Một mơ hình trung chuyển lưu

Một phần của tài liệu Triển khai ipv6 trên nền ipv4, ứng dụng trong mạng ip mpls (Trang 47 - 50)

47

3.1.2.3. Bảng chuyển tiếp chuyển mạch nhãn

Chứa thông tin nhãn vào, nhãn ra, giao diện vào, giao diện ra. Thành phần chuyển tiếp sử dụng thơng tin của q trình này để tạo bảng cơ sở thơng tin nhãn LIB. Khi nhận được gói dữ liệu. LSR sẽ sử dụng giá trị nhãn của gói và bảng định tuyến nhãn để tìm ra và gán một giá trị nhãn mới thích hợp cho gói dữ liệu.

3.1.2.4. Bộ định tuyến chuyển mạch nhãn (LSR-Lable Switching Router )

Là thiết bị chuyển mạch hay thiết bị định tuyến sử dụng trong mạng MPLS để chuyển các gói tin bằng thủ tục phân phối nhãn. Có một số lạo LSR như LSR,

LSR-ATM….

3.1.2.5. Chuyển tiếp tương đương (FEC-Forward Equivalence Class )

FEC là một nhóm các gói, nhóm các gói này chia sẻ cùng yêu cầu trong sự chuyển tiếp chúng qua mạng. Tất cả các gói trong một nhóm như vậy được cung cấp cùng cách chọn đường tới đích. Khác với chuyển tiếp IP truyền thống, trong MPLS việc gán một gói cụ thể vào một FEC cụ thể chỉ được thực hiện một lần khi

các gói vào trong mạng. MPLS không ra quyết định chuyển tiếp với mỗi datagram

lớp 3 mà sử dụng khái niệm FEC. FEC phụ thuộc vào một số các yếu tố, ít nhất là phụ thuộc vào địa chỉ IP và có thể là phụ thuộc cả vào kiểu lưu lượng trong datagram (thoại, dữ liệu, fax…). Sau đó dựa trên FEC, nhãn được thoả thuận giữa các LSR lân cận từ lối vào tới lối ra trong một vùng định tuyến. Mỗi LSR xây dựng một bảng để xác định xem một gói phải được chuyển tiếp như thế nào. Bảng này được gọi là cơ sở thơng tin nhãn (LIB: Label Information Base), nó là tổ hợp các ràng buộc FEC với nhãn (FEC-to-label). Và nhãn lại được sử dụng để chuyển tiếp lưu lượng qua mạng.

3.1.2.6. Cơ sở thông tin nhãn ( LIB-Lable Information Base )

Là bảng kết nối trong LSR có chứa giá trị nhãn/ FEC được gán vào cổng ra cũng như thơng tin về đóng gói dữ liệu truyền tin để xác định phương thức một gói tin được chuyển tiếp.

48

3.1.2.7. Tuyến chuyển mạch nhãn ( LSP-Lable Switching Path )

Là tuyến tạo ra từ đầu vào đến đầu ra của mạng MPLS dùng để chuyển tiếp gói của một FEC nào đó sử dụng cơ chế hoán đổi nhãn. Các tuyến chuyển mạch nhãn chứa một chuỗi các nhãn tại tất cả các nút dọc theo tuyến từ nguồn tới đích. LSP được thiết lập trước khi truyền dữ liệu hoặc trong khi xác định luồng dữ liệu nào đó. Các nhãn được phân phối bằng các giao thức như LDP, RSVP. Mỗi gói dữ liệu được đóng gói lại và mang các nhãn trong suốt thời gian di chuyển từ nguồn tới đích. Chuyển mạch dữ liệu tốc độ cao hồn tồn có thể thực hiện dựa theo phương pháp này, vì các nhãn có độ dài cố định được chèn vào phần đầu của gói tin hoặc tế bào và có thể được sử dụng bởi phần cứng để chuyển mạch nhanh các gói giữa các liên kết.

3.1.2.8. Gói tin dán nhãn

Gói tin dán nhãn là gói tin mà nhãn được mã hóa trong đó. Trong một số trường hợp, nhãn nằm trong mào đầu của gói tin dành riêng cho mục đích dán nhãn. Trong các trường hợp khác, nhãn có thể được đặt chung vào trong mào đầu lớp mạng và lớp liên kết dữ liệu miễn là ở đây có thể dùng được cho mục đích dán nhãn. Cơng nghệ mã hoá được sử dụng phải phù hợp với cả thực thể mã hoá và thực thể giải mã nhãn.

3.1.2.9. Ấn định và phân phối nhãn

Trong mạng MPLS, quyết định để kết hợp một nhãn L cụ thể với một FEC F cụ thể là do LSR phía trước thực hiện. LSR phía trước sau khi kết hợp sữ thơng báo với LSR phía sau về sự kết hợp đó. Do vậy, các nhãn được LSR phía trước ấn định và các kết hợp nhãn được phân phối theo hướng từ LSR phía trước tới LSR phía

49

3.2. QUÁ TRÌNH XỬ LÝ CƠ BẢN CỦA MPLS

Core LSR

IP IP L1 IP L2 IP L3 IP

Traditional IP forwarding Traditional

IP forwarding Label forwarding

Edge LSR Edge LSR

Một phần của tài liệu Triển khai ipv6 trên nền ipv4, ứng dụng trong mạng ip mpls (Trang 47 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)