THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM

Một phần của tài liệu sáng kiến Phát triển năng lực lập luận trong môn Toán lớp 2 (Trang 32 - 37)

1. Mục đích thực nghiệm

Tơi tiến hành thực nghiệm nhằm mục đích kiểm nghiệm tính khả thi, đúng đắn của giả thuyết khoa học mà đề tài đã nêu và đánh giá hiệu quả thực tế của các biện pháp đã đề xuất nhằm hình thành và phát triển năng lực tư duy – lập luận tốn học thơng qua hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong mơn Tốn. Qua đó

Biện pháp nâng cao chất lượng mơn Tốn cho học sinh lớp 2

giúp bản thân rút ra một số kinh nghiệm trong công tác giảng dạy ở trường học, áp dùng đề tài sáng kiến vào việc củng cố, trau dồi chuyên môn, kĩ năng trong dạy học.

2. Yêu cầu thực nghiệm

Khi tiến hành thực nghiệm cần chú ý về những giả thuyết đặt ra, về những vấn đề cần kiểm tra để chứng minh kết quả. Thực nghiệm phải đảm bảo các yêu cầu sau:

- Thực nghiệm phải đảm bảo kết quả về mặt định tính, có tính khoa học, khách quan và phù hợp thực tế.

- Các mẫu bài thực nghiệm phải có nội dung phù hợp, có ý nghĩa đại diện cho chương trình phân mơn đang nghiên cứu nhằm đánh giá tác dụng của việc hình thành và phát triển năng lực tư duy – lập luận tốn học thơng qua hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong mơn tốn cho học sinh lớp 2.

3. Đối tượng, phạm vi, thời gian thực nghiệm

Tơi chọn lớp 2/1 và 2/2 tại nơi mình cơng tác tại trường Tiểu học Điện Biên Phủ, quận Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng để làm thực nghiệm kiểm chứng biện pháp nhằm hình thành và phát triển năng lực tư duy – lập luận toán học thông qua hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong mơn tốn mà tơi đã xây dựng. Đây là hai lớp trình độ nhận thức tương đương nhau, mức độ tư duy – lập luận của HS ở hai lớp là không chênh lệch nhau nhiều trong q trình tiến hành thực nghiệm.

Tơi chọn 1 lớp thực nghiệm và một lớp đối chứng (với mỗi lớp là 20 HS/ lớp). Với những yêu cầu sau:

- Trình độ GV: GV lớp thực nghiệm và lớp đối chứng đều có trình độ Đại học hoặc Cao đăng, với tuổi nghề trên 3 năm kinh nghiệm trở lên.

- Trình độ HS: mức độ tư duy – lập luận toán học của lớp thực nghiệm và lớp đối chứng là tương đương nhau.

- Thời gian tiến thành thực nghiệm từ 05/09/2019 đến 22/12/2020.

+ Ở lớp đối chứng: HS ở nhóm đối chứng vẫn tiến hành tổ chức cho HS học trong điều kiện bình thường. Tiến hành dạy bài “ Thực hành xem đồng hồ” như trong sách giáo khoa.

Biện pháp nâng cao chất lượng mơn Tốn cho học sinh lớp 2

4. Phương pháp thực nghiệm

- Phương pháp vấn đáp: Qua dự giờ các tiết dạy, trao đổi và nói chuyện trực tiếp với các GV, tôi thu thập được một số thông tin cần thiết về việc tổ chức các hoạt động trải nghiệm cho HS lớp 2.

- Phương pháp thực hành, luyện tập: Thực nghiệm giảng dạy, tổ chức các hoạt động trải nghiệm trong mơn tốn cho HS để hình thành và phát triển tư duy – lập luận toán học.

- Phương pháp quan sát: quan sát quá trình trải nghiệm của học sinh

- Phương pháp thống kê toán học: sử dụng phương pháp này để xử lí kết quả điều tra bằng cách tính tỉ lệ phần trăm.

5. Kết quả thực nghiệm

Sau thời gian thực nghiệm, sử dụng các biện pháp tổ chức các hoạt động sáng tạo nhằm hình thành và phát triển năng lực tư duy – lập luận toán học cho HS lớp 2 trong mơn tốn, tơi tiến hành khảo sát lại một lần nữa xem mức độ hiệu quả của các biện pháp và thu được kết quả như sau:

Mức độ Nhóm

Cao Khá cao Trung bình Thấp

SL % SL % SL % SL %

Đối chứng (n=20) 2 10 7 35 9 45 2 10

Thực nghiệm

(n=20)

16 80 3 15 1 5 0 0

Bảng: Mức độ hình thành và phát triển năng lực tư duy – lập luận tốn học cho HS lớp 2 thơng qua hoạt động trải nghiệm sáng tạo của hai nhóm đối

chứng và thực nghiệm sau TN

Biện pháp nâng cao chất lượng mơn Tốn cho học sinh lớp 2

Biểu đồ: So sánh mức độ hình thành và phát triển năng lực tư duy – lập luận tốn học cho HS lớp 2 nhóm đối chứng và thực nghiệm sau TN

Mức độ hình thành và phát triển năng lực tư duy – lập luận thông qua hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong mơn tốn ở nhóm TN sau TN cao hơn so với trước nhóm đối chứng. Nhóm TN có hiệu quả cao hơn rất nhiều, số HS có năng lực tư duy – lập luận tốn học đạt mức độ cao tăng nhiều hơn. Cụ thể: số HS đạt mức độ cao ở nhóm ĐC có 2 HS chiếm tỉ lệ 10% thấp hơn nhóm TN có 16 HS chiếm 80%. HS đạt mức độ khá cao nhóm ĐC (7HS, chiếm 35%) cao hơn nhóm TN (3HS, chiếm 15%). HS đạt mức độ trung bình ở nhóm ĐC cao hơn nhóm TN (nhóm ĐC: 9HS, chiếm 45%, nhóm TN: 1HS, chiếm 5%). Loại thấp thì ở nhóm TN khơng có HS nào có mức độ này, trong khi đó nhóm ĐC là 2 HS, chiếm 10%.

Điều đó chứng tỏ, thực nghiệm đã có tác động tích cực đến việc hình thành và phát triển năng lực tư duy – lập luận toán học cho HS lớp 2, các biện pháp mà tôi đề xuất là phù hợp, giả thuyết khoa học đưa ra là đúng. Từ đó cho thấy nếu chúng ta sử dụng các biện pháp nhằm hình thành và phát triển tư duy – lập luận tốn học cho HS lớp 2 thơng qua hoạt động trải nghiệm sáng tạo thì mức độ phát triển năng lực tư duy – lập luận toán học của HS sẽ cao hơn rất nhiều.

Biện pháp nâng cao chất lượng mơn Tốn cho học sinh lớp 2

Tiểu kết chương 3

Sau TN, kết quả cho thấy mức độ hình thành và phát triển năng lực tư duy – lập luận toán học của HS lớp 2 của nhóm TN cao hơn và cũng đồng đều hơn nhóm ĐC. Số trẻ đạt mức độ Cao và Khá cao tăng lên đáng kể so với trước TN. Điều đó chứng tỏ các biện pháp đề xuất đã có tác động tích cực đến sự hình thành và phát triển năng lực tư duy – lập luận tốn học của HS lớp 2 thơng qua hoạt động trải nghiệm sáng tạo.

Kết quả thực nghiệm đã chứng minh giả thuyết khoa học đưa ra là đúng, đồng thời cũng khẳng định tính khả thi và hiệu quả giáo dục của một số biện pháp hình thành và phát triển năng lực tư duy – lập luận tốn học thơng qua HĐTNST trong mơn tốn cho HS lớp 2.

Biện pháp nâng cao chất lượng mơn Tốn cho học sinh lớp 2

Một phần của tài liệu sáng kiến Phát triển năng lực lập luận trong môn Toán lớp 2 (Trang 32 - 37)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(40 trang)
w