II. Diễn biến của cuộc khủng hoảng tài chính Mỹ (2008)
2. Ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng đến hệ thống tài chính quốc tế
2.2 Ảnh hưởng đến các tổ chức tài chính
Nhiều tổ chức tài chính của các nước phát triển, nhất là các nước Châu Âu, cũng tham gia vào thị trường tín dụng nhà ở thứ cấp ở Hoa Kỳ. Chính vì vậy, bong bóng nhà ở của Hoa Kỳ bị vỡ cũng làm các tổ chức tài chính này gặp nguy hiểm tương tự như các tổ chức tài chính của Hoa Kỳ. Những nước châu Âu bị rối loạn tài chính nặng nề nhất là Anh, Iceland, Ireland, Bỉ và Tây Ban Nha.
Cơn bão khủng hoảng tài chính do cho vay bất động sản dưới chuẩn tràn lan đã nhấn chìm hệ thống ngân hàng của quốc gia từng có thu nhập đầu người cao nhất thế giới. Chính phủ Iceland đã phải đóng cửa thị trường chứng khốn, và quốc hữu hóa những ngân hàng hàng đầu. Từ đó, đồng nội tệ krona của nước này mất giá trầm trọng và gần như bị xóa sổ. Ngay từ tháng 9 năm 2007, Northern Rock của Anh bị tình trạng “đột biến rút tiền gửi” và hậu quả là phải chịu quốc hữu hóa. Đột biến rút tiền gửi còn làm căng thẳng các ngân hàng khác của nước này. Sang năm 2008, đến lượt Bradford & Bingley plc của Anh phải chịu chia nhỏ thành 2 công ty riêng biệt. Các ngân hàng khác phải chịu đổi chủ sở hữu bao gồm: Catholic Building Society, Alliance & Leicester, London Scottish Bank và Dunfermline Building Society phải chịu sự giám sát đặc biệt của Chính phủ Anh.
Ở Iceland đã xảy ra một cuộc khủng hoảng ngân hàng trên diện rộng. Ngay quý I năm 2008, GDP của Iceland giảm 1,5%, mức giảm lớn nhất kể từ năm 1983 tới thời điểm này. Glitnir, Straumur Investment Bank, Reykjavík Savings Bank phải chịu quốc hữu hóa. Kaupthing, Landsbanki của nước này phải chịu đặt dưới sự quản lý của cơ quan giám sát tài chính quốc gia.
Đầu năm 2008, xếp hạng tín dụng của ngân hàng Ireland bị giảm, khiến cho giá cổ phiếu của ngân hàng này sụt giảm nghiêm trọng, giá cổ phiếu tại thời điểm đầu tháng 3 năm 2008 giảm tới 99% so với giá đỉnh cao vào năm 2007. Đầu năm 2009, Anglo Irish Bank bị quốc hữu hóa. Allied Irish Banks cũng phải chịu tình trạng cổ phiếu mất giá ghê gớm và phải chấp nhận cải cách để nhận được khoản vay tái cơ cấu của chính phủ.
Cuối năm 2008, Fortis của Bỉ bắt đầu bị bán dần, chỉ còn lại các bộ phận kinh doanh dịch vụ bảo hiểm. Dexia chịu khoản lỗ 3,3, tỷ EURO và phải xin chính phủ Bỉ cho vay để củng cố.
Như vậy, theo ước tính của IMF tháng 4/2009, tổng các khoản ghi giảm giá tài sản của hệ thống các tổ chức tài chính trên tồn cầu lên tới 4,1 nghìn tỷ USD. Tổng giá trị vốn hố của thị trường của 500 ngân hàng đứng đầu thế giới đã giảm tới 20% trong năm 2009. Từ tháng 8/2007 đến 12/2/2009, có khoảng 325000 người bị mất việc làm tại các ngân hàng, các công ty bảo hiểm và các quý đầu tư trên tồn cầu, trong đó có 130000 người (chiếm 40%) bị mất việc kể từ tháng 10/2008 đến tháng 2/2009. Ở Mỹ, tổng cộng trong 3 năm từ 2008 đến 2010, tổng số ngân hàng phá sản đã lên tới 322 ngân hàng với tổng tài sản là trên 633 tỷ USD, tương đương với khoảng 4% GDP năm 2009.
5. Những biện pháp khắc phục
1. Hành động chung
Sáu ngân hàng trung ương lớn nhất thế giới ngày 8/10 đã đồng loạt hạ tỷ lệ lãi suất cơ bản 0,5% trong nỗ lực ổn định nền kinh tế tồn cầu trước cơn sóng gió trên thị trường tài chính.
Đây là một việc chưa từng có tiền lệ, khi Cục Dự trữ Liên bang Mỹ, Ngân hàng Trung ương châu Âu, Ngân hàng trung ương Anh, Ngân hàng trung ương Canada, Thụy Điển và Thụy sỹ đã cùng phối hợp hành động.
Với lần cắt giảm này, lãi suất cơ bản đồng USD được đưa về mức 1,5%, lãi suất cơ bản Euro giảm còn 3,75%, lãi suất Đơ la Canada cịn 2,5%, lãi suất cơ bản đồng Bảng Anh còn 4,5%, lãi suất đồng Krona của Thụy Điển giảm còn 4,25%.
2. Hành động của Mỹ
Ngày 23-3-2009, Cục Dự trữ liên bang Mỹ FED, bộ tài chính và các cơ quan bảo hiểm tiền gửi liên bang FDIC đã cơng bố một chương trình đầu tư hợp tác giữa chính phủ và tư nhân để mua lại các tài sản xấu mà chính các tài sản này là ngun nhân chủ yếu dẫn đến sự đóng băng tín dụng và kéo theo là cuộc khủng hoảng tài chính. Chương trình hợp tác đầu tư này sẽ sử dụng 75 - 100 tỷ USD, số tiền được lấy từ chương trình hỗ trợ tài sản xấu TARP – chương trình đã được phê chuẩn thành luật dưới thời tổng thống
Bush năm 2008. PPIP sẽ tạo nên sức mua lên tới 500 tỷ USD và rất có thể số tiền chi ra của chương trình sẽ cịn lên tới 1000 tỷ USD, có 3 ngun tắc cơ bản mà chương trình hướng tới:
Chính phủ sẽ dùng số tiền thuế thu của dân kết hợp với các hoạt động tài chính FDIC để đồng đầu tư với khối tư nhân nhằm mua lại các tài sản xấu trong bảng cân đối tài sản của các ngân hàng. Điều này sẽ khiến cho sức mua giữa bên công và bên tư sẽ được tối đa hóa và ngân sách hoa kì sẽ được khia thác một cách tốt nhất
Chia sẻ rủi ro cũng như lợi nhuận giữa các đơn vị tư nhân tham gia chương trình. Thêm nữa chương trình PPIP sẽ nhằm mục đích đảm bảo rằng nếu có thua lỗ xảy ra, phía đầu tư tư nhân sẽ chịu ảnh hưởng trước tiên và chủ yếu, cịn nếu có lãi người nộp thuế sẽ được hưởng lợi.
Để tránh khả năng rằng chính phủ phải trả giá quá cao hoặc quá thấp cho các tài sản xấu, việc tham gia mua lại các tài sản từ phía các nhà đầu tư như thế này sẽ tạo nên một mức độ cạnh tranh nhất định, nhờ đó các tài sản này sẽ được xác định đúng giá trị thật. Chương trình loại trừ các tài sản xấu trên bảng kết toán của các ngân hàng sẽ được thực hiện với số tiền bằng một nửa tổng số tiền từ TARP. Thêm nữa, phía các đối tượng tư nhân có thể tham gia cũng được mở rộng, trong đó bao gồm các nhà đầu tư tư nhân, quỹ hưu trí, cơng ty bảo hiểm và các cơng ty đầu tư dài hạn khác. Quy trình tiến hành mua tài sản xấu bắt đầu từ việc xác định các khoản nợ quá hạn mà các ngân hàng muốn bán. Sau đó các khoản nợ xấu này sẽ được FDIC đem ra tổ chức bán đấu giá, khối đầu tư tư nhân nào thắng cuộc trong cuộc đấu giá tài sản xấu này sẽ được FDIC và bộ tài chính hỗ trợ thêm tiền một khoản tiền để có thể hồn thành việc mua lại tài sản xấu.
Tiến trình cứu trợ
- 19/9/2008: quan chức Chính phủ Mỹ bắt đầu triển khai kế hoạch 700 tỷ USD giúp các ngân hàng thốt khỏi tình trạng nợ xấu.
- 6/10/2008: FED công bố kế hoạch mua một lượng lớn cac khoản nợ ngắn hạn từ các công ty nhằm khai thông thị trường tiền tệ đang đóng băng
- 14/10/2008: chính phủ Mỹ dùng 250 tỷ USD trong gói 700 tỷ để mua lại cổ phiếu của một số ngân hàng quan trọng.
- 9/11/2008: tập đồn bảo hiểm khổng lồ AIG có thêm hỗ trợ tài chính của chính phủ Mỹ, nâng tổng khoản tiền nhận cứu trợ lên đến 150 tỷ USD (khoản cứu trợ ban đầu là 85 tỷ USD)
- 12/11/2008: từ bỏ kế hoạch dùng một phần trong 700 tỷ USD mua lại khoản nợ xấu của các ngân ngân hàng. Thay vào đó, chính phủ sẽ tập trung mua cổ phiếu của các tổ chức cho vay đang gặp khó khăn
- 15/11/2008: hội nghị thượng đỉnh của nhóm các nền kinh tế giàu nhất thế giới được tổ chức tại Washington (Mỹ), do tổng thống Bush chủ trì.
- 23/11/2008: các cơ quan quản lý tài chính chủ chốt của Mỹ, gồm Bộ tài chính, Cục Dự trữ liên bang (FED) và Hãng bảo hiểm tiền gửi liên bang (FDIC) thông báo các biện pháp lập lại ổn định tại Citigroup Inc. Bộ Tài chính sẽ bỏ ra 20 tỷ USD từ gói 700 tỷ USD để hỗ trợ thanh khoản cho ngân hang có mạng lưới dịch vụ rộng nhất thế giới này. Trước đó, Citi đã nhận 25 tỷ USD và là một trong những ngân hàng đầu tiên được nhận hỗ trợ từ Chính phủ Mỹ.
- 25/11/2008: gói giải pháp mới với tổng số tiền lên đến 800 tỷ USD được công bố
- Ngày 13/1/2009: tổng thống đắc cử Mỹ B.Obama yêu cầu Quốc hội nước này giải ngân tiếp 350 tỷ USD trong Chương trình cứu trợ các tài sản đang gặp khó khăn (TARP) trị giá 700 tỷ giúp nước Mỹ đối phó với cuộc khủng hoảng tài chính.
- Ngày 15/1/2009: thượng viện Mỹ bỏ phiếu chấp thuận cho chính phủ giải ngân tiếp 350 tỷ USD kích thích kinh tế với tỷ lệ phiếu thuận/phiếu trống là 52/42. Một nửa cịn lại của gói kích thích kinh tế 700 tỷ USD đã được chấp thuận để mua lại các tài sản đang gặp khó khăn tại Mỹ.
- Đầu tháng 2/2009: Bộ trưởng bộ Tài chính Mỹ Timothy Geithner vừa mới tiết lộ một kế hoạch cứu trợ ngân hàng tồn diện trị giá ít nhất 1,5 tỷ USD với các mục tiêu sẽ hâm nóng lại thị trường tín dụng, củng cố các ngân hàng và hỗ trợ tích cực cho những người sở hữu nhà và các doanh nghiệp nhỏ; và đồng thời với việc triển khai này là áp dụng các tiêu chuẩn mới và cao hơn về tính minh bạch cũng như trách nhiệm giải trình.
- Nhật Bản: thủ tướng Nhật Bản Taro Aso đã thơng báo khoản cứu trợ cả gói trị giá 27 nghìn tỷ n (275 triệu đơla) trong đó có việc tăng cường hỗ trợ tín dụng cho các doanh nghiệp nhỏ.
- Liên Minh Châu Âu: đưa ra dự thảo cho chương trình cả gói kích thích kinh tế trong vịng 2 năm. Gói này sẽ chiếm ít nhất 1% tổng thu nhập của khối, tương đương khoảng 130 tỷ EURO (170 tỷ USD).
- Trung Quốc: cơng bố gói giải pháp kinh tế trị giá 586 tỷ USD nhằm ngăn chặn tác động của khủng hoảng tài chính. Khoản tiền 586 tỷ USD được dành cho 10 lĩnh vực, trong đó có cơ sở hạ tầng, an sinh xã hội từ nay đến năm 2010, tiêu dùng của người dân, đặc biệt là nhà ở giá rẻ, y tế, giáo dục, bảo vệ môi trường và tái thiết các vùng bị thiên tai, như khu vực bị động đất tại tỉnh Tứ Xun. Một phần của gói kích thích cũng được dành cho khu vực tư nhân.
- Hàn Quốc: chính phủ Hàn Quốc cơng bố khoản cứu trợ trị giá 100 tỷ USD trong thời hạn 3 năm để hỗ trợ cho tất cả các khoản nợ nước ngồi do các tổ chức tài chính trong nước đang phải gánh chịu; đồng thời là khoản hỗ trợ 30 tỷ USD bơm vào các ngân hàng nhằm tăng tính thanh khoản.
Ngồi ra, trong khu vực Đơng Á, Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản xem xét đóng góp dự trữ ngoại hối trong một quỹ chung trị giá 80 tỷ USD nhằm đối phó với khủng hoảng.
- Anh: chính phủ Anh đã cơng bố một kế hoạch trị giá 50 tỷ Bảng (88 tỷ USD) để cứu trợ 8 trong số các ngân hàng và tổ chức tài chính lớn nhất nước này. Đổi lại, chính phủ sẽ nhận được cổ phiếu của các tổ chức này.
Một khoản tài chính trị giá 200 tỷ Bảng cũng sẽ được Ngân hàng trung ương Ang sẵn sàng cung cấp cho hệ thống ngân hàng trong trường hợp cần thiết phải tăng khả năng thanh tốn bằng tiền mặt.
Một cơng ty đặc biệt cũng sẽ được thành lập để cung ứng 250 tỷ Bảng đảm bảo các khoản vay cho các ngân hàng và các tổ chức tài chính. Kế hoạch này đã được đưa ra sau khi cổ phiếu cổ phiếu của các ngân hàng Anh đổ dồn trong phiên giao dịch ngày 7/10 và Phòng Thương Mại Anh cảnh báo nền kinh tế nước này đã thực sự rơi vào suy thoái. Từ ngày 7/10, Chính phủ Anh cũng tăng mức đảm bảo cho các tài khoản tiết kiệm từ 35000 bảng (62000 USD) lên 50000 Bảng.
- Tây Ban Nha: thủ tướng Tây Ban Nha Jose Luis Rodriguez Zapatero hôm thứ ba (7/10), đã tăng mức đảm bảo tiền gửi tại các ngân hàng lên 100000 EURO (136000 USD) từ mức 20000 EURO trước đó
Thủ tướng Zapatero khẳng định với các ngân hàng hàng đầu nước này rằng, chính phủ sẽ thực hiện các biện pháp khẩn cấp nhằm tăng mức bảo đảm tiền gửi để củng cố niềm tin trong hệ thống tài chính.
Tây Ban Nha cũng đã kêu gọi các quốc gia Châu Âu nên hành động chung để giải quyết những vấn đề của cuộc khủng hoảng tài chính thế giới hiện nay.
- Tại Mỹ La tinh: Ác-hen-ti-na trở thành nước đầu tiên có các động thái ngăn chặn đà suy giảm kinh tế. Tổng thống nước này Cristina Kirchner đã đề xuất giảm thuế và tăng đầu tư, nhằm giúp hạn chế tác động của khủng hoảng tài chính tồn cầu tời nền kinh tế. Tổng thống cũng công bố quyết định bơm hơn 21 tỷ USD cho đầu tư hạ tầng của nước này.
Ngoài ra, các tổ chức tiền tệ quốc tế cũng chuẩn bị phương án cứu trợ cho chính phủ một số nước nếu có nhu cầu. Quỹ tiền tệ quốc tế ÌM thơng báo chuẩn bị một khoản trị giá 200 tỷ USD nhằm sẵn sàng cứu trợ các nền kinh tế gặp khủng hoảng. Ukraine. Hungary và Iceland là những nước đầu tiên nhận cứu trợ của IMF. Ngân hàng thế giới thông qua Ngân hàng tái thiết phát triển quốc tế thuộc nhóm Ngân hàng thế giới năm trước đã cho vay 13,5 tỷ USD cho các nước có thu nhập trung bình; trong bối cảnh khủng hoảng, Ngân hàng này thơng báo có khả năng tăng gấp đơi số vốn cho vay trên. Tập đồn tài chính Quốc tế (IFC) trực thuộc WB cũng đang xem xét thành lập một quỹ đặc biệt để đầu tư và tái cấp vốn cho ngân hàng vừa và nhỏ tại các nước nghèo nếu chính phủ các nước khơng đủ khả năng hỗ trợ. Dự kiến IFC đóng góp khoảng 1 tỷ USD
và gây vốn thêm khoảng 2 tỷ USD từ các định chế tài chính quốc tế, ngân hàng thương mại, cơ quan tài chính của các chính phủ và nhà đầu tư khác.