Giả thuyết nghiên cứu 3 9-

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH những nhân tố ảnh hưởng đến đa dạng hóa thu nhập hộ gia đình nông thôn việt nam (Trang 48 - 59)

Chỉ số đa dạng hóa thu nhập (đại lượng đo lường mức độ đa dạng hóa thu nhập) được quyết định bởi các nhân tố bảy nhóm nhân tố là (i) vốn con người, (ii) vốn vật chất, (iii) vốn tài chính, (iv) vốn xã hội, (v) vốn tự nhiên, (vi) nhân tố đẩy và (vii) nhân tố kéo.

Dựa vào phân tích ở phần 2.3, các nhân tố tác động đến đa dạng hóa thu nhập và kỳ vọng dấu bao gồm:

(i) Vốn con người bao gồm tuổi của chủ hộ, trình độ học vấn của chủ hộ, số người ở độ tuổi lao động trong hộ và trình độ học vấn của hộ.

Tuổi của chủ hộ vừa có tác động tích cực vừa có tác động tiêu cực đến chỉ số

đa dạng hóa thu nhập (Ahmed và Fausat, 2012; Ersado, 2003). Chủ hộ càng lớn tuổi càng có nhiều kinh nghiệm và các mối quan hệ để tham gia các hoạt động đa dạng hóa, tuy nhiên càng lớn tuổi thì sự năng động cũng giảm đi nên chủ hộ sẽ kém tích cực đa dạng hóa.

Trình độ học vấn của chủ hộ có tác động tích cực đến chỉ số đa dạng hóa thu

nhập (Ahmed và Fausat, 2012; Idowu, 2011). Chủ hộ có trình độ học vấn cao sẽ có nhiều kiến thức nên dễ dàng tham gia nhiều lĩnh vực hoạt động tạo thu nhập.

Số người ở độ tuổi lao động trong hộ có tác động tích cực đến đa dạng hóa.

(Ersado, 2003; Idowu, 2011). Càng nhiều lao động thì hộ càng có khả năng tham gia nhiều lĩnh vực tạo thu nhập.

Trình độ học vấn của hộ thể hiện qua bằng cấp cao nhất của những người lao

động trong hộ. Số lượng người có bằng cấp càng cao thì sẽ có tác động tích cực đến chỉ số đa dạng hóa thu nhập (Ersado, 2003; Trần Tiến Khai và Nguyễn Ngọc Danh, 2014). Trình độ học vấn cao giúp người lao động có nhiều kỹ năng và kiến thức để tham gia nhiều lĩnh vực hoạt động tạo thu nhập.

(ii) Vốn vật chất bao gồm hai loại là tài sản riêng và tài sản công. Tài sản riêng của hộ được xem xét trong nghiên cứu là số lượng xe và số lượng điện thoại mà hộ

sở hữu. Tài sản công cộng được xem xét là đường giao thông, được đo lường là khoảng cách từ nhà đến đường nhựa.

Số lượng từng loại tài sản riêng trong hộ có tác động tích cực lẫn tiêu cực

đến đa dạng hóa thu nhập. Đây là những phương tiện có thể hỗ trợ cho hộ tham gia nhiều lĩnh vực hoạt động tạo thu nhập. Mặt khác, hộ sở hữu nhiều tài sản này sẽ có tâm lý chọn việc làm ổn định nên làm giảm tính đa dạng hóa thu nhập của hộ. (Ersado, 2003; Trần Tiến Danh và Nguyễn Ngọc Khai, 2014).

Khoảng cách từ nhà đến đường giao thơng có tác động tiêu cực đến đa dạng

hóa thu nhập. Giao thơng khơng thuận tiện sẽ cản trở các thành viên hộ tham gia các họat động tạo thu nhập. (Sarah, 2010; Schwarze and Zeller, 2005)

(iii) Vốn tài chính bao gồm tổng giá trị tài khoản tiết kiệm và mức cấp tín dụng của hộ.

Tín dụng và tiết kiệm có thể tác động tích cực đến đa dạng hóa do nguồn lực

tài chính càng lớn sẽ phục vụ càng tốt cho việc đầu tư vào các hoạt động phi nông nghiệp; mặt khác, tài khoản tiết kiệm cũng có thể tác động tiêu cực do hộ gia đình sẽ đầu tư vào việc chun mơn hóa nơng nghiệp. (Reardon cộng sự, 1998; Schwarze and Zeller, 2005; Trần Tiến Khai và Nguyễn Ngọc Danh, 2014).

(iv) Vốn xã hội bao gồm các chỉ tiêu quan sát là giới tính của chủ hộ, dân tộc của chủ hộ, hộ có thành viên tham gia vào các tổ chức xã hội.

Giới tính của chủ hộ có tác động đến đa dạng hóa thu nhập. Trong xã hội châu Á nói chung, nam giới thường có nhiều mối quan hệ hơn nữ giới nên sẽ tạo được nhiều cơ hội tham gia các hoạt động tạo thu nhập. Vì vậy, giới tính của chủ hộ là nam sẽ tác động tích cực đến chỉ số đa dạng hóa (Ellis, 2000; Gladwin và cộng sự, 2001; Dolan, 2002).

Dân tộc của hộ có ảnh hưởng đến đa dạng hóa thu nhập. (Idowu, 2011; Trần

Tiến Khai và Nguyễn Ngọc Danh, 2014). Dân tộc phổ biến ở Việt Nam là dân tộc Kinh, vì vậy dân tộc này có mối quan hệ rộng hơn so với các dân tộc khác. Do đó,

hộ gia đình thuộc dân tộc này sẽ có chỉ số đa dạng hóa cao hơn các dân tộc khác, hay nói cách khác, dân tộc Kinh có tác động tích cực đến chỉ số đa dạng hóa thu nhập.

Tham gia vào các tổ chức chính trị - xã hội ảnh hưởng tích cực đến đa dạng

hóa thu nhập (Ellis, 2000; Gladwin và cộng sự, 2001; Dolan, 2002; Schwarze và Zeller, 2005; Trần Tiến Khai và Nguyễn Ngọc Danh, 2014). Do việc tham gia vào các tổ chức chính trị - xã hội sẽ tạo được nhiều mối quan hệ giúp cho hộ có cơ hội tham gia các hoạt động tạo thu nhập.

(v) Vốn tự nhiên với chỉ tiêu quan sát là tổng diện tích đất hộ sử dụng.

Tổng diện tích đất của hộ vừa có tác động tích cực vừa có tác động tiêu cực

(Barrett, 2001; Sarah, 2010). Tổng diện tích đất lớn có thể giúp hộ dễ dàng chun mơn hóa trong một lĩnh vực hoạt động, thường là phát triển nông nghiệp. Mặt khác, nó giúp cho hộ có thể kết hợp các hoạt động khác bằng việc liên kết các ngành nghề với nhau, ví dụ có thể phát triển thêm các ngành phi nông nghiệp hoặc cho thuê đất.

(vi) Các nhân tổ đẩy bao gồm điều kiện sống của hộ và mức độ rủi ro.

Điều kiện sống của hộ được thể hiện qua tổng diện tích nhà ở của hộ. Diện

tích nhà ở càng nhỏ chứng tỏ điều kiện sống của hộ gặp khó khăn, như vậy hộ sẽ có động cơ đa dạng hóa thu nhập. Vì vậy, tổng diện tich nhà ở của hộ sẽ có tác động tiêu cực đến đa dạng hóa (De Janvry, 2001; Schwarze và Zeller, 2005).

Rủi ro thể hiện thông qua tổng mức độ thiệt hại của các cú sốc nghiêm trọng. Hộ càng gặp nhiều rủi ro sẽ có động lực để đa dạng hóa nhằm chia sẻ rủi ro và đảm bảo an toàn thu nhập (De Janvry, 2001; Schwarze và Zeller, 2005).

(vii) Các nhân tố kéo bao gồm các điều kiện kinh tế - xã hội của nơi mà hộ gia đình sinh sống. Điều kiện kinh tế xã hội thể hiện qua khoảng cách từ nhà đến nơi bán sản phẩm, khoảng cách từ nhà đến các đơn vị hành chính, bệnh viện, trường học và phụ thuộc vào địa bàn sinh sống của hộ.

Khoảng cách từ nhà đến các đơn vị hành chính, bệnh viện, trường học càng

xa thì cơ hội tiếp xúc giao lưu càng ít nên hộ càng khó tham gia vào các hoạt động tạo thu nhập. Vì vậy, khoảng cách từ nhà sẽ có tác động tiêu cực đến đa dạng hóa thu nhập (Barrett, 2001; Sarah, 2010).

Địa bàn sinh sống của hộ cũng có tác động đến đa dạng hóa, theo hướng tích

cực hoặc tiêu cực còn tùy vào khu vực (Barrett, 2001; Sarah, 2010).

3.4 Nguồn dữ liệu nghiên cứu

3.4.1 Phạm vi

Nghiên cứu sử dụng dữ liệu từ cuộc điều tra tiếp cận nguồn lực hộ gia đình nơng thơn Việt Nam (VARHS) năm 2012 do Viện Nghiên cứu quản lý Trung ương, Viện Chính sách chiến lược nông nghiệp và phát triển nông thôn, Viện Khoa học lao động xã hội và Nhóm nghiên cứu kinh tế phát triển thuộc Trường Đại học tổng hợp Copenhagen (Đan Mạch) thực hiện.

Cuộc điều tra được thực hiện đối với 3.704 hộ trên địa bàn 12 tỉnh, thành phố của Việt Nam bao gồm Hà Tây cũ, Lào Cai, Phú Thọ, Lai Châu, Điện Biên, Nghệ An, Quảng Nam, Khánh Hịa, Đắk Lắk, Đắk Nơng, Lâm Đồng, Long An. Trong đó, có 3.542 hộ là thuộc khu vực nơng thơn. Sau khi tính tốn các thơng số của biến phụ thuộc và biến giải thích, loại bỏ các quan sát bất thường. Cuối cùng bộ dữ liệu còn lại 3.356 hộ được chọn để đưa vào phân tích trong bài nghiên cứu.

Dựa vào vị trí và đặc điểm địa lý của các tỉnh, bài nghiên cứu phân 12 tỉnh trong cuộc điều tra thành sáu vùng kinh tế. Vùng một bao gồm tỉnh Hà Tây (cũ) và tỉnh Phú Thọ là hai địa phương thuộc đồng bằng sông Hồng. Vùng hai bao gồm ba tỉnh Lào Cai, Lai Châu và Điện Biên là các tỉnh thuộc trung du miền núi phía Bắc. Vùng ba là tỉnh Nghệ An thuộc miền Bắc Trung bộ. Vùng bốn bao gồm hai tỉnh Quảng Nam và Khánh Hòa thuộc miền duyên hải Nam Trung bộ. Vùng năm bao gồm ba tỉnh Đắk Lắk, Đắk Nông và Lâm Đồng thuộc Tây nguyên. Vùng sáu là tỉnh Long An thuộc miền đồng bằng sông Cửu Long.

Bảng 3.1: Vùng phân bố mẫu điều tra Tiêu chí Số hộ Tỷ lệ (%) Vùng 1 865 26 Vùng 2 917 27 Vùng 3 203 6 Vùng 4 402 12 Vùng 5 703 21 Vùng 6 266 8 Cộng 3.356 100 Nguồn: VARHS 2012 3.4.2 Biến phụ thuộc

Biến phụ thuộc của nghiên cứu là mức độ đa dạng hóa thu nhập. Nghịch đảo của chỉ số Herfindahl được dùng để đo lường mức độ đa dạng hóa thu nhập trong nghiên cứu này. Theo Idowu và cộng sự (2011), chỉ số Herfindahl nghịch đảo được tính như sau:    n j j P D 1 2 ) ( 1

Trong đó Pj là tỷ trọng của nguồn thu nhập thứ j n là số thành phần thu nhập của hộ gia đình.

Theo dữ liệu của cuộc điều tra tiếp cận nguồn lực hộ gia đình nơng thơn Việt Nam (VARHS) năm 2012, thu nhập của hộ được tổng hợp thành chín thành phần thu nhập chính, cụ thể bao gồm thu nhập từ các hoạt động sau:

(1) Làm công ăn lương

(2) Các hoạt động sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp (3) Các hoạt động khai thác và đánh bắt tự nhiên

(4) Các hoạt động kinh tế phi nông nghiệp không được trả công

(5) Thu nhập từ hoạt động cho thuê đất đai/bất động sản và các tài sản khác

(6) Bán tài sản

(7) Các khoản chuyển nhượng/ hỗ trợ từ cá nhân

(8) Các khoản chuyển nhượng/hõ trợ từ chính phủ và các tổ chức xã hội (9) Thu nhập khác

Do nghiên cứu chỉ quan tâm đến các thành phần thu nhập được tạo ra từ lao động, việc làm, đầu tư và mang tính chất thường xun, vì thế, trong chín thành phần thu nhập kể trên, nghiên cứu đã loại bỏ các thành thu nhập khơng có nguồn gốc từ lao động, việc làm, đầu tư hoặc khơng mang tính chất thường xuyên. Cụ thể là các thành phần thu nhập từ bán tài sản, chuyển nhượng và thu nhập khác sẽ không được xét đến.

Như vậy, các thành phẩn thu nhập đưa vào nghiên cứu được chia thành ba nhóm với năm thành phần thu nhập. Thứ nhất là thu nhập từ việc làm công ăn lương. Thứ hai là thu nhập từ các việc làm tự tạo bao gồm ba thành phần: thu nhập từ các hoạt động sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp; các hoạt động khai thác và đánh bắt tự nhiên; các hoạt động kinh tế phi nông nghiệp không được trả công. Thứ ba là thu nhập phi nông nghiệp, chủ yếu từ việc đầu tư tài sản, cụ thể là việc cho thuê tài sản.

Dựa theo sự phân loại các thành phần thu nhập được tổng hợp từ dữ liệu VARHS 2012 thì n nhận các giá trị từ một đến năm.

3.4.3 Biến giải thích

Biến giải thích bao gồm bảy nhóm nhân tố là (i) vốn con người, (ii) vốn vật chất, (iii) vốn tài chính, (iv) vốn xã hội, (v) vốn tự nhiên, (vi) nhân tố đẩy và (vii) nhân tố kéo.

Thứ nhất, nhân tố vốn con người bao gồm các biến quan sát là tuổi của chủ hộ, trình độ học vấn của chủ hộ, số người trong độ tuổi lao động, trình độ học vấn của những người trong độ tuổi lao động.

Tuổi của chủ hộ được tính theo năm sinh đến năm thời điểm điều tra là năm

2012. Trình độ học vấn của chủ hộ được đo lường theo bằng cấp cao nhất mà chủ hộ có được tại thời điểm quan sát. Theo VARHS 2012, các bằng cấp được chia thành tám bậc bao gồm không bằng cấp, bằng nghề ngắn hạn, bằng nghề dài hạn, bằng trung học chuyên nghiệp, bằng cao đẳng, bằng đại học, bằng thạc sĩ và bằng tiến sĩ. Theo nghiên cứu của Sarah (2010) cho thấy hoàn thành giáo dục trung học hoặc đại học ảnh hưởng quan trọng đến mức độ đa dạng hóa thu nhập. Do đó, trong bài nghiên cứu này, tác giả chia trình độ học vấn thành các cấp độ như sau: cấp độ khơng là khơng có bằng cấp; cấp độ một là bằng nghề bao gồm bằng nghề ngắn hạn và dài hạn và bằng trung học chuyên nghiệp; cấp độ hai là bằng cấp từ đại học trở lên. Trình độ của chủ hộ được đo lường bằng hai biến giả là biến trình độ học vấn của chủ hộ thuộc cấp độ một và biến trình độ học vấn của chủ hộ thuộc cấp độ hai.

Số người trong độ tuổi lao động được đo bằng số lượng người trong độ tuổi

từ 15 đến 60 tuổi. Theo Bộ Luật Lao Động Việt Nam, tuổi lao động là từ 15 đến 55 đối với nữ và từ 15 đến 60 đối với nam. Tuy nhiên, để thực hiện bình đẳng nam nữ và tiện cho việc phân tích, nghiên cứu giả thiết độ tuổi lao động là từ 15 đến 60 cho cả nam và nữ.

được phân theo ba cấp độ như trình độ học vấn của chủ hộ. Trình độ những người trong độ tuổi lao động trong hộ được đo lường hai biến quan sát là biến số lượng

người lao động có bằng thuộc cấp độ một và số lượng người lao động có bằng thuộc cấp độ hai.

Thứ hai, nhân tố vốn vật chất bao gồm các biến quan sát là số lượng xe (bao gồm xe máy, xe đạp và xe ô tô) và số lượng điện thoại (bao gồm điện thoại di động và cố định) của hộ và khoảng cách từ nhà đến đường giao thông. Số lượng xe và số

lượng điện thoại được đo lường bằng số đơn vị tài sản của hộ. Khoảng cách từ nhà đến đường giao thông được đo lường bằng khoảng cách từ nhà đến đường nhựa

tính theo số ki lơ mét.

Thứ ba, nhân tố vốn tài chính bao gồm các chỉ tiêu quan sát là tổng giá trị tài khoản tiết kiệm và mức cấp tín dụng của hộ. Tổng giá trị tài khoản tiết kiệm bao gồm toàn bộ giá trị tài sản tiết kiệm của hộ dưới mọi hình thức được đo lường bằng giá trị tiền tệ VND. Mức cấp tín dụng của hộ là tồn bộ số tiền vay hộ được nhận trong năm, kể cả các khoản vay chính thức và khơng chính thức và cũng được đo lường bằng giá trị tiền tệ Việt Nam đồng.

Thứ tư, nhân tố vốn xã hội bao gồm các biến quan sát là giới tính của chủ hộ, dân tộc của chủ hộ và hộ có thành viên tham gia vào các tổ chức xã hội. Biến giới

tính (biến giả) được đo lường bằng giá trị 1 nếu là nam và 0 nếu là nữ. Biến dân tộc

(biến giả) được đo lường bằng giá trị 1 nếu là dân tộc Kinh và giá trị 0 nếu là các dân tộc khác. Tham gia vào các tổ chức xã hội được đo lường bằng bốn biến quan sát (biến giả) ở bốn tổ chức được coi là có thế mạnh trong xã hội nơng thơn ở Việt Nam. Đó là các tổ chức Đảng Cộng Sản Việt Nam, Đồn Thanh niên, Hội Phụ nữ và Hội Nơng dân. Các biến tham gia vào các tổ chức này được đo lường bằng giá trị 1 nếu có thành viên trong hộ tham gia vào tổ chức và giá trị 0 nếu ngược lại.

Thứ năm, nhân tố vốn tự nhiên với biến quan sát là tổng diện tích đất của hộ. Biến tổng diện tích đất của hộ được đo lường bằng tổng diện tích các mất đất hộ đang sở hữu và sử dụng, các mảnh đất hộ đang thuê mướn và các mảnh đất hộ đang

cho thuê, cho mượn. Tổng diện tích đất được đo bằng số m2. Vì tổng diện tích đất này khá lớn nên khi diện tích đất tăng một đơn vị sẽ khơng tạo nên khác biệt, vì thế, nghiên cứu sử dụng biến lơ ga rít của tổng diện tích đất để thay cho biến tổng diện tích đất.

Thứ sáu, nhân tố đẩy với các biến quan sát là rủi ro và diện tích nhà ở. Tổng mức độ thiệt hại của các cú sốc được đo lường bằng giá trị được qui đổi thành tiền Việt Nam đồng đối với các thiệt hại được gây ra từ các cú sốc nghiêm trọng đối với

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH những nhân tố ảnh hưởng đến đa dạng hóa thu nhập hộ gia đình nông thôn việt nam (Trang 48 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)