.Nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH phân tích tác động niềm tin kinh doanh của doanh nghiệp và niềm tin của người tiêu dùng đến chỉ số giá cổ phiếu tại sở giao dịch chứng khoán thành phố hồ chí minh (Trang 71)

Khủng hoảng kinh tế dẫn đến khó khăn trong hoạt động của DN, được xem như thách thức nhưng cũng chính là cơ hội để các DN tồn tại và phát triển, Để vượt qua khủng hoảng, thích nghi với môi trường mới, DN phải phát huy điểm mạnh và chủ

62

động cải cách, tái cơ cấu lại bộ máy, sửa đổi khắc phục các yếu kém, nâng cao khả năng cạnh tranh của mình, trong đó cần chú trọng 4 vấn đề: nguồn vốn, kỹ thuật cơng nghệ, nguồn nhân lực và thương hiệu, uy tín DN.

- Nguồn vốn: ảnh hưởng mạnh nhất đến hoạt động kinh doanh của các DN nhưng

trong bối cảnh Chính phủ vẫn đang ưu tiên kiềm chế lạm phát để ổn định vĩ mô, thêm vào đó hệ thống ngân hàng đang đối mặt với nhiều khó khăn do đó sẽ thắt chặt vốn tín dụng hơn, TTCK và bất động sản trì trệ kéo dài sẽ dẫn đến các DN sẽ càng khó khăn hơn về việc tìm nguồn vốn. Do vậy, DN cần tránh phụ thuộc quá nhiều vào nguồn vốn ngân hàng bằng cách đa dạng hóa kênh huy động vốn thơng qua mở rộng quan hệ hợp tác, tìm kiếm các đối tác chiến lược, huy động vốn qua phát hành cổ phiếu, trái phiếu. Đồng thời, DN cần phải quản lý và sử dụng vốn có hiệu quả hơn nhằm tránh lãng phí và tiết kiệm được chi phí sử dụng vốn.

Để huy động được nguồn vốn, uy tín của DN đóng vai trị rất quan trọng. Do vậy, DN phải tạo dựng uy tín và mối quan hệ tín dụng tốt với các ngân hàng, vì các ngân hàng cũng sẽ ưu tiên lựa chọn các DN tốt và uy tín để cấp tín dụng nên sẽ được hưởng các chính sách ưu đãi về hạn mức và lãi suất.

- Kỹ thuật công nghệ: liên quan trực tiếp đến quá trình sản xuất kinh doanh của

DN, kỹ thuật cơng nghệ phát triển giúp đẩy nhanh quá trình sản xuất, tiết kiệm được chi phí. Do vậy, DN để đạt được hiệu quả trong kinh doanh phải thường xuyên cập nhật những thay đổi về công nghệ, thành tựu liên quan đến lĩnh vực kinh doanh, đồng thời không ngừng tiếp thu công nghệ mới phải có sự chọn lọc, phù hợp với đặc trưng DN nhằm tăng hiệu quả và tiết kiệm chi phí và tạo điều kiện khuyến khích nguồn nhân lực tinh thần sáng tạo, nâng cao trình độ, ứng dụng công nghệ mới.

- Nguồn nhân lực: đây là tài sản quý nhất của DN, là yếu tố quan trọng nhất quyết định sự thành công hay thất bại của DN. Tuy nhiên, để nguồn nhân lực đáp ứng được yêu cầu công việc, DN phải thu hút lao động giỏi bằng các chính sách ưu đãi, khuyến khích sự sáng tạo, điều kiện trong thăng tiến, môi trường làm việc và tạo điều kiện cho lao động nâng cao trình độ chun mơn, rèn luyện tác phong làm

63

việc chuyên nghiệp. Bên cạnh đó, để đạt hiệu quả trong công việc, DN thường xun thực hiện bố trí, ln chuyển cơng việc phù hợp với năng lực của từng người lao động nhằm phát huy tốt nhất khả năng của lao động.

- Thƣơng hiệu và uy tín cơng ty: DN có thương hiệu mạnh sẽ có rất nhiều lợi thế

trong cạnh tranh đặc biệt tạo được niềm tin nơi khách hàng, nhân tố rất quan trọng , đồng thời DN sẽ xây dựng được mạng lưới thị phần và dễ dàng thu hút khách hàng. Bên cạnh đó, trong thời giai đoạn khủng hoảng nền kinh tế gặp nhiều khó khăn như hiện nay, các DN có thương hiệu và uy tín sẽ có rất nhiều lợi thế như được các ngân hàng ưu tiên cấp tín dụng, hỗ trợ sản xuất kinh doanh với chính sách lãi suất ưu đãi, sản phẩm sản xuất ra dễ tiêu thụ trên thị trường so với các DN cùng ngành, dễ tìm kiếm cơ hội đầu tư trong và ngồi nước. Tuy nhiên, để có được những lợi thế trên, DN cần xây dựng và gìn giữ thương hiệu, ln đặt uy tín DN làm ưu tiên hàng đầu, quan tâm đến chất lượng sản phẩm, nhu cầu và lợi ích của người tiêu dùng đồng thời duy trì và phát triển thương hiệu thơng qua tham gia các hoạt động xã hội, sử dụng mạnh sức mạnh truyền thông, đẩy mạnh các chiến lược marketing quảng bá hình ảnh DN…

3.2.2.3. Tạo niềm tin với ngƣời tiêu dùng

Niềm tin của người tiêu dùng là động lực của DN, đây là một trong những yếu tố tiên quyết đối với sự thành công và phát triển của DN, được xem như là khích lệ cho các mục tiêu mà DN theo đuổi.

Trong khi nền kinh tế khủng hoảng như hiện nay, việc chi tiêu dùng được xem xét rất cân nhắc. Do vậy, để khuyến khích người tiêu dùng sử dụng sản phẩm, trước tiên DN tạo được niềm tin nhằm tạo nền móng cho việc sử dụng sản phẩm lâu dài của DN vừa giúp DN giải quyết đầu ra, mở rộng sản xuất từ đó tạo niềm tin cho DN. Để làm được điều này, DN phải đầu tư xây dựng và quảng bá thương hiệu, tạo cho người tiêu dùng sản phẩm sự thân thiện, tin tưởng thương hiệu, có chính sách bán hàng và hỗ trợ khách hàng tốt thông qua việc luôn kết nối, lắng nghe người tiêu dùng, đồng thời luôn nỗ lực để cung cấp sản phẩm đặc thù, chất lượng tốt nhất đến khách hàng.

64

3.3. Giải pháp nâng cao niềm tin của ngƣời tiêu dùng nhằm tăng chỉ số giá cổ phiếu 3.3.1. Giảm chi phí thiết yếu 3.3.1. Giảm chi phí thiết yếu

Những năm gần đây, khủng hoảng kinh tế kéo dài, chi phí trang trải cuộc sống khơng ngừng tăng cao, gây khó khăn cho tồn xã hội. Một khi chi phí cao thì người tiêu dùng hướng đến giảm chi tiêu, niềm tin về tình hình phát triển kinh tế trong tương lai khơng được duy trì ở mức cao. Trong lúc này, các mặt hàng thiết yếu lại đồng loạt tăng giá, sẽ tác động đến niềm tin, khiến người tiêu dùng càng thắt chặt chi tiêu hơn, dẫn đến sức mua thời gian tới sẽ bị tác động, nhiều sản phẩm sẽ càng khó khăn hơn khi doanh số giảm, nhưng ngược lại, nếu người tiêu dùng giảm được chi phí thì sẽ tiết kiệm được nhiều và kỳ vọng cao vào tình hình tài chính trong tương lai và hưởng đến đầu tư vào các lĩnh vực tài chính khác nhiều hơn. Do vậy, Chính phủ cần có những biện pháp can thiệp để trước hết vượt qua cuộc khủng hoảng tài chính hiện tại, thực hiện bình ổn giá tất cả các mặt hàng, dịch vụ thiết yếu, hạn chế sự độc quyền các sản phẩm và dịch vụ cơng ích.

Nền kinh tế khó khăn như hiện nay, Chính phủ nên thực hiện cung tiền đặc biệt cho sản xuất kinh doanh, khi có tiền, các dự án sẽ tiếp tục thực hiện, tạo ra việc làm, tạo ra sức mua, giúp DN thực hiện được dự án và vượt qua khó khăn. Khi hàng hóa được đưa ra nhiều, giá cả ổn định cịn có tác dụng góp phần kìm chế lạm phát. Nhưng việc cung tiền cho nền kinh tế phải hết sức thận trọng vì nếu rót khơng đúng, tiền khơng đưa được vào sản xuất mà chạy lịng vịng thì sẽ dễ dẫn đến lạm phát.

3.3.2.Cải thiện thị trƣờng lao động và gia tăng thu nhập

Nền kinh tế trong giai đoạn khủng hoảng làm cho sản xuất bị thu hẹp, nhất là xuất khẩu hàng hóa, một khi thị trường bên ngoài bị thu hẹp, phải tập trung phát triển thị trường nội địa, nhưng để mở rộng thị trường nội địa phải thông qua các chương trình đầu tư, khuyến khích phát triển nhằm tăng mức tiêu dùng nhưng thực tế thu nhập bằng tiền trong dân cư thấp do: thiếu việc làm, nguyên nhân do sản phẩm sản xuất ra không tiêu thụ được, chất lượng sản phẩm thấp, giá cả cao; thuế thu nhập cao.

65

Muốn gia tăng tiêu dùng, nhất thiết cải thiện tình trạng cơng ăn việc làm nhằm tăng thu nhập trong dân cư, gia tăng niềm tin tiêu dùng, hướng đến sử dụng sản phẩm dịch vụ nhiều hơn thông qua các giải pháp:

- Đối với dân cƣ sống ở khu vực nông nghiệp: phải tạo thêm công ăn việc làm cho khu vực này để nâng cao thu nhập và cải thiện đời sống thông qua

 Thực hiện các chính sách khuyến nơng, ứng dụng cơng nghệ, nhằm nâng cao chất lượng và giá trị sản phẩm; mở rộng tín dụng nơng thơn với lãi suất ưu đãi, thủ tục vay mượn dễ dàng, giảm thuế nông nghiệp, giảm bớt chi phí, tăng sức cạnh tranh trên thị trường trong và ngoài nước.

 Tăng cường các chương trình đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng ở nông thôn: hệ thống đường xá, cầu cống, hệ thống giáo dục, y tế… nhằm tạo thêm công ăn việc làm, tạo điều kiện trao đổi hàng hóa dễ dàng hơn và tạo điều kiện cải thiện đời sống vật chất, văn hóa.

- Đối với dân cƣ khu vực thành thị:

 Mở rộng đầu tư trong nước, cải thiện môi trường đầu tư nhằm thu hút đầu tư

trực tiếp nước ngoài, tăng thu nhập cho người làm công ăn lương, làm tăng sức mua xã hội

 Mở rộng thị trường cho các DN nhất là DN xuất khẩu

 Nâng cao thu nhập cho người lao động ở các lĩnh vực giáo dục, y tế, cán bộ viên chức… vừa tăng thu nhập, tăng chi tiêu dùng và vừa góp phần hạn chế tiêu cực.

Thị trường lao động có những chuyển biến tích cực sẽ dẫn đến sự gia tăng đáng kể về thu nhập, thúc đẩy niềm tin người tiêu dùng đặc biệt chi tiêu cho mua sắm từ đó thúc đẩy sản xuất phát triển, tạo thêm động lực và niềm tin cho DN. Trên thực tế, việc tăng thu nhập thông qua tăng lương sẽ gây sức ép chi phí và cạnh tranh cho DN và đơn vị sử dụng lao động, làm tăng áp lực đối với thu chi ngân sách nhà nước nhưng việc tăng lương dù còn khiêm tốn cũng giúp người lao động có thêm thu nhập, cải thiện cuộc sống, gia tăng niềm tin tiêu dùng, kích thích tiêu dùng, góp phần làm tăng tổng cầu, tạo động lực mở rộng thị trường

66

tiêu thụ cho sản xuất phát triển, tác động tích cực giúp DN gia tăng sản xuất. Để làm được điều này, việc ban hành và triển khai các chính sách tài chính quan trọng về tăng lương cho người lao động, giảm thuế TNCN, thuế TNDN có ý nghĩa rất lớn cả về mặt kinh tế cũng như về mặt xã hội.

3.3. Các giải pháp hỗ trợ

3.3.1. Nâng cao tính minh bạch trên thị trƣờng

Thực tế cho thấy, trên TTCP Việt Nam đa phần DNNY trên thị trường hầu hết là các cơng ty tư nhân nên có quy mơ nhỏ và thường được quản lý theo kiểu gia đình. Hơn nữa, nhiều DN Việt Nam thường tìm cách duy trì chế độ nhiều sổ sách và khơng cơng khai thơng tin. Ngun nhân của tình hình này khơng những do ý định chủ quan, thói quen của DN mà còn do sự thiếu khung pháp lý và các chuẩn mực về công khai thơng tin, kiểm tốn, kế tốn... của Việt Nam và đây là trở ngại đối với NĐT và khơng khuyến khích được hoạt động huy động vốn qua thị trường cổ phiếu. Thông tin minh bạch từ các công ty và một môi trường đầu tư thơng thống là một trong những điều kiện cần thiết trong hoạt động đầu tư vào thị trường cổ phiếu. Tuy nhiên, vì lợi ích của một nhóm người và việc khơng tn thủ tốt về chế độ công khai minh bạch thông tin của DN và điều này gây bất lợi lớn cho những NĐT. Vì vậy, để đảm bảo lợi ích cho NĐT, thu hút thêm NĐT mới tham gia thị trường, đảm bảo sự ổn định và phát triển của thị trường cần có những chế tài để xử lý nghiêm khắc các trường hợp vi phạm quy định về công bố thông tin:

+ Dựa trên thông tư của Bộ Tài chính hướng dẫn về việc cơng bố thông tin và áp dụng thống nhất cho việc công bố thông tin trên thị trường chứng khoán thực hiện tăng cường kiểm tra, giám sát, xử lý nghiêm khắc việc công bố thông tin chậm, công bố thơng tin khơng chính xác, để rị rỉ thơng tin.

+ Tăng cường công tác thanh tra giám sát hoạt động của của các tổ chức tham gia thị trường, xử lý nghiêm các vi phạm về công bố thông tin, về tin đồn gây bất lợi cho hệ thống thị trường tài chính, về rị rỉ thông tin.

67

3.3.2. Nâng cao chất lƣợng và đa dạng hóa các loại chứng khốn

Nhằm mục tiêu nâng cao chất lượng chứng khốn, để có hàng hóa tốt giao dịch trên thị trường, DNNY trên thị trường cần cung cấp những cổ phiếu chất lượng, cổ phiếu có chất lượng khơng thể là cổ phiếu của các DN quá nhỏ, do vậy cần nâng vốn điều lệ đối với DNNY.

Bên cạnh đó, tiếp tục thực hiện cổ phần hoá để tạo chứng khốn có chất lượng cao cho TTCK. Tạo điều kiện cho các NĐT chiến lược trong và ngoài nước mua cổ phiếu của các DN Việt Nam.

Phát triển thị trường trái phiếu, mặc dù so với cổ phiếu, khối lượng và giá trị giao dịch của trái phiếu chưa nhiều vì chưa tạo được tính hấp dẫn cho NĐT do các đợt phát hành riêng lẻ và lãi suất chưa thực sự hấp dẫn NĐT nhưng phát triển thêm trái phiếu nhằm đa dạng hóa hàng hóa cho thị trường. Để thu hút NĐT cần phát hành tập trung với khối lượng lớn và có thêm nhiều chứng khoán đồng thời phát triển các phương thức giao dịch mới như hợp đồng tương lai, hợp đồng quyền chọn… do các phương thức giao dịch này tích cực, hạn chế được rủi ro, tạo được sự sôi động và tự điều tiết trên thị trường nên cần đưa vào giao dịch trên thị trường.

3.3.3. Thu hút nhà đầu tƣ tổ chức tham gia thị trƣờng chứng khoán

Gắn liền với sự hình thành và phát triển của TTCK, TTCP Việt Nam đã trải qua gần 13 năm, số lượng NĐT tham gia thị trường ngày càng tăng nhưng chủ yếu vẫn là NĐT cá nhân và mang tính đầu cơ nhiều hơn là đầu tư, chính những điều này góp phần tạo nên tính bất ổn của thị trường và điều này làm cho các DN ngần ngại khi quyết định niêm yết trên thị trường để huy động vốn. Vấn đề TTCK còn gặp phải là chưa thu hút được số đơng NĐT tổ chức trong và ngồi nước tham gia đầu tư vào cổ phiếu của các công ty niêm yết trên thị trường, một phần là do tính kém hấp dẫn của các cổ phiếu và một phần xuất phát từ những khó khăn của chính thị trường. Những khó khăn trước nhất là khung pháp lý về bảo vệ quyền lợi cổ đông thiểu số chưa đầy đủ, thiếu các chuẩn mực về công khai minh bạch thông tin, các quy định chưa rõ ràng về chế độ thuế đối với NĐT, quỹ đầu tư nước ngoài, các hạn chế về hạn mức đầu tư của NĐT nước ngoài… theo kinh nghiệm của các nước trên thế

68

giới, NĐT tổ chức và những quỹ đầu tư tài chính là những NĐT chun nghiệp và có tiềm lực tài chính lớn. Do đó, sự tham gia của nhóm NĐT này là nhân tố quan trọng thúc đẩy thị trường phát triển một cách chuyên nghiệp về quy mơ, tính thanh khoản, sự ổn định trong hoạt động giao dịch. Để thu hút NĐT tổ chức tham gia thị trường cần có những giải pháp mang tính đồng bộ và có tầm chiến lược lâu dài nhằm đảm bảo cho TTCP Việt Nam phát triển một cách bền vững. Một nhóm các giải pháp được đưa ra bao gồm:

-Khung pháp lý ổn định cho thị trƣờng chứng khốn: việc hồn thiện khung pháp lý là tiền đề cơ bản, vừa định hướng cho NĐT những xử sự trong khuôn khổ pháp luật quy định và vừa nhằm bảo vệ quyền lợi NĐT tham gia thị trường. Để thị trường được tổ chức đồng bộ và vận hành trôi chảy khơng thể chỉ có những quy định pháp luật điều chỉnh trực tiếp thị trường mà phải hình thành một khung pháp lý đồng bộ bao gồm các định chế, thể chế làm cơ sở bảo vệ và khuyến khích NĐT

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH phân tích tác động niềm tin kinh doanh của doanh nghiệp và niềm tin của người tiêu dùng đến chỉ số giá cổ phiếu tại sở giao dịch chứng khoán thành phố hồ chí minh (Trang 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)