Tài sản của hộ gia đình trong mẫu điều tra

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH những rào cản trong tiếp cận giáo dục mầm non của trẻ em dân tộc thiểu số, tình huống huyện tủa chùa tình điện biên (Trang 32 - 34)

Tài sản Hiện trạng Giá trị và tính hữu dụng Tỷ lệ sở hữu

Ruộng, nương Thiếu nước để cải thiện chất lượng đất và tăng vụ trong năm

Tạo giá trị kinh tế khơng cao. Nhưng có tính chất quyết định đến cung cấp lương thực cho hộ gia đình

Chỉ có 30% số hộ có đất canh tác được 2 vụ/ 1năm. 70% còn lại chỉ canh tác được 1 vụ/ 1 năm. Nhà đất Nhà được làm khá kiên cố bằng gỗ hoặc kết hợp gỗ với xây gạch, đổ bê tông.

Đất chủ yếu để làm nhà ở, khu bếp và chuồng gia súc, gia cầm, không hiệu quả trong trồng trọt

Có giá trị ngày càng cao do người dân ý thức được thực trạng: người đẻ ra nhưng đất không đẻ ra thêm. Có nhà đất, người dân có thể thực hiện việc định cư lâu dài để ổn định cuộc sống.

Tất cả hộ gia đình đều có nhà, đất (diện tích trung bình khoảng 400- 500 m2/ hộ)

Xe máy Hầu hết các xe ở trong tình trạng xuống cấp nghiêm trọng. Lý do là người dân khơng có kiến thức về sử dụng và bảo dưỡng xe

Các xe thường được mua với giá trị khoảng 25 triệu VND.

Việc có xe giúp cho các hộ di chuyển đến trung tâm huyện dễ dàng hơn. Việc đưa đón con cũng thuận lợi hơn nhiều

Có tới 85% số hộ có ít nhất 1 xe máy. Đây là kết quả của “phong trào” vay ngân hàng mua xe, hoặc bán trâu, bị để có tiền mua xe.

Tivi Đều có thể sử dụng hàng ngày Giá trị dưới 2 triệu VND.

Tivi là phương tiện truyền thông kết nối gần như duy nhất giữa các hộ với bên ngoài, giúp cha mẹ và con cái cải thiện khả năng giao tiếp tiếng phổ thơng

95% hộ có tivi. Số cịn lại khơng có là những hộ rất nghèo, đa phần là những người mới xây dựng gia đình, chưa có tích lũy.

Đàn gia súc Khỏe mạnh do được chăm sóc

chu đáo

Một con trâu có thể trị giá từ 40 đến 50 triệu VND, mỗi con dê cũng trị giá khoảng 7-10 triệu VND (Tủa Chùa nổi tiếng với đặc sản thịt dê). Hộ nào có chỉ 1 con trâu thì thuần túy phục vụ mục đích lấy sức kéo, cũng có thể được bán đi khi có việc lớn (mua xe máy, cưới xin, ma chay, chữa bệnh..). Hộ nào phát triển trâu, dê thành đàn thì có thể mở rộng quy mơ kinh tế

28% khơng có gia súc 56% có chỉ 1 con trâu (hoặc bị)

16% có trên 1 con trâu (hoặc bị) hoặc có thêm đàn dê.

Đàn gia cầm Khơng cịn nhiều do đợt dịch bệnh cuối 2013, đầu 2014

Giá trị không lớn, không đủ để phục vụ nhu cầu tối thiểu, chỉ dùng khi có việc quan trọng (ma chay, lễ, tiếp khách…)

Tất cả gia đình đều có

Các tài sản khác có giá trị khơng đáng kể. Đặc biệt, tất cả các hộ đều khơng có những vật dụng dành cho việc chăm sóc trẻ mầm non tại gia đình như: sách báo, truyện, khu vực để đồ chơi, đồ nấu chuyên dụng cho trẻ, bình pha sữa, các loại sữa bột hoặc sữa tươi..

Nguồn: Khảo sát thực địa tháng 3/2014

3.2.3. Đặc điểm về ngơn ngữ, trình độ học vấn và kiến thức

Khả năng giao tiếp tiếng phổ thông của người được phỏng vấn là rất hạn chế, đặc biệt là đối tượng nữ. Chỉ có 2/19 đối tượng là nữ có thể trực tiếp nghe và trả lời phỏng vấn. Số cịn lại phải thơng qua “phiên dịch” là các trưởng thôn, cô giáo hoặc qua chồng. Các đối tượng là nam có thể giao tiếp được nhưng cũng khó khăn trong việc hiểu câu hỏi và diễn đạt câu trả lời. Người Thái biết nói tiếng phổ thơng tốt hơn người H’Mơng, người Dao và người Kháng. Rào cản về ngôn ngữ hạn chế rất nhiều khả năng hòa nhập cộng đồng của đồng bào DTTS với phần còn lại, hạn chế việc trao đổi giữa phụ huynh với nhà trường trong việc nuôi dạy trẻ. Tại gia đình, rất hiếm có việc cha mẹ người DTTS giao tiếp với nhau và với các con bằng tiếng phổ thông. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến khả năng nghe và hiểu bài giảng của trẻ tại trường học, là nguyên nhân dẫn tới trẻ không hứng thú với các nội dung học ở lớp.

Theo UNICEF (2010), trình độ học vấn của mẹ đóng vai trị quyết định trong việc cho con đi học mầm non. Trong diện điều tra, có tới 47% người mẹ mù chữ, 21% học ở cấp tiểu học, trung học cơ sở và phổ thông trở lên chỉ đạt 4%. Trình độ học vấn của người cha có cao hơn nhưng vẫn thể hiện một mặt bằng học vấn thấp của đồng bào DTTS trên địa bàn (xem Bảng 3.6). Bởi vậy, nâng cao nhận thức cho các phụ huynh, vận động các gia đình cho trẻ đến lớp học, tăng cường hỗ trợ tài chính sẽ là những phương án mà chính quyền và cơ quan chức năng về giáo dục ở địa phương là những nhiệm vụ quan trọng và cấp thiết.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH những rào cản trong tiếp cận giáo dục mầm non của trẻ em dân tộc thiểu số, tình huống huyện tủa chùa tình điện biên (Trang 32 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(71 trang)