2. Thực trạng pháp luật về doanh nghiệp quốc phòng an ninh
2.2. Thực tiễn thi hành pháp luật về doanh nghiệp quốc phòng an ninh tại Việt Nam
tại Việt Nam
2.2.1. Một số đặc thù về điều kiện kinh tế - xã hội, chính trị của Việt Namvà tác động của chúng đến việc thành lập và hoạt động của doanh và tác động của chúng đến việc thành lập và hoạt động của doanh nghiệp quốc phòng an ninh.
Việt Nam được biết đến là một trong số ít các quốc gia duy trì chế độ XHCN trên thế giới, với mục tiêu kinh tế - xã hội đặc thù kết hợp với một thể chế chính trị khá khác biệt với các nước cịn lại. Từng thành tố “kinh tế, chính trị và xã hội” đã tác động tương đối lớn đến quá trình hình thành và hoạt động của các doanh nghiệp thuộc khối nhà nước, đặc biệt là các doanh nghiệp quốc phòng an ninh với mục tiêu rất rõ ràng. Các doanh nghiệp loại này tồn tại với số lượng nhỏ, được điều chỉnh bởi LDN 2020 và các luật khác liên quan song lại mang nét đặc thù khác hẳn với khối doanh nghiệp tư nhân hay kể cả doanh nghiệp nhà nước khơng làm nhiệm vụ quốc phịng an ninh.
Thứ nhất, về mơ hình kinh tế tại Việt Nam, được chia thành hai giai đoạn với các định hướng gắn với mục tiêu khác nhau. Trước thời kì đổi mới, Việt Nam duy trì mơ hình kinh tế kế hoạch hóa tập trung, bao cấp - tập trung khai thác các doanh nghiệp quốc doanh và sau đó là mơ hình kinh tế thị trường định hướng XHCN dưới sự điều tiết của Nhà nước - có sự tham gia đa dạng của nhiều loại hình doanh nghiệp. Với mục tiêu “ Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” được đề ra trong văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, sự giải phóng sức mạnh thể chất, trí tuệ của lực lượng nhà lính là điều cần thiết. Để “dân giàu, nước mạnh” thì sự đóng góp vào bảo vệ sự phát triển bền vững của nền kinh tế đồng thời duy trì sự ổn định quốc phịng an ninh ln được đặt lên hàng đầu. Chính điều này đã tác động lên quá trình thành lập và hoạt động của hàng loạt các doanh nghiệp QPAN tại Việt Nam, đóng góp khơng nhỏ vào ngân sách nhà nước đồng thời nâng cao chất lượng các sản phẩm trong hoạt động quốc phòng, an ninh. Nền kinh tế thị trường có sự điều tiết của nhà nước là thay đổi tầm nhìn của Nhà nước về các loại hình doanh nghiệp, cụ thể là sự tham gia thị trường cạnh tranh lành mạnh của các doanh nghiệp quốc phịng an ninh và sự cổ phần hóa nhiều doanh nghiệp loại này, từ đó tạo ra một hội đồng cổ đơng đa dạng hóa hơn, tạo điều kiện kinh tế cho doanh nghiệp với sự đa dạng nguồn vốn góp và tái cơ cấu, làm cho hoạt động của doanh nghiệp ngày càng hiệu quả hơn. Một ví dụ điển hình chính là Tập đồn Viễn Thơng qn đội Viettel - một doanh nghiệp thuộc loại hình DN QPAN đã cổ phần hóa từ năm 2009 nhiều công ty con (Viettel Post, Viettel Consutant, Viettel Construction, Viettel Global) - với thành tựu nổi bật trong xây dựng hình ảnh một Việt Nam hiện đại và trí tuệ trong mắt bạn bè quốc tế; đồng thời góp phần tích cực bảo vệ tổ quốc với các sản phẩm quốc phịng an ninh cơng nghệ cao, tạo đà hiện đại hóa quân đội nước nhà.
Thứ hai, về xã hội, Việt Nam nổi bật là một xã hội năng động và đang chuyển mình nhanh chóng, khẳng định được trí tuệ và sự thích ứng cao với hội nhập và phát triển, song bên cạnh đó là sự duy trì những nét riêng về tinh thần và văn hóa, đặc biệt là lực lượng quân đội. Với xứ mệnh phát triển kinh tế kết hợp sản xuất phục vụ nhiệm vụ quốc phịng an ninh trong thời kì mới, trong một xã hội hiện đại, lực lượng quân đội đã
phát huy được sức mạnh thể chất cùng trí tuệ tuyệt vời qua các thành tựu kinh tế đạt được khi tham gia vào thị trường cùng các loại hình doanh nghiệp khác, đồng thời vẫn giữ được lối nhà binh đặc trưng “tinh thần kỉ luật thép” và lối sống đoàn kết, hướng về cuộc sống chiến đấu và lao động song hành. Nhiều chuyên gia cho rằng, chính đặc thù xã hội trong thời kì mới đã tơi luyện nên tính “kinh tế” của lực lượng nhà binh Việt Nam, kết hợp với tính “kỉ luật” mà tạo nên sự thành cơng trong cả hai mục tiêu của các doanh nghiệp quốc phịng an ninh. Ngồi ra, đặc thù xã hội mới đã phần nào tác động lên quyết định thành lập hệ thống doanh nghiệp quốc phòng, an ninh của nhà nước. Xã hội chuyển biến theo chiều hướng hội nhập và đa dạng hóa loại hình doanh nghiệp, kết hợp với đặc thù kinh tế trong thời kì q độ lên CNXH, tạo thành mơ hình kinh tế- xã hội mới, đặt ra các mục tiêu kinh tế xã hội để xây dựng kiến thiết đất nước song song với mục tiêu bảo vệ tổ quốc. Với mơ hình kinh tế - xã hội gắn liền với CNXH, thì lực lượng cơng nhân là lực lượng nòng cốt, đặc biệt trong nhiều doanh nghiệp QPAN, nơi nhà nước tập trung nhiều chính sách ưu đãi cho các cơng nhân tham gia lao động. Cụ thể, Nhà nước tạo điều kiện hỗ trợ về nhiều mặt cuộc sống (điều kiện làm việc, trường học, bệnh xá, tiền lương, thưởng, phúc lợi xã hội…) được quy định tại khoản 3 và 4 nghị định 151/2016/ TT-BTC.
Về chính trị, Việt Nam khi chuyển sang mơ hình kinh tế thị trường định hướng XHCN thì cấp thiết địi hỏi có một hệ thống chính trị khác biệt với thời kì trước đổi mới, nhằm đáp ứng được những yêu cầu xây dựng và phát triển đất nước. Một HTCT phù hợp sẽ có tác động tích cực trở lại kết quả kinh tế - xã hội, thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển của đất nước về mọi mặt. Nét đặc thù đầu tiên của HTCT gắn liền với XHCN, đó là Đảng Cộng Sản trở thành lực lượng duy nhất lãnh đạo chính trị nước nhà. Đường lối chính trị của Đảng, kết hợp với sự điều tiết của Nhà nước trong mối quan hệ với các tổ chức chính trị - xã hội đã tạo nên một HTCT nhất quán, sự thống nhất về mặt đường lối và quyết sách, do đó ln có sự tương thích và trọn vẹn của mục tiêu kinh tế - xã hội đề ra mà ít sự mâu thuẫn, đối lập như các quốc gia duy trì chế độ đa đảng lãnh đạo. Thứ hai, Đảng Cộng sản cũng giữ vững được vị thế của mình, đặc biệt là vai trị trong lãnh đạo trực tiếp, tuyệt đối về mọi mặt đối với lực lượng quân đội và công an, tiến đến nâng cao tinh thần
và trách nhiệm của lực lượng này, đồng thời hiện đại hóa từng bước. Chính HTCT nhất ngun đã chỉ ra một mục tiêu kinh tế và quốc phòng duy nhất mà đất nước hướng tới. Bên cạnh đó, khác với nhiều quốc gia trên thế giới khơng duy trì lực lượng quân đội tự vệ (Nhật Bản, …) thì Việt Nam phát triển lực lượng tự thân với nội lực quốc gia, tham gia hoạt động không chỉ bảo vệ an ninh tổ quốc mà còn các lĩnh vực sản xuất, kinh tế. Điều này tạo nên sự đặc trưng của hệ thống doanh nghiêp quốc phịng an ninh nước ta. Đó là các doanh nghiệp hoàn thành mục tiêu do các cơ quan chun mơn đề ra (Bộ Quốc phịng và Bộ Công an) dưới sự chỉ đạo của Đảng Cộng Sản, hoạt động độc lập có kiểm sát, nhận sự hỗ trợ đặc biệt từ Nhà nước và hồn tồn khơng có sự phụ thuộc vào lực lượng quân đội quốc gia khác. Chính vì vậy, hoạt động của các DNQPAN ln được hỗ trợ bởi các chính sách ưu đãi hơn so với các loại doanh nghiệp khác quy định trong Luật Doanh nghiệp 2020.
Tóm tại, Việt Nam đang tiến gần hơn tới CNXH trên từng bước q độ, trong đó là sự thích ứng và chuyển đổi nhanh chóng của mơ hình kinh tế - xã hội kết hợp với HTCT nhất quán và phù hợp. Sự tác động của các thành tố này lên các doanh nghiệp QPAN là có thể nhìn rõ, qua nhiều mặt như chính sách, điều kiện hoạt động, mục tiêu kinh tế, nhiệm vụ quốc phòng,... Dưới sự điều tiết của Nhà nước và chủ trương lãnh đạo của Đảng, các DN QPAN được công nhận và đưa vào hoạt động đạt hiệu quả cao, tạo nên những thành tựu mà kể cả các doanh nghiệp lớn thuộc loại hình khác khó mà đạt được. Sự đóng góp và tác động tích cực trở lại của Doanh nghiệp QPAN với tình hình chính trị, kinh tế -xã hội là không thể phủ nhận.
2.2.2. Thực trạng thực hiện pháp luật của các doanh nghiệp quốc phòng, an ninh an ninh
2.2.2.1. Tổng quan về tình hình hoạt động của doanh nghiệp quốc phịng, an ninh
Hiện nay, đất nước đang trong bối cảnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, các doanh nghiệp quốc phịng an ninh đóng góp một vị trí quan trọng đối với sự phát triển của đất nước. Nhìn chung, tình hình
hoạt động của các doanh nghiệp quốc phòng an ninh hiện nay đã và đang đạt được những thành tựu hết sức nổi bật với sự dẫn dắt, vai trò quản lý, điều tiết của nhà nước. Tuy nhiên, hoạt động của các doanh nghiệp quốc phịng an ninh đang phải đối mặt với nhiều những khó khăn bởi tình hình dịch bệnh đang có những diễn biến hết sức khơn lường đồng thời gần đây là sự ảnh hưởng bởi những diễn biến của tình hình chính trị thế giới… Các doanh nghiệp quốc phòng an ninh được Bộ quốc phịng, bộ cơng an đảm bảo đủ nguồn lực, đủ vốn điều lệ để thực hiện các nhiệm vụ và hiệu quả hoạt động trong việc thực hiện các nhiệm vụ.
Qua các giai đoạn phát triển, doanh nghiệp quốc phịng an ninh nói chung ln phát huy vị trí vai trị của nó, góp phần quan trọng cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc, đặc biệt đóng vai trị quyết định, giữ vững và phát triển năng lực sản xuất quốc phịng, cung cấp vũ khí trang bị cho qn đội chiến đấu và sẵn sàng chiến đấu hoàn thành mọi nhiệm vụ được giao. Sự tồn tại của doanh nghiệp quốc phòng, an ninh trong nền kinh tế thị trường vẫn là một tất yếu khách quan.
Hiện nay, trong bối cảnh thế giới đang đứng trước những thách thức không nhỏ của tình hình dịch bệnh cịn nhiều khó khăn, đầu tư của nhà nước cũng như đầu tư của bộ quốc phòng cho các doanh nghiệp tư nhân còn hạn chế. Tuy nhiên, các doanh nghiệp quốc phòng an ninh đã nỗ lực vươn lên, khắc phục những khó khăn, khơng ngừng phát triển, góp phần khơng nhỏ vào q trình xây dựng và phát triển đất nước
Doanh nghiệp quốc phòng, an ninh là lực lượng quan trọng bảo đảm nhiều loại sản phẩm, dịch vụ cơng ích thiết yếu cho quốc phịng, an ninh, thực hiện chính sách xã hội góp phần khắc phục hậu quả thiên tai, xóa đói giảm nghèo ở vùng sâu vùng xa. Doanh nghiệp ngày càng thích ứng với cơ chế thị trường, năng lực sản xuất tiếp tục tăng, cơ cấu ngày càng hợp lý hơn, trình độ cơng nghệ và quản lý có nhiều tiến bộ, hiệu quả và sức cạnh tranh trong nội bộ từng bước nâng lên, đời sống của người lao động từng bước được cải thiện.
2.2.2.2. Thành tựu trong thực hiện pháp luật của các doanh nghiệp quốc phòng, an ninh
Với những quy định chặt chẽ của Luật doanh nghiệp, các doanh nghiệp quốc phòng an ninh đã đảm bảo và hoạt động, đáp ứng đầy đủ những điều kiện của doanh nghiệp quốc phịng an ninh: Là cơng ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Bộ Quốc phịng, Bộ Cơng an thực hiện quyền đại diện chủ sở hữu nhà nước tại doanh nghiệp. Có ngành, lĩnh vực và địa bàn hoạt động quy định tại Phụ lục 1 về Danh mục ngành, lĩnh vực hoặc địa bàn trực tiếp phục vụ quốc phòng, an ninh kèm theo Nghị định 47. Được Bộ Quốc phịng, Bộ Cơng an giao nhiệm vụ sản xuất, cung ứng các sản phẩm, dịch vụ quốc phòng, an ninh hoặc thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, an ninh bằng nguồn lực của Nhà nước hoặc nguồn lực của doanh nghiệp phù hợp với mục tiêu đầu tư, thành lập doanh nghiệp.
Cơ cấu tổ chức và chức danh quản lý của doanh nghiệp quốc phòng an ninh được thực hiện đúng theo hai mơ hình:
1. Chủ tịch cơng ty, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc, Ban kiểm soát; 2. Hội đồng thành viên, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc, Ban kiểm soát.
Tiêu chuẩn, điều kiện, quy trình bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức, khen thưởng, kỷ luật đối với các chức danh quản lý của doanh nghiệp quốc phòng, an ninh thực hiện theo quy định của Bộ Quốc phịng, Bộ Cơng an.
Các doanh nghiệp quốc phòng an ninh trên cơ sở những quy định của luật doanh nghiệp đã thực hiện và làm tròn được những quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp an ninh quốc phịng, đóng góp to lớn vào việc xây dựng và phát triển đất nước. Những quy định pháp luật được các doanh nghiệp quốc phòng an ninh thực hiện đầy đủ, không làm giảm năng lực và ảnh hưởng tới việc thực hiện nhiệm vụ quốc phòng an ninh được giao. Đồng thời các doanh nghiệp quốc phòng an ninh cũng thực hiện đầy đủ nghĩa vụ nộp thuế theo
quy định của pháp luật. Tiến hành quản lý nguồn lực được giao để thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, an ninh theo các quy định hiện hành về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước tại đơn vị vũ trang nhân dân và quy định của pháp luật có liên quan.
Chấp hành đầy đủ quyết định của Bộ Quốc phịng, Bộ Cơng an về việc chuyển giao phần vốn hoặc tài sản phục vụ nhiệm vụ quốc phòng, an ninh của doanh nghiệp cho doanh nghiệp khác để thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, an ninh trong trường hợp cần thiết. Bộ Quốc phịng, Bộ Cơng an chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong trường hợp chuyển giao phần vốn hoặc tài sản phục vụ nhiệm vụ quốc phòng, an ninh của doanh nghiệp. Chấp hành và thực hiện hiệu quả các quy định pháp luật về hợp tác quốc tế và của Bộ Quốc phịng, Bộ Cơng an khi thực hiện các hoạt động liên kết với tổ chức, cá nhân nước ngồi để thực hiện nhiệm vụ quốc phịng, an ninh.
Đồng thời, các doanh nghiệp quốc phòng an ninh đã làm tốt nhiệm vụ kinh tế gắn liền với nhiệm vụ quốc phòng an ninh, trực tiếp phụng sự tổ quốc, phụng sự nhân dân. Hoạt động trong những năm vừa qua, số liệu thống kê cho thấy các doanh nghiệp quốc phịng an ninh có đóng góp cho ngân sách Nhà nước khoảng 5% GDP, thu nộp ngân sách khoảng 25% tổng số các doanh nghiệp Nhà nước nộp, tạo việc làm và thu nhập ổn định cho khoảng 150.000 lao động. Đây chính là kết quả, thành tựu hết sức tự hào của các doanh nghiệp quốc phòng an ninh đối với việc thực hiện đúng quy định của pháp luật về doanh nghiệp quốc phịng an ninh. Trong đó khơng thể khơng kể đến một “ ơng lớn” trong lĩnh vực viễn thơng đó là Tập đồn Viễn thơng qn đội Viettel hay Ngân hàng thương mại cổ phần quân đội (MB Bank) trực thuộc Bộ quốc phòng.... Đây là những doanh nghiệp hàng đầu, thực hiện đầy đủ những quy định của pháp luật đối với doanh nghiệp quốc phòng an ninh. Là doanh nghiệp quốc phịng an ninh hàng đầu, nắm giữ vị trí quan trọng trong nền kinh tế đồng thời còn là một trong những doanh nghiệp đi tiên phong trên con đường hội nhập, mở rộng và phát triển ra bên ngoài.
2.2.2.3. Hạn chế trong thực hiện pháp luật của các doanh nghiệp quốc phòng, an ninh
Bên cạnh những thành tựu, hiệu quả trong việc thực hiện các quy định của pháp luật đối với các doanh nghiệp quốc phòng an ninh, các doanh nghiệp quốc phịng an ninh đã và đang có những hạn chế nhất định trong việc thực hiện các quy định pháp luật ấy.