tháo gỡ khó khăn,Tài liệu chuyên khảo, Cục Quản lý Cộng sản -Bộ Tài chính.

“ Đánh giá tình hình đăng ký, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất tại quận Lê Chân, thành phố Hải Phòng” của Phạm Văn Sơn (2015) kết quả cho biết: Ủy ban nhân dân quận Lê Chân đã thực hiện đúng những quy định của pháp luật về đăng ký và cấp Giấy chứng nhận, đã thực hiện đầy đủ 13 nội dung quản lý Nhà nước về đất đai theo Luật Đất đai, đã đăng ký quyền sở hữu nhà ở và chứng nhận quyền sở hữu nhà ở theo đúng quy định của Luật Nhà ở và các văn bản hướng dẫn thi hành. Công tác đăng ký, cấp Giấy chứng nhận có những thành tích đáng ghi nhận, đáng khen thưởng. Bên cạnh đó vẫn cịn những tồn tại yếu kém cần phải khắc phục trong thời gian tới.

Tác giả Nguyễn Minh Đức và cs đã có nghiên cứu về “Đánh giá việc thực hiện chính sách giao đất và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâm nghiệp tại huyện Đà Bắc, tỉnh Hịa Bình” kết luận rằng: Các nguyên nhân

chính được phát hiện đó là trong quy trình giao đất, cấp GCN QSD đất lâm nghiệp: việc lập hồ sơ giao đất, bản đồ địa chính thiếu sự tham gia, giám sát đầy đủ của người dân dẫn đến các sai sót khơng được phát hiện kịp thời, việc giao đất, cắm mốc trên thực địa chưa được thực hiện đầy đủ, biên bản giao đất chưa được lập minh bạch trước sự chứng kiến của các bên liên quan ( Nguyễn Minh Đức, 2019).

Nhìn chung, mỗi cơng trình nghiên cứu khoa học đã cơng bố đều đem lại những giá trị nhất định, góp phần hồn thiện hệ thống pháp luật hiện hành. Tuy nhiên, vẫn còn những vấn đề chưa được giải quyết thấu đáo hoặc cần phải tiếp tục nghiên cứu. Bởi những nghiên cứu này vẫn mang tính lý thuyết, lý luận và chủ yếu là xem xét những thiếu sót, bất cập trong quy định Luật Đất đai năm 2003. Đặt trong bối cảnh Luật Đất đai năm 2013 mới được thông qua đã khắc phục cơ bản những tồn tại của Luật Đất đai năm 2003 và hiện được đưa vào áp dụng, cần thiết có một cơng trình nghiên cứu xem xét các vấn đề pháp lý dưới góc độ thực tiễn thực hiện pháp luật của một địa phương cụ thể về cấp GCN quyền sử dụng đất diễn biến trên thực tế, để qua đó cung cấp những thơng tin và xu hướng thay đổi trong tương lai đối với vấn đề này.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Đánh giá công tác đăng ký cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất lần đầu trên địa bàn huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội giai đoạn 20182020 (Trang 39 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)