Các nhân tố ảnh hƣởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh tại ngân hàng

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh tại ngân hàng thương mại cổ phần việt nam (Trang 27 - 32)

thƣơng mại.

Nếu ngân hàng đƣợc xem là nhân tố quan trọng đối với nền kinh tế thì hiệu quả đƣợc xem là nhân tố then chốt, quyết định sống cịn của mỗi ngân hàng. Vì vậy, để xây dựng một hệ thống ngân hàng đạt hiệu quả hoạt động kinh doanh cao cần xác định đâu là nhân tố ảnh hƣởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Các nhân tố này có thể đƣợc chia thành hai nhóm: nhóm nhân tố khách quan, và nhóm nhân tố chủ quan.

1.3.1. Các nhân tố ảnh hƣởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh tại ngân hàng thƣơng mại. hàng thƣơng mại.

1.3.1.1. Nhân tố khách quan.

Tình hình kinh tế, chính trị

Với vai trị là trung gian tài chính, hoạt động của ngành ngân hàng sẽ chịu tác động rất lớn từ những biến động của mơi trƣờng kinh tế, chính trị và xã hội. Nếu mơi trƣờng kinh tế, chính trị và xã hội ổn định sẽ làm cho quá trình sản xuất của nền kinh tế đƣợc diễn ra bình thƣờng, đảm bảo khả năng hấp thụ vốn và hoàn trả

vốn của các doanh nghiệp trong nền kinh tế, điều này giúp các ngân hàng đạt hiệu quả hoạt động kinh doanh cao. Các nhân tố kinh tế có ảnh hƣởng đến khả năng tạo lợi nhuận, khả năng ổn định và phát triển bền vững của các NHTM. Bất kỳ một sự biến động nào của lạm phát, tăng trƣởng kinh tế, lãi suất hay tỷ giá đều có ảnh hƣởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của các NHTM. Khi nền kinh tế tăng trƣởng cao và ổn định, các khu vực trong nền kinh tế có nhu cầu mở rộng hoạt động sản xuất, kinh doanh, do đó nhu cầu về vốn sẽ gia tăng giúp các NHTM có thể mở rộng hoạt động tín dụng, đồng thời khả năng nợ xấu có thể giảm vì năng lực tài chính của các doanh nghiệp đƣợc nâng cao. Trái lại, khi nền kinh tế xảy ra những biến động thì lại là nhân tố bất lợi cho hoạt động của các NHTM vì khả năng xảy ra các nguy cơ giảm nhu cầu về vốn, nguy cơ nợ quá hạn, nợ xấu gia tăng làm giảm hiệu quả hoạt động kinh doanh của các NHTM.

Ngồi ra, với q trình hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng thì sự biến động của tình hình kinh tế, chính trị và xã hội của các nƣớc trên thế giới cũng sẽ ảnh hƣởng không nhỏ đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của các NHTM.

Văn hoá và xã hội

Các yếu tố xã hội cũng có tác động đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của NHTM. Điển hình nhƣ trình độ dân trí, thói quen sử dụng tiền mặt hay sự hiểu biết của ngƣời dân về hệ thống ngân hàng. Muốn đạt hiệu quả kinh doanh cao thì các NHTM phải tìm hiểu phong tục, tập qn, thói quen của ngƣời dân.

Chính sách và pháp luật

Mơi trƣờng pháp lý bao gồm tính đồng bộ và đầy đủ của hệ thống luật, các văn bản dƣới luật, việc chấp hành luật và trình độ dân trí. Thực tiễn cho thấy hệ thống luật có tầm quan trọng to lớn trong việc điều hành nền kinh tế thị trƣờng. Nếu hệ thống luật đƣợc xây dựng không phù hợp với yêu cầu phát triển của nền kinh tế thì sẽ tạo một rào cản lớn cho quá trình phát triển kinh tế. Đứng trƣớc q trình tiền tệ hóa nhanh chóng cần có những bộ luật phù hợp với tình hình thực tế, đồng thời cần có các văn bản hƣớng dẫn cụ thể để quán triệt đến từng đối tƣợng kinh tế có những hiểu biết rõ ràng. Mơi trƣờng pháp lý hồn chỉnh một mặt sẽ thu hút đầu tƣ

nƣớc ngoài, mặt khác là cơ sở để giải quyết những tranh chấp, khiếu nại phát sinh trong các hoạt động kinh tế, xã hội, từ đó giúp ngành ngân hàng phát triển nhanh chóng, và bền vững.

Khoa học và công nghệ

Với sự phát triển của công nghệ thông tin và viễn thông tạo điều kiện cho việc nâng cao năng suất lao động, giảm chi phí đầu vào, đẩy nhanh quá trình cung cấp sản phẩm, dịch vụ đƣợc nhanh chóng, tiện lợi với chi phí thấp nhất. Điều này góp phần thu hút khách hàng, từ đó nâng cao đƣợc hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Mặt khác, với sự phát triển của công nghệ thông tin và viễn thơng cũng góp phần vào q trình hội nhập và quốc tế hố các hoạt động giao dịch của ngân hàng, nâng cao chất lƣợng dịch vụ cũng nhƣ khả năng cạnh tranh của các NHTM.

1.3.1.2. Nhân tố chủ quan.

Năng lực tài chính

Đƣợc biểu hiện qua khả năng mở rộng vốn chủ sở hữu, vì đây là nguồn vốn thể hiện sức mạnh tài chính của một ngân hàng, ảnh hƣởng đến quy mô kinh doanh của ngân hàng nhƣ khả năng huy động và cho vay vốn, khả năng đầu tƣ tài chính, và trình độ trang bị công nghệ. Phần lớn vốn chủ sở hữu là không sinh lời trực tiếp, chúng đƣợc ƣu tiên tài trợ cho xây dựng trụ sở, phƣơng tiện làm việc, đầu tƣ cơng nghệ. Phần cịn lại của vốn chủ sở hữu tham gia vào quá trình kinh doanh của ngân hàng. Vốn chủ sở hữu lớn cho phép ngân hàng thành lập các công ty con và tham gia hoạt động đầu tƣ, liên doanh liên kết với các đối tác chiến lƣợc, hùn vốn vào các cơng ty và có thể thơn tính các ngân hàng khác.

Khả năng sinh lời cũng là một nhân tố phản ánh năng lực tài chính, thể hiện tính hiệu quả của một đồng vốn kinh doanh. Khả năng sinh lời phản ánh kết quả hoạt động, đánh giá hiệu quả kinh doanh và mức độ phát triển của một NHTM. Đứng trên góc độ từ NHTM, thì một NHTM có khả năng sinh lời cao sẽ có khả năng tích luỹ cao, sẽ có điều kiện trang bị, đầu tƣ cơng nghệ, từ đó nâng cao chất lƣợng dịch vụ thu hút khách hàng; mặt khác đứng trên góc độ nhà đầu tƣ, ngƣời gửi

tiền sẽ quyết định giao dịch khi nhìn thấy NHTM đó an tồn do có thể bù đắp rủi ro, từ đó tạo điều kiện tăng trƣởng tổng tài sản.

Khả năng phòng ngừa và chống đỡ rủi ro cũng là một nhân tố phản ánh năng lực tài chính. Các ngân hàng phải giữ rủi ro trong giới hạn nhất định, đảm bảo thanh khoản theo mức độ cần thiết trong kết cấu tài sản có và mức độ sinh lãi chấp nhận để có thể đứng vững và cạnh tranh đƣợc trong môi trƣờng kinh doanh, quá chú trọng đến yếu tố này hoặc yếu tố khác thì sẽ ảnh hƣởng tiêu cực đến kết quả kinh doanh. Nếu một ngân hàng thận trọng về rủi ro, nâng cao quá mức về thanh khoản thì sẽ dẫn đến lợi nhuận giảm, nguy hại hơn là làm cho khách hàng mất tin tƣởng, đi tìm nơi khác có lợi cho họ hơn. Ngƣợc lại, nếu chấp nhận rủi ro cao, thanh khoản thấp để mở rộng các nghiệp vụ sinh lời sẽ có nguy cơ mất khả năng thanh toán, dễ dẫn đến phá sản. Tất cả những điều này ảnh hƣởng trực tiếp đến kết quả hoạt động của ngân hàng.

Năng lực quản trị, điều hành

Là nhân tố ảnh hƣởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Nhân tố này phụ thuộc vào cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý, trình độ lao động và tính hữu hiệu của cơ chế điều hành để có thể ứng phó tốt nhất trƣớc những diễn biến của thị trƣờng. Ngoài ra, khả năng giảm thiểu chi phí hoạt động, nâng cao năng suất sử dụng các đầu vào để tạo đƣợc một tập hợp đầu ra cực đại cũng phản ánh năng lực quản trị, điều hành.

Khả năng ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ

Là nhân tố phản ánh năng lực công nghệ thông tin của ngân hàng. Trƣớc sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ ngành ngân hàng khó có thể cạnh tranh nếu vẫn cung cấp các dịch vụ truyền thống. Chính vì vậy, cơng nghệ thơng tin đƣợc xem nhƣ một xu hƣớng chính trong hoạt động ngân hàng hiện đại, các giải pháp kỹ thuật đƣợc lựa chọn phù hợp đảm bảo cho sự phát triển công nghệ tin học ngân hàng đúng hƣớng, giúp các ngân hàng tăng khả năng cạnh tranh thông qua việc đa dạng hóa sản phẩm, dịch vụ, chiếm lĩnh thị phần bằng các thiết bị giao dịch tự động, tăng cƣờng năng lực và hiệu quả hoạt động kinh doanh của các ngân hàng. Xu

hƣớng mở rộng ứng dụng công nghệ thông tin và phát triển các giao dịch ngân hàng điện tử đã góp phần nâng cao năng lực quản lý của hệ thống ngân hàng. Trong bối cảnh của sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ, các ngân hàng đã và đang ngày càng nỗ lực để ứng dụng công nghệ hiện đại vào các hoạt động tạo điều kiện thuận lợi để ngƣời dân, các nhà đầu tƣ tiếp cận sản phẩm, dịch vụ ngân hàng tiên tiến – đảm bảo hiệu quả hoạt động, nâng cao năng lực cạnh tranh.

Trình độ, chất lƣợng ngƣời lao động

Nhân tố con ngƣời là nhân tố then chốt góp phần quyết định thành bại trong hoạt động của ngành ngân hàng. Do đó, chất lƣợng nguồn nhân lực là vấn đề cần đƣợc quan tâm sâu sát. Xã hội ngày càng phát triển đòi hỏi những dịch vụ mới, chất lƣợng cao hơn từ ngân hàng, do đó đội ngũ lao động cũng phải đƣợc nâng cao để đáp ứng kịp thời với những biến đổi của thị trƣờng. Nguồn nhân lực có đạo đức nghề nghiệp và giỏi về nghiệp vụ chuyên môn sẽ giúp ngân hàng ngăn ngừa và giảm thiểu những rủi ro có thể xảy ra trong hoạt động kinh doanh, đầu tƣ và giúp giữ chân đƣợc khách hàng. Hay nói cụ thể là đội ngũ nhân viên giỏi sẽ giúp giảm chi phí hoạt động và tăng lợi nhuận trong kinh doanh của ngân hàng.

1.3.2. Mơ hình phân tích ảnh hƣởng của các nhân tố đến hiệu quả hoạt động kinh doanh. kinh doanh.

Hiệu quả hoạt động kinh doanh tại NHTM chịu ảnh hƣởng bởi nhiều nhân tố, để phân tích ảnh hƣởng của các nhân tố đến hiệu quả hoạt động kinh doanh có thể sử dụng phƣơng pháp bình phƣơng bé nhất OLS. Tuy nhiên, nếu biến phụ thuộc – biến hiệu quả – là biến bị chặn hay bị giới hạn thì mơ hình OLS sẽ thất bại trong việc ƣớc lƣợng, và mơ hình thích hợp là mơ hình hồi quy Tobit.

Mơ hình Tobit đƣợc mở rộng từ mơ hình Probit nghiên cứu mối tƣơng quan giữa biến động của biến phụ thuộc với các biến độc lập. Mơ hình Tobit đƣợc sử dụng để phân tích trong lý thuyết kinh tế lƣợng lần đầu tiên bởi nhà kinh tế học James Tobin năm 1958. Mơ hình này cịn có tên gọi là mơ hình Tobin probit hay mơ hình hồi quy chuẩn đƣợc kiểm duyệt (censored regression model) hay mơ hình hồi quy có biến phụ thuộc bị chặn hoặc bị giới hạn (limited dependent variable

regression model). Đây là mơ hình hồi quy tuyến tính với biến phụ thuộc là một biến ngầm lƣỡng phân mà trong đó có một số quan sát của biến ngầm bị mất khi biến ngầm ở trên hoặc ở dƣới một ngƣỡng nhất định.

Về mặt lý thuyết, mơ hình có dạng nhƣ sau:

𝑦𝑖 = 𝑦𝑖∗ = 𝛽𝑥𝑖 + 𝑢𝑖 𝑛ế𝑢 𝑦𝑖∗ > 0

0 𝑛ế𝑢 𝑦𝑖∗ ≤0 (1.18) Trong đó:

- ui: sai số, ui ~ N(0, 𝜎2) - xi: véc tơ các biến giải thích - 𝛽: các tham số chƣa biết cần tìm

- 𝑦𝑖∗: là biến ngầm hay biến bị cắt cụt

- 𝑦𝑖: là độ đo hiệu quả của ngân hàng thứ i đo đƣợc từ mơ hình DEA, 𝑦𝑖 bị giới hạn trong [0,1]

Về mặt thực nghiệm, mơ hình Tobit đƣợc viết nhƣ sau:

TEit = β0 + β1X1it + β2X2it + β3X3it +… + βnXnit + uit (1.19) Trong đó:

- TEit: hiệu quả kỹ thuật của ngân hàng i tại năm t đƣợc ƣớc lƣợng bằng phƣơng pháp DEA

- β0: hằng số

- βj: hệ số hồi quy, j = (1,n) - Xjit: các biến giải thích - uit: sai số, uit ~ N(0, 𝜎2)

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh tại ngân hàng thương mại cổ phần việt nam (Trang 27 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)