3.2. Đặc điểm của đối tượng điều tra
3.2.2. Đặc điểm về điều kiện kinh tế
Căn cứ theo cách phân chia hộ nghèo6
, mẫu điều tra có 59% hộ nghèo, 24% hộ cận nghèo và 17% hộ thốt nghèo (xem Hình 3.3).Tỷ lệ phản ánh khá chính xác hiện trạng nghèo của Tủa Chùa theo số liệu từ Phòng LĐTBXH tại thời điểm tháng 12/2013 (Hình 3.4).
Hình 3.3: Tỷ lệ hộ nghèo của mẫu điều tra
6
Các hộ gia đình được phân ra làm 3 loại: hộ nghèo (thu nhập bình quân dưới 400.000 VND/ người/ tháng); hộ
cận nghèo (thu nhập bình quân trên 400.000 VND nhưng trên 500.000 VND/người/ tháng); hộ thốt nghèo (thu nhập bình quân trên 500.000 VND/ người/ tháng).
59% 24% 17% Nghèo Cận nghèo Thốt nghèo
Hình 3.4: Tỷ lệ hộ nghèo theo xã
Tất cả các hộ gia đình trong diện điều tra đều làm nông nghiệp, kể cả những hộ đã thoát nghèo. Những hộ thoát nghèo bởi một trong hai người (vợ hoặc chồng) có một ngành nghề khơng phải làm nông, người cịn lại vẫn làm nơng như đa số các hộ khác. Gia đình anh Chảo A Hơn, dân tộc Dao là một trong số ít các hộ đã thốt nghèo của Bản Lịch 2 xã Xá Nhè. Có được điều này là bởi ngoài việc làm ruộng truyền thống do vợ và cô con gái 16 tuổi đảm nhiệm, anh Hơn còn là một cán bộ thuộc UBND xã Xá Nhè với khoản lương trên 3 triệu VND/ tháng. Nhà anh cịn ni thêm 4 con trâu và 7 con dê, trị giá gần 200 triệu VND.
Một số đối tượng khác thuộc diện thoát nghèo đều làm các cơng việc có mức lương ổn định từ Ngân sách nhà nước như giáo viên. Khơng có một hộ nào có thể thốt nghèo nếu chỉ làm thuần nông. Một đặc điểm chung của các đối tượng là họ rất khó khăn trong việc tìm kiếm cơng việc làm thêm trong lúc nông nhàn để cải thiện kinh tế gia đình. Ngồi việc làm ruộng, đa số người được hỏi chỉ biết đến việc chăn nuôi. Những ý niệm về việc buôn bán hay đi làm thuê tại các thành phố lớn hầu như không tồn tại. Mọi người đều ý thức được sự khó khăn về kinh tế nhưng lại bế tắc trong việc tìm kiếm phương thức làm kinh tế hiệu quả hơn.
Thông tin về tài sản chủ yếu của các hộ gia đình thể hiện ở Bảng 3.5.
49% 61% 76% 50% 14% 50% 72% 54% 62% 56% 58% 72% 55% 0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% Mường Báng Sính Phình Xá Nhè Tủa Thàng Thị trấn TC Huổi Só Lao Xả Phình Mường Đun Sín Chải Tả Phìn Tả Sìn Thàng Trung Thu Tồn huyện
Bảng 3.5: Tài sản của hộ gia đình trong mẫu điều tra
Tài sản Hiện trạng Giá trị và tính hữu dụng Tỷ lệ sở hữu
Ruộng, nương Thiếu nước để cải thiện chất lượng đất và tăng vụ trong năm
Tạo giá trị kinh tế không cao. Nhưng có tính chất quyết định đến cung cấp lương thực cho hộ gia đình
Chỉ có 30% số hộ có đất canh tác được 2 vụ/ 1năm. 70% còn lại chỉ canh tác được 1 vụ/ 1 năm. Nhà đất Nhà được làm khá kiên cố bằng gỗ hoặc kết hợp gỗ với xây gạch, đổ bê tông.
Đất chủ yếu để làm nhà ở, khu bếp và chuồng gia súc, gia cầm, khơng hiệu quả trong trồng trọt
Có giá trị ngày càng cao do người dân ý thức được thực trạng: người đẻ ra nhưng đất khơng đẻ ra thêm. Có nhà đất, người dân có thể thực hiện việc định cư lâu dài để ổn định cuộc sống.
Tất cả hộ gia đình đều có nhà, đất (diện tích trung bình khoảng 400- 500 m2/ hộ)
Xe máy Hầu hết các xe ở trong tình trạng xuống cấp nghiêm trọng. Lý do là người dân khơng có kiến thức về sử dụng và bảo dưỡng xe
Các xe thường được mua với giá trị khoảng 25 triệu VND.
Việc có xe giúp cho các hộ di chuyển đến trung tâm huyện dễ dàng hơn. Việc đưa đón con cũng thuận lợi hơn nhiều
Có tới 85% số hộ có ít nhất 1 xe máy. Đây là kết quả của “phong trào” vay ngân hàng mua xe, hoặc bán trâu, bị để có tiền mua xe.
Tivi Đều có thể sử dụng hàng ngày Giá trị dưới 2 triệu VND.
Tivi là phương tiện truyền thông kết nối gần như duy nhất giữa các hộ với bên ngoài, giúp cha mẹ và con cái cải thiện khả năng giao tiếp tiếng phổ thông
95% hộ có tivi. Số cịn lại khơng có là những hộ rất nghèo, đa phần là những người mới xây dựng gia đình, chưa có tích lũy.
Đàn gia súc Khỏe mạnh do được chăm sóc
chu đáo
Một con trâu có thể trị giá từ 40 đến 50 triệu VND, mỗi con dê cũng trị giá khoảng 7-10 triệu VND (Tủa Chùa nổi tiếng với đặc sản thịt dê). Hộ nào có chỉ 1 con trâu thì thuần túy phục vụ mục đích lấy sức kéo, cũng có thể được bán đi khi có việc lớn (mua xe máy, cưới xin, ma chay, chữa bệnh..). Hộ nào phát triển trâu, dê thành đàn thì có thể mở rộng quy mơ kinh tế
28% khơng có gia súc 56% có chỉ 1 con trâu (hoặc bò)
16% có trên 1 con trâu (hoặc bị) hoặc có thêm đàn dê.
Đàn gia cầm Khơng cịn nhiều do đợt dịch bệnh cuối 2013, đầu 2014
Giá trị không lớn, không đủ để phục vụ nhu cầu tối thiểu, chỉ dùng khi có việc quan trọng (ma chay, lễ, tiếp khách…)
Tất cả gia đình đều có
Các tài sản khác có giá trị khơng đáng kể. Đặc biệt, tất cả các hộ đều khơng có những vật dụng dành cho việc chăm sóc trẻ mầm non tại gia đình như: sách báo, truyện, khu vực để đồ chơi, đồ nấu chuyên dụng cho trẻ, bình pha sữa, các loại sữa bột hoặc sữa tươi..
Nguồn: Khảo sát thực địa tháng 3/2014
3.2.3. Đặc điểm về ngơn ngữ, trình độ học vấn và kiến thức
Khả năng giao tiếp tiếng phổ thông của người được phỏng vấn là rất hạn chế, đặc biệt là đối tượng nữ. Chỉ có 2/19 đối tượng là nữ có thể trực tiếp nghe và trả lời phỏng vấn. Số còn lại phải thông qua “phiên dịch” là các trưởng thôn, cô giáo hoặc qua chồng. Các đối tượng là nam có thể giao tiếp được nhưng cũng khó khăn trong việc hiểu câu hỏi và diễn đạt câu trả lời. Người Thái biết nói tiếng phổ thơng tốt hơn người H’Mơng, người Dao và người Kháng. Rào cản về ngôn ngữ hạn chế rất nhiều khả năng hòa nhập cộng đồng của đồng bào DTTS với phần còn lại, hạn chế việc trao đổi giữa phụ huynh với nhà trường trong việc ni dạy trẻ. Tại gia đình, rất hiếm có việc cha mẹ người DTTS giao tiếp với nhau và với các con bằng tiếng phổ thông. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến khả năng nghe và hiểu bài giảng của trẻ tại trường học, là nguyên nhân dẫn tới trẻ không hứng thú với các nội dung học ở lớp.
Theo UNICEF (2010), trình độ học vấn của mẹ đóng vai trị quyết định trong việc cho con đi học mầm non. Trong diện điều tra, có tới 47% người mẹ mù chữ, 21% học ở cấp tiểu học, trung học cơ sở và phổ thông trở lên chỉ đạt 4%. Trình độ học vấn của người cha có cao hơn nhưng vẫn thể hiện một mặt bằng học vấn thấp của đồng bào DTTS trên địa bàn (xem Bảng 3.6). Bởi vậy, nâng cao nhận thức cho các phụ huynh, vận động các gia đình cho trẻ đến lớp học, tăng cường hỗ trợ tài chính sẽ là những phương án mà chính quyền và cơ quan chức năng về giáo dục ở địa phương là những nhiệm vụ quan trọng và cấp thiết.
Bảng 3.6: Trình độ học vấn của phụ huynh
Đối tượng Người mẹ Người cha
Trình độ Mù chữ Tiểu học THCS THPT trở lên Mù chữ Tiểu học THCS THPT trở lên Số người 25 21 4 4 8 25 14 7 Tỷ lệ 47% 39% 7% 7% 15% 46% 26% 13%
Nguồn: Khảo sát thực địa tháng 3/2014
Ngoài việc đi học ở trường, việc chăm sóc trẻ tại gia đình có tầm quan trọng rất lớn đối với sự phát triển toàn diện của trẻ. Nghiên cứu thực hiện việc đánh giá kiến thức và kỹ năng chăm sóc trẻ tại gia đình đối với các phụ huynh được phỏng vấn. Kết quả cho thấy những hạn chế rất lớn của đồng bào DTTS tại Tủa Chùa: có tới 80% số người được hỏi khơng có kiến thức cơ bản về chăm sóc trẻ tại gia đình. Phần kỹ năng có sự cải thiện hơn nhưng cũng chỉ có 46% số người được hỏi là có kỹ năng chăm sóc trẻ (xem Hình 3.5).
Hình 3.5: Kiến thức và kỹ năng chăm sóc trẻ tại gia đình của phụ huynh
0% 20% 40% 60% 80% 100% Kiến thức chăm sóc trẻ tại gia đình
Kỹ năng chăm sóc trẻ tại gia đình 20% 46% 80% 54% Khơng đạt Đạt
Những thông tin về việc quan tâm đến chăm sóc và giáo dục trẻ qua các hoạt động cụ thể trong đời sống của các hộ gia đình chưa cho thấy tín hiệu khả quan. Mức độ thường xuyên trong việc dạy học và chơi với con cao nhất cũng chỉ đạt 45%.
Bảng 3.7: Các hoạt động chăm sóc và giáo dục trẻ
Nguồn: Khảo sát thực địa tháng 3/2014
3.3. Một số phát hiện chính
3.3.1. Chính sách phát triển GDMN đang thể hiện một sự thiếu cân bằng đối với các nhóm trẻ thụ hưởng nhóm trẻ thụ hưởng
Với tình hình hiện tại, hầu như tồn bộ các chính sách ban hành và các nguồn lực tại Tủa Chùa đang ưu tiên cho mục tiêu phổ cập GDMN cho trẻ 5 tuổi. Trong điều kiện nguồn lực có hạn, có cơ sở để khẳng định nhóm trẻ dưới 5 tuổi sẽ chịu nhiều thiệt thịi do khơng được thụ hưởng chính sách.
Hoạt động
Tần suất Tác động của việc thực hiện hoạt động không thường xuyên
Thường xuyên
Không thường xuyên
Cho con ăn sáng
trước khi đi học 0% 100%
Trẻ bị đói khi đến lớp (trẻ ăn bữa trưa rất khỏe, có trẻ ăn 4 bát cơm)
Đưa con đi học 35% 65%
Trẻ đối diện với nguy cơ mất an toàn trên đường đi học. Trẻ bỏ học trong những ngày mưa lũ
Đón con về nhà 20% 80% Trẻ đối diện với nguy cơ mất an toàn trên đường về nhà.
Trao đổi với cơ giáo về tình hình học tập
của con
20% 80%
Có khó khăn trong việc phối hợp giữa nhà trường và phụ huynh trong giáo dục, chăm sóc trẻ
Trị chuyện với con về việc học tập tại
lớp
40% 60%
Trẻ cảm thấy thiếu sự chia sẻ. Cha mẹ không nắm được nội dung con học ở trường, coi việc này là trách nhiệm nhà trường
Dạy học/ chơi với
con tại nhà 45% 55%
Trẻ thiếu đi một kênh quan trọng đối với việc phát triển toàn diện
Kết quả phân tích số liệu thứ cấp từ Phịng GD&ĐT đã phản ánh đúng nhận định trên. Tính tới tháng 12/2013, khơng có trẻ nào dưới 18 tháng tuổi được huy động đến trường. Số trẻ 19- 24 tháng huy động chỉ đạt trên 1%; nhóm trẻ 25-36 tháng được đi học chưa đạt 14%. Tỷ lệ này tăng dần ở nhóm trẻ mẫu giáo: nhóm 3-4 tuổi là 33%; nhóm 4-5 tuổi là 76% và cao nhất là nhóm trẻ trong độ tuổi phổ cập GDMN (5-6 tuổi) lên tới 96% (xem Bảng 3.8). Tồn huyện có 155 lớp, nhóm lớp thuộc 15 trường mầm non nhưng số lớp nhà trẻ chỉ có 10 lớp. Chỉ duy nhất Trường Mầm non Thị trấn Tủa Chùa là có 1 lớp nhà trẻ cho độ tuổi 18-24 tháng. Trong số 9 lớp nhà trẻ 25-36 tháng tuổi, Trường Mầm non thị trấn có 3 lớp, 5 lớp thuộc xã Mường Báng (là xã gần với thị trấn), 1 lớp ở Sính Phình. Ngồi ra, các xã ở xa trung tâm đều khơng có lớp nhà trẻ (xem Bảng 3.9).
Bảng 3.8: Số trẻ mầm non theo độ tuổi tồn huyện (tính đến 31/12/2012)
Nguồn: Phòng GD&ĐT Tủa Chùa
Số trẻ Nhà trẻ Mẫu giáo 0-12 tháng 12-18 tháng 19-24 tháng 25-36 tháng Tổng 3-4 tuổi 4-5 tuổi 5-6 tuổi Tổng Địa bàn 868 633 830 1195 3526 1386 1445 1396 4227 Huy động 0 0 9 157 166 459 1100 1339 2898 Tỷ lệ huy động 0% 0% 1% 13% 5% 33% 76% 96% 69% Bán trú 0 0 0 121 121 277 423 500 1200 Được hỗ trợ chi phí học tập 0 0 0 0 0 350 912 1126 2388 Được hỗ trợ ăn trưa 0 0 0 0 0 0 0 1115 1115
Bảng 3.9: Số lớp, nhóm lớp mầm non theo độ tuổi tồn huyện (tính đến 31/12/2012) STT Trường MN Nhà trẻ Mẫu giáo Dưới 12 tháng 12- 18 tháng 18- 24 tháng 25- 36 tháng Bé Nhỡ Lớn Ghép 3-4-5 tuổi Ghép 3-4 tuổi Ghép 4-5 tuổi 1 Mường Đun 1 2 3 3 2 Mường Báng 1 2 2 1 3 1 3 Mường Báng 2 2 4 3 4 4 Mường Báng 3 1 1 2 6 5 Tủa Thàng 1 2 2 2 2 6 Tủa Thàng 2 2 2 2 3 7 Lao Xả Phình 2 2 3 8 Huổi Só 1 1 4 1 2 9 Xá Nhè 5 8 10 Sính Phình 1 1 4 5 4 11 Trung Thu 2 2 6 12 Tả Sìn Thàng 1 1 7 13 Tả Phìn 2 4 1 1 14 Sín Chải 1 1 10 15 Thị trấn 1 3 3 4 3 Toàn Huyện 0 0 1 9 20 31 50 7 3 34
Nguồn: Phòng GD&ĐT Tủa Chùa
Thêm vào đó, kết quả nghiên cứu thực địa phản ánh một bất cập: GDMN cho trẻ dưới 3 tuổi rất ít được phụ huynh quan tâm. Khi được hỏi về độ tuổi đi học mầm non của trẻ là bao nhiêu, trên 90% phụ huynh trả lời là phải từ 3 tuổi trở lên. Điều này cho thấy nhận thức của họ về việc GDMN trẻ dưới 3 tuổi gần như khơng có. Hơn nữa, kiến thức và kỹ năng chăm sóc trẻ tại gia đình của cha mẹ DTTS rất yếu (đã đề cập tại 3.2.3) nên trẻ dưới 3 tuổi gần như không được thụ hưởng sự quan tâm chăm sóc đầy đủ cho phát triển tồn diện. Thực tế này làm trầm trọng hơn sự bất cơng bằng giữa nhóm trẻ được đi học và nhóm trẻ phải ở nhà.
Tình trạng dinh dưỡng của trẻ cũng không được đảm bảo. Tại thời điểm 31/12/2012, tồn huyện có 2832 trẻ em DTTS trong độ tuổi mầm non, có 332 trẻ thấp cịi độ 1, 4 trẻ thấp còi độ 2; 206 trẻ suy dinh dưỡng vừa, 9 trẻ suy dinh dưỡng nặng. Nguyên nhân của thực trạng này
phần nhiều do điều kiện kinh tế khó khăn. Nhưng cũng cịn một ngun nhân khác là tỷ lệ tảo hôn ở các trẻ em gái tại Tủa Chùa là khá cao. Mà tảo hôn sẽ dẫn tới chất lượng sức khỏe bà mẹ và trẻ em khơng đảm bảo. Mặt khác, có tới 72% số hộ gia đình được hỏi khơng sống cùng ông bà của trẻ nên họ phải địu con lên nương rẫy trong những ngày mùa. Những trẻ này thường phải sống ở những chòi canh, nhà tạm ở nương rẫy với điều kiện vệ sinh và dinh dưỡng rất thiếu thốn.
Việc chăm sóc y tế cho trẻ cũng hết sức khó khăn. Theo chị Yến, cán bộ Phòng Y tế của huyện, ngoại trừ việc trẻ được tiêm chủng theo các chương trình của quốc gia, trẻ ít được thụ hưởng những dịch vụ y tế có chất lượng. Trung tâm y tế huyện chỉ đủ phục vụ cho gần 30 cặp bà mẹ- trẻ em với thiết bị thô sơ. Trẻ bệnh nặng đều phải lên bệnh viện tỉnh và Trung ương, điều kiện đi lại hết sức khó khăn. Khơng những thế, một số dân tộc vẫn còn hủ tục cúng ma để chữa bệnh cho trẻ khiến tình trạng bệnh càng nặng hơn. Ngồi ra, người dân chưa bỏ được thói quen xây dựng chuồng gia súc gia cầm gần nhà dẫn tới dễ phát sinh nguồn bệnh dịch. Do thiếu nước sinh hoạt và tập quán sinh hoạt từ lâu đời, trẻ em ít được tắm rửa hoặc nếu có thì được mẹ đưa đi tắm ở các mó nước nơi có nhiều người dùng. Người dân chưa có thói quen dùng xà phịng. Do đó, điều kiện về vệ sinh cho trẻ là không đảm bảo.
3.3.2. Phát triển GDMN: thế “kiềng 3 chân” chưa hình thành
Giáo dục nói chung, GDMN nói riêng muốn phát triển bền vững phải hội tụ đủ nguồn lực của nhà trường, gia đình và xã hội. Giáo dục thực chất là một hàng hóa tư. Nhưng vì tính ngoại tác tích cực rất lớn, giáo dục được nhà nước khuyến dụng. Ở những vùng có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn như Tủa Chùa, Nhà nước đóng vai trị then chốt trong việc điều phối các