Một số giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật về doanh nghiệp quốc phòng, an ninh

Một phần của tài liệu BÀI tập lớn đề tài pháp luật về doanh nghiệp quốc phòng an ninh và thực trạng tại việt nam hiện nay (Trang 36 - 40)

2. Thực trạng pháp luật về doanh nghiệp quốc phòng an ninh

3.2. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật về doanh nghiệp quốc phòng, an ninh

phịng, an ninh

Thứ nhất, hồn thiện quy định về đối tượng doanh nghiệp được xác định là doanh nghiệp quốc phòng an ninh

Hiện nay, Nghị định 47 chưa có quy định nào đề cập đến đối tượng doanh nghiệp kinh tế kết hợp với quốc phòng an ninh. Với đối tượng doanh nghiệp QPAN bao gồm

công ty TNHH một thành viên là công ty con của doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ đã từng được công nhận, công nhận lại là doanh nghiệp QPAN theo các quy định của các giai đoạn trước, cần được bổ sung công nhận trở thành DN QPAN.

Nghiên cứu bổ sung quy định về doanh nghiệp kết hợp kinh tế với QPAN khi đáp ứng các điều kiện gồm:

-Là doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ hoặc tổng số cổ phần có quyền biểu quyết theo quy định tại khoản 3 Điều 88 LDN ; do Bộ Quốc phịng, Bộ Cơng an thực hiện quyền đại diện chủ sở hữu nhà nước tại doanh nghiệp;

-Được Bộ Quốc phịng, Bộ Cơng an giao nhiệm vụ sản xuất, cung ứng sản phẩm, dịch vụ quốc phòng, an ninh hoặc thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, an ninh để đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ quốc phòng, an ninh thường xuyên hoặc đột xuất; tổ chức thực hiện các dự án đầu tư có liên quan đến bí mật quốc phòng, nhiệm vụ quan trọng của quốc phòng, dự án

đầu tư trên các địa bàn có vị trí trọng yếu về quốc phịng để đảm bảo yêu cầu của Bộ Quốc phòng, phù hợp với quy định của pháp luật.

Thứ hai, đảm bảo thực hiện tách bạch giữa nhiệm vụ sản xuất kinh doanh thông

thường và nhiệm vụ QPAN do Bộ Quốc phòng đặt hàng, giao nhiệm vụ cho doanh nghiệp. Việc giao nhiệm vụ, đặt hàng cho doanh nghiệp kinh tế kết hợp với quốc phòng,

an ninh; giá, đơn giá hoặc chi phí để sản xuất, cung ứng sản phẩm, dịch vụ quốc phòng, an ninh và nhiệm vụ quốc phòng, an ninh thực hiện theo quy định của pháp luật và hướng dẫn của Bộ Tài chính.

Thứ ba, đẩy mạnh cổ phần hóa, thối vốn nhà nước ở một số các doanh nghiệp quốc phòng an ninh

Theo Đề án 80, Bộ Quốc phịng tiếp tục cổ phần hóa 29 doanh nghiệp (trong đó có 12 doanh nghiệp vốn nhà nước giữ trên 51%; 17 doanh nghiệp vốn nhà nước giữ dưới 51%) và thoái vốn tại 20 doanh nghiệp. Qua thực tế triển khai, cơng tác cổ phần hóa, thối vốn tại các DNQĐ đã tuân thủ đúng quy định của Nhà nước; q trình thực hiện đảm bảo cơng khai, minh bạch, đấu giá công khai cổ phần lần đầu đạt kết quả tốt; giải quyết tốt chính sách đối với người lao động tại các doanh nghiệp khi cổ phần hóa. Cơng tác cổ phần hóa đã nâng cao hiệu quả quản lý, quản trị tại doanh nghiệp, đảm bảo tự chủ, tự chịu trách nhiệm, kết quả sản xuất, kinh doanh đạt hiệu quả cao, bảo toàn và phát triển phần vốn nhà nước, đặc biệt ở các lĩnh vực dệt may, xây dựng.

Phải tập trung rà soát, phê duyệt phương án sử dụng đất quốc phịng; đánh giá thực trạng tài chính của từng doanh nghiệp thuộc diện cổ phần hóa, thối vốn; xử lý tốt cơng tác chính sách bảo đảm ổn định, phát triển; ưu tiên thực hiện cổ phần hóa doanh nghiệp khơng phức tạp về đất đai, tài chính.

Với những kết quả bước đầu đạt được trong cổ phần hóa, thối vốn tại các doanh nghiệp thuộc Bộ Quốc phòng cũng như xác định được những tồn tại, vướng mắc để tháo

gỡ, hy vọng trong thời gian tới, hoạt động này sẽ được triển khai nhanh và quyết liệt nhằm thực hiện tốt chủ trương của Đảng, Nhà nước về tái cơ cấu, nâng cao hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp, đáp ứng yêu cầu hội nhập và phát triển.

Trong nền kinh tế Việt Nam, các doanh nghiệp quốc phòng an ninh chiếm một vị trí hết sức quan trọng có những đóng góp khơng nhỏ vào sự phát triển của nền kinh tế đất nước. Hệ thống pháp luật Việt Nam đã xây dựng những quy định pháp luật rõ ràng về doanh nghiệp quốc phòng an ninh: đặc điểm, nhiệm vụ, điều kiện để trở thành doanh nghiệp quốc phòng an ninh...Những quy định ấy đã và đang tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp quốc phòng an ninh thực hiện tốt nhiệm vụ và vai trị của mình trong nền kinh tế Việt nam. Tuy nhiên, dựa trên sự nghiên cứu và phân tích tình hình thực tiễn, một số những quy định pháp luật về doanh nghiệp quốc phòng an ninh cịn để lộ nhiều điểm hạn chế trong đó đặc biệt là việc tách biệt giữa nhiệm vụ kinh tế với nhiệm vụ quốc phòng an ninh, mối liên hệ và sự phối hợp giữa hai nhiệm vụ ấy với nhau. Đây cũng chính là điểm hạn chế lớn nhất và cũng là khó khăn lớn nhất gây nên những bất cập, lúng túng trong hoạt động của các doanh nghiệp quốc phịng an ninh ở Việt Nam. Chình vì vậy, trên cơ sở nghiên cứu pháp luật và thực tiễn thực hiện pháp luật, nhóm nghiên cứu đã đưa ra một số những giải pháp nhằm hồn thiện pháp luật về doanh nghiệp quốc phịng an ninh như: hoàn thiện quy định về đối tượng doanh nghiệp được xác định là doanh nghiệp quốc phòng an ninh; đảm bảo thực hiện tách bạch giữa nhiệm vụ sản xuất kinh doanh thông thường và nhiệm vụ; đẩy mạnh cổ phần hóa, thối vốn nhà nước ở một số các doanh nghiệp quốc phòng an ninh... nhằm góp phần hồn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật của các doanh nghiệp quốc phòng an ninh trong bối cảnh hiện nay.

Một phần của tài liệu BÀI tập lớn đề tài pháp luật về doanh nghiệp quốc phòng an ninh và thực trạng tại việt nam hiện nay (Trang 36 - 40)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(40 trang)
w