Kết luận 67-

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH những nhân tố ảnh hưởng đến đa dạng hóa thu nhập hộ gia đình nông thôn việt nam (Trang 76 - 78)

Đa dạng hóa thu nhập là một vấn đề được cả thế giới quan tâm, không chỉ riêng ở Việt Nam. Theo nhiều nghiên cứu trên thế giới, đa dạng hóa giúp giảm rủi ro trong việc biến đổi thu nhập, đồng thời làm tăng phúc lợi của hộ gia đình. Cơ cấu kinh tế của Việt Nam cũng đang dần chuyển đổi theo hướng giảm tỷ trọng lao động trong ngành nông nghiệp và tăng dần tỷ trọng lao động trong ngành công nghiệp, xây dựng và dịch vụ. Các hộ cũng đang có sự thay đổi khi tỷ trọng các hộ hoạt động thuần nông đã giảm và tỷ trọng các hộ hoạt động đa dạng trong các lĩnh vực nông nghiệp cùng với công nghiệp xây dựng và dịch vụ đang có chiều hướng tăng. Ở Việt Nam, theo Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương, các hộ gia đình nơng thơn đa dạng hóa hồn tồn có mức tiêu thụ bình qn đầu người cao hơn so với hộ thuần nơng. Vì thế, việc nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến đa dạng hóa thu nhập hộ gia đình nơng thơn Việt Nam là vấn đề cần thiết.

Dựa trên nền tảng của lý thuyết về khung sinh kế bền vững, nghiên cứu đã sử dụng bộ dữ liệu từ cuộc điều tra tiếp cận nguồn lực hộ gia đình nơng thơn Việt Nam (VARHS) năm 2012 để phân tích. Bằng mơ hình hồi qui tobit, nghiên cứu xem xét các nhân tố vốn con người, vốn vật chất, vốn xã hội, vốn tự nhiên, nhân tố đẩy và nhân tố kéo trong tác động của nó đối với đa dạng hóa thu nhập.

Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra các nhân tố tác động đến đa dạng hóa thu nhập hộ gia đình nơng thơn Việt Nam là tuổi tác, học vấn và dân tộc của chủ hộ, số lao động và trình độ học vấn của lao động, khoảng cách đến đường và đến nơi tiêu thụ sản phẩm, tiết kiệm, có tham gia Đảng Cộng sản Việt Nam, sự thay đổi của diện tích đất, diện tích nhà và địa bàn sống có ảnh hưởng đến mức độ đa dạng hóa của hộ gia đình nơng thơn Việt Nam. Trong khi đó, các nhân tố được kỳ vọng là giới tính, các tài sản riêng của hộ như xe và điện thoại, tổng mức tín dụng và mức độ thiệt hại từ các cú sốc đã khơng có ý nghĩa thống kê.

Kết quả nghiên cứu cho thấy một số phát hiện đáng chú ý về các nhân tố quyết định đa dạng hóa thu nhập đối với hộ gia đình nơng thơn Việt Nam.

Thứ nhất, xét theo các nhân tố đẩy, nghiên cứu cho thấy các nhóm thuộc dân tộc thiểu số, hộ gia đình ít vốn, điều kiện nhà ở nhỏ và hộ gia đình ở vùng Bắc Trung bộ (vùng 3) và vùng duyên hải miền Trung (vùng 4) có khuynh hướng đa dạng hóa nhiều hơn vùng Đồng bằng sơng Hồng (vùng 1). Điều này phù hợp với kết quả nghiên cứu của Trần Tiến Khai và Nguyễn Ngọc Danh (2014) dựa trên bộ dữ liệu điều tra hộ gia đình 2010. Bên cạnh đó, những hộ gia đình có có tài khoản tiết kiệm ít, diện tích nhà ở nhỏ thì cũng có nhu cầu đa dạng hóa nhiều hơn.

Điều này có thể được giải thích là những khó khăn trong đời sống sẽ khiến hộ gia đình chọn đa dạng hóa như là một chiến lược sinh kế với hy vọng đảm bảo an toàn, chống đỡ rủi ro hoặc cải thiện thu nhập (De Janvry, 2001; Schwarze và Zeller, 2005). Các vấn đề này cịn cần được phân tích thêm trong các nghiên cứu tiếp theo.

Thứ hai, các nhân tố vốn con người, vốn xã hội, chính sách thể chế, cơ sở hạ tầng và tiếp cận thị trường đều có ảnh hưởng đến đa dạng hóa thu nhập của hộ gia đình nơng thơn.

Cụ thể, vốn con người ln đóng vai trị quan trọng, ảnh hưởng đến quyết định đa dạng hóa của hộ. Đối với người chủ hộ gia đình, tuổi trẻ hơn thì sẽ năng động hơn nên các hộ gia đình có chủ hộ trẻ tuổi sẽ có khuynh hướng tham gia vào các hoạt động tạo thu nhập đa dạng. Tuy nhiên, những người chủ hộ có học vấn cao từ

cao đẳng trở lên lại thích cơng việc ổn định nên các hộ này có khuynh hướng ít đa dạng hóa. Đối với các thành viên của hộ gia đình thì nhân tố trình độ nghề nghiệp sẽ hữu ích trong đa dạng hóa thu nhập hơn là nhân tố trình độ cao đẳng hay đại học. Phát hiện này đã giải thích được ảnh hưởng của nhân tố học vấn đối với nhu cầu hiện thực trong vấn đề đa dạng hóa thu nhập của hộ gia đình nơng thơn Việt Nam. Nó ủng hộ, đồng thời làm rõ hơn sự ảnh hưởng của nhân tố trình độ học vấn trong nghiên cứu của Trần Tiến Khai và Nguyễn Ngọc Danh (2014).

Hạ tầng cơ sở luôn quan trọng đối với việc tiếp cận các cơ hội việc làm, do đó đường giao thơng ln có ảnh hưởng đến quyết định đa dạng hóa thu nhập của hộ. Thuận lợi trong việc tiếp cận đường giao thơng giúp hộ gia đình tăng cơ hội tham gia vào các hoạt động đa dạng tạo thu nhập. Bên cạnh đó nhân tố tiếp cận thị trường tiêu thụ dễ dàng là một nhân tố có ảnh hưởng tích cực đến đa dạng hóa theo quan niệm của Việt Nam là “nhất cận giang, nhì cận thị”. Khoảng cách đến thị trường tiêu thụ càng ngắn, có thể hiểu rằng hộ gia đình càng gần khu vực thương mại nên tăng cơ hội tham gia vào hoạt động đa dạng tạo thu nhập. Kết quả này ủng hộ các nghiên cứu trước đó của Schwarze and Zeller (2005); Trần Tiến Khai và Nguyễn Ngọc Danh (2014).

Các chính sách ở các vùng kinh tế cũng cần được xem xét cụ thể hơn để có thể kết luận vùng 3 và vùng 4 có chính sách khuyến khích đa dạng hóa hơn so với vùng 1.

Tham gia vào Đảng Cộng Sản Việt Nam cũng là nhân tố tích cực có ý nghĩa góp phần giúp hộ gia đình đa dạng hóa thu nhập. Đây là một phát hiện mới, cụ thể và phù hợp với tình hình Việt Nam, và phù hợp với kết quả về ảnh hưởng của vốn xã hội đến đa dạng hóa trong nghiên cứu của Schwarze and Zeller (2005).

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH những nhân tố ảnh hưởng đến đa dạng hóa thu nhập hộ gia đình nông thôn việt nam (Trang 76 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)