Niềm tin kinh doanh của DN có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với việc phục hồi hoạt động đầu tư và sản xuất kinh doanh, để DN lấy lại niềm tin đó địi hỏi phải có sự chỉ đạo quyết liệt từ Chính phủ nhằm thực thi các giải pháp đồng bộ
3.2.1.1. Phục hồi và ổn định nền kinh tế
Trong bối cảnh niềm tin kinh tế suy giảm, tăng trưởng kinh tế đạt mức thấp, DN thận trọng trong việc đẩy mạnh hoạt động sản xuất kinh doanh, người tiêu dùng thắt chặt chi tiêu thì việc khơi phục lại niềm tin cho cả DN và người tiêu dùng là vấn đề Chính phủ cần giải quyết nhằm khôi phục đà tăng trưởng kinh tế. Trên thực tế, Chính phủ ban hành nhiều giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất thơng qua đề án tái cơ cấu nền kinh tế như kích cầu tiêu dùng, giải quyết hàng tồn kho, các chương trình ưu đãi lãi suất dành cho DN, giảm thuế, phí cho DN nhằm giảm bớt gánh nặng về chi phí.
57
Bên cạnh đó, việc ổn định kinh tế vĩ mô phụ thuộc nhiều vào vai trò của NHNN thơng qua các chính sách và giải pháp nhằm tạo nền tảng hỗ trợ tăng trưởng kinh tế như duy trì sự phù hợp giữa lãi suất cho vay và lãi suất huy động; điều hành tỷ giá linh hoạt phù hợp với tình hình cung cầu ngoại tệ, tạo niềm tin cho cả DN và người tiêu dùng vào đồng Việt Nam, góp phần gia tăng dự trữ ngoại hối, tạo điều kiện thuận lợi cho các DN tiếp cận vốn, tháo gỡ khó khăn trong sản xuất kinh doanh.
3.2.1.2. Kiểm soát lạm phát
Một trong các giải pháp tháo gỡ khó khăn trong sản xuất, kinh doanh, nhằm tạo niềm tin cho DN thì việc kiên trì mục tiêu ổn định giá cả và tăng trưởng kinh tế nhằm kiểm sốt lạm phát có vai trị quan trọng, cấp thiết. Trong nền kinh tế hiện tại, dựa trên nguyên nhân dẫn đến lạm phát cần có những điều chỉnh phù hợp với tình hình cụ thể nhằm loại bỏ những nguyên nhân chủ yếu gây ra lạm phát.
- Để điều tiết lượng cầu, nguyên nhân gây ra lạm phát do cầu kéo, cần tăng cường thực hiện các giải pháp tài chính - tiền tệ theo hướng thắt chặt. Với vai trò là cơ quan quản lý tiền tệ quốc gia, NHNN thực hiện mục tiêu của chính sách tiền tệ chặt chẽ, thận trọng nhằm giảm khối lượng tiền trong lưu thông như phối hợp các công cụ như điều chỉnh tỷ lệ dự trữ bắt buộc phù hợp, sử dụng nghiệp vụ thị trường mở, điều hành lãi suất thị trường thông qua lãi suất cơ bản và các công cụ tái cấp vốn. Bên cạnh thực hiện chính sách tiền tệ của NHNN, Chính phủ thực hiện kết hợp với chính sách tài khóa thắt chặt như cắt giảm đầu tư cơng, chống thất thốt và giảm bội chi ngân sách Nhà nước, cắt giảm biên chế hành chính Nhà nước đồng thời tăng thu ngân sách như phát hành công trái. - Bên cạnh điều tiết lượng cầu, thực hiện thúc đẩy tổng cung, nhằm giảm sự thiếu hụt, đáp ứng tăng trưởng tổng cầu, đặc biệt là các mặt hàng thiết yếu vào những tháng cuối năm cần kiểm soát giá cả thị trường, đảm bảo cân đối cung cầu hàng hóa. Chính phủ có các giải pháp nhằm thúc đẩy sản xuất, kinh doanh, khuyến khích xuất khẩu, kiểm sốt nhập siêu, sử dụng năng lượng tiết kiệm,
58
điều tiết cung cầu đối với các mặt hàng thiết yếu, xem xét miễn, giãn thuế, gia hạn thời gian nộp thuế.
- Với lạm phát cho chi phí đẩy, Chính phủ cần có những giải pháp điều chỉnh giá cả đặc biệt giá xăng, giá điện. Bên cạnh đó, DN sản xuất cần đổi mới công nghệ, cải tiến quản lý, tăng năng suất, hạ giá thành sản phẩm, cạnh tranh với các DN cùng ngành nhằm làm giảm chi phí sản xuất, giảm lạm phát.
- Trong kiểm sốt lạm phát thì đẩy mạnh cơng tác thơng tin tun truyền có vai trò quan trọng nhằm tạo sự đồng thuận ở mọi ngành, mọi cấp, nỗ lực vượt qua khó khăn và đạt mục tiêu đề ra.
3.2.1.3. Chính sách lãi suất từ NHNN
Trong hoạt động sản xuất kinh doanh của DN gặp khó khăn như hiện nay, để củng cố niềm tin của DN, tạo điều kiện ổn định và tiến tới mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh, kích hoạt tăng trưởng thì việc NHNN có những chính sách giảm lãi suất, cơ cấu thời hạn trả nợ, giãn nợ khơng những tạo điều kiện cho DN có thể tiếp cận nguồn vốn và giúp DN tiết giảm chi phí hoạt động là việc làm hết sức cấp thiết và cần được triển khai quyết liệt.
NHNN thực hiện kế hoạch giảm lãi suất cho vay thơng qua những gói hỗ trợ tín dụng đến DN, nhưng những gói hỗ trợ cần đến được đúng địa điểm, có chiến lược và có sự nghiên cứu kỹ càng trong giải ngân.
Để DN có thể vay vốn từ NHTM, NHNN thậm chí có thể hỗ trợ thanh khoản cho NHTM để NHTM cho DN vay dựa trên hàng tồn kho như một tài sản đảm bảo.
3.2.1.4. Thực hiện kích cầu giải quyết đầu ra cho doanh nghiệp
Xuất phát từ khó khăn của tình hình kinh tế nói chung, trong những năm gần đây tỷ lệ DN ngừng sản xuất và giải thể tăng lên, tỷ lệ DN giải thể tiến hành chuyển đổi ngành nghề, mua bán, sáp nhập hay thành lập mới chiếm tỷ lệ thấp. Bên cạnh đó, các chỉ số về hoạt động sản xuất kinh doanh của DN có xu hướng xấu đi, đặc biệt về lợi nhuận, doanh số, hàng tồn kho… Do vậy, vấn đề cần giải quyết tìm cách hạ giá thành sản phẩm để tạo sức mua cho người tiêu dùng, giúp
59
DN giải quyết vấn đề hàng tồn kho đặc biệt là những tháng cuối năm khi sức mua người tiêu dùng tăng nhằm gia tăng niềm tin cho DN.
Giải quyết hàng tồn kho cho DN thì có thể thực hiện bằng cách:
- Tăng khả năng thanh tốn thơng qua tăng thu nhập cho người dân, để tăng chi tiêu dùng nhưng phải gắn liền với cải thiện tâm lý người tiêu dùng tránh trường hợp tăng thu nhập nhưng người tiêu dùng không tiêu dùng mà thắt chặt chi tiêu.
- Tìm hiểu ngun nhân tại sao người tiêu dùng khơng tăng chi tiêu dùng, phải chăng là do giá, do giảm thu nhập… để từ đó tìm giải pháp tác động phù hợp như là tăng thu nhập, khuyến khích cho vay để kích cầu tiêu dùng.
- Để kích cầu tiêu dùng một cách thiết thực đối với toàn xã hội, nên cần tạm
thời miễn thuế VAT đối với một số hàng hóa và dịch vụ sản xuất trong nước. Giải pháp này tuy có ảnh hưởng nhất định đến giảm nguồn thu ngân sách Nhà nước, song lại có tác dụng tích cực đối với u cầu kích thích sản xuất và tăng sức mua của dân cư, kích cầu tiêu dùng nhanh và hiệu quả.
- Kích cầu tiêu dùng khu vực Nhà nước, Chính phủ, trong giai đoạn khó khăn, chi tiêu của Chính phủ càng cần thiết, có thể sẽ tạo ra cơng ăn việc làm, kéo theo nhiều ngành hàng dịch vụ phát triển theo, nhiều cơng trình hạ tầng được xây dựng, đẩy mạnh được nhu cầu tiêu thụ sản phẩm cho nhiều lĩnh vực, điển hình là xi-măng, sắt thép, vận tải, lương cho người lao động...
- Để kích hoạt tổng cầu của nền kinh tế cần đẩy nhanh tiến độ giải ngân nguồn vốn đầu tư từ ngân sách, tập trung cải cách, tạo điều kiện thu hút vốn đầu tư.
- Về phía DN để giải quyết vấn đề đầu ra phải có hình thức khuyến mãi, tuyên truyền để kích cầu tiêu dùng.
3.2.1.5. Ổn định tỷ giá và tăng dự trữ ngoại hối
Thực tế cho thấy tỷ giá có vai trị quan trọng đối với ổn định tiền tệ của Việt Nam, do vậy chính sách tỷ giá cần được quan tâm và hoàn thiện theo hướng tăng tính linh hoạt của tỷ giá nhằm tiến tới thu hẹp khoảng cách giữa tỷ giá công bố và tỷ giá thị trường, tăng dự trữ ngoại hối cho NHNN. Khi tỷ giá được ổn định và dự trữ
60
ngoại hối tăng vừa tạo niềm tin cho cả DN và người tiêu dùng vào tiền đồng, giảm áp lực tỷ giá cho DN xuất – nhập khẩu vào những dịp cuối năm và để làm được điều này NHNN đóng vai trị rất quan trọng trong việc thực hiện chức năng nhằm điều tiết và ổn định thị trường tài chính tiền tệ, đảm bảo sự ổn định tỷ giá và tăng dự trữ ngoại hối, các giải pháp bao gồm
- Để đảm bảo tỷ giá được ổn định trước tiên cần tăng cường sự phối hợp chặt chẽ trong việc kiểm tra, thanh tra xử lý vi phạm trên thị trường ngoại tệ tự do để ngăn chặn hoạt động đầu cơ làm ảnh hưởng đến tính ổn định của tỷ giá. Bên cạnh đó, NHNN cần điều chỉnh tỷ giá bình qn liên ngân hàng phù hợp và trong những trường hợp cần thiết thực hiện bơm thêm thanh khoản USD cho thị trường liên ngân hàng, yêu cầu các ngân hàng và DN xuất khẩu tăng cung USD ra thị trường, giữ chênh lệch giữa lãi suất huy động giữa VND và USD đủ lớn để tăng sức hấp dẫn đối với VND và để tăng việc chuyển đổi từ USD sang VND. Hiện nay, chênh lệch giá vàng trong nước với thế giới đã kéo dài, tăng lên và ở mức cao là nguyên nhân dẫn đến sự không ổn định trong tỷ giá. Do vậy, cần giảm chênh lệch giữa giá vàng trong nước và thế giới từ 3-4 triệu động/lượng để ngăn chặn các nhà đầu cơ mua USD nhập khẩu vàng để hưởng chênh lệch giá.
- Bên cạnh giữ ổn định tỷ giá, cần thực hiện tăng dự trữ ngoại hối như thu hút mạnh hơn lượng ngoại tệ từ các nguồn, nhất là FDI, ODA, kiều hối, khách quốc tế đến Việt Nam... Đây là biện pháp không chỉ là tăng dự trữ ngoại hối, ổn định tỷ giá mà cịn hút nguồn lực góp phần cải thiện cán cân thanh toán... đồng thời kiểm soát nhập khẩu những mặt hàng cần hạn chế, nhất là những hàng hiệu, hàng xa xỉ.
Để tỷ giá được ổn định, dự trữ ngoại hối tăng thì yếu tố tâm lý và lòng tin rất quan trọng, do vậy cần ổn định tâm lý, lòng tin vào đồng tiền quốc gia.
3.2.1.6. Giảm thuế thu nhập doanh nghiệp
Trước tình hình của nền kinh tế hiện nay, DN gặp khó khăn trong hoạt động sản xuất kinh doanh và cả tiếp cận nguồn vốn của ngân hàng. Do vậy, việc giảm thuế thu nhập DN không phải là cây đũa thần giúp DN thốt khỏi khó khăn như hiện nay nhưng tạo động lực, tạo niềm tin cho toàn bộ hệ thống DN và đây cũng là giải pháp
61
nuôi dưỡng nguồn thu. Chủ trương giảm thuế thu nhập DN góp phần tạo điều kiện cho DN tích lũy vốn, mở rộng sản xuất, nâng cao tính cạnh tranh, đẩy mạnh, khuyến khích thu hút đầu tư và phát triển sản xuất kinh doanh của DN.
Bên cạnh đó, theo đề xuất của VCCI giảm ngay mức thuế thu nhập DN xuống cịn 20% và cho đó là mức thuế suất phù hợp giúp gia tăng và thu hút thêm vốn đầu tư DN vì thực chất phần thuế được giảm đó sẽ giúp DN có thêm nguồn vốn bỏ vào sản xuất.
3.2.2. Về phía doanh nghiệp
Hiện tại, nền kinh tế tồn cầu nói chung và trong nước nói riêng đang gặp khủng hoảng, hầu hết các DN đều gặp khó khăn trong sản xuất kinh doanh. Do vậy, bản thân các DN muốn vượt khủng hoảng nhằm tạo niềm tin trong kinh doanh của DN phải thực hiện:
3.2.2.1. Cắt giảm chi phí sản xuất
Trong tình hình hiện nay để khuyến khích người tiêu dùng sử dụng sản phẩm, các DN sản xuất trong nước cần nhanh chóng đổi mới mẫu mã, quy trình cơng nghệ, ứng dụng rộng rãi tiến bộ khoa học - kỹ thuật để tăng chất lượng, giảm giá thành sản phẩm, giảm chi phí trung gian và đi kèm là các chương trình khuyến mại
để sản phẩm trong nước có thể cạnh tranh được sản phẩm nhập khẩu hướng đến kích thích tiêu thụ nội địa, hướng đến xuất khẩu.
Quá trình sản xuất DN phải kiểm sốt chặt chẽ việc tính tốn các yếu tố đầu vào, tiết giảm tối ưu nhất chi phí sản xuất và khơi thơng hàng hóa bằng cách củng cố hệ thống phân phối để sản phẩm hàng hóa từ nhà sản xuất đến tay người tiêu dùng ở mức giá thấp nhất.
Bên cạnh đó khi tính tốn đến việc tiết giảm chi phí, DN cần rút gọn bộ máy lao động cồng kềnh hoặc giữ lại lao động tạo năng suất cao.