Tổng quan về sàn HOSE trong năm 2010

Một phần của tài liệu Luận văn: Thực trạng của sàn HOSE trong giai đoạn 2009-2010 ppsx (Trang 31)

CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN VỀ CHỨNG KHOÁN VÀ THỊ TRƯỜNG

2.3 Thực trạng sàn HOSE năm 2010

2.3.1 Tổng quan về sàn HOSE trong năm 2010

2.3.1.1 Sàn HOSE với nhà đầu tư trong nước

Thị trường diễn biến khó khăn và cổ phiếu hầu hết các nhóm ngành giảm

điểm.Kết thúc phiên giao dịch cuối cùng của năm, VN-Index dừng lại ở mức 484,66 điểm, giảm 10,11 điểm (tương đương 2,04%) so với mức khởi điểm hồi đầu năm. Đã có 136 phiên tăng điểm và 114 phiên giảm điểm trong năm 2010.

Sau 249 phiên giao dịch, sàn HOSE đã có 11.852.514.112 cổ phiếu và chứng chỉ quỹ được giao dịch thành công, tương ứng giá trị giao dịch của cả năm là 378.401,82 tỷ đồng, tăng 6,91% về khối lượng nhưng lại giảm 12,39% về giá trị giao dịch so với

năm 2009.

Bình quân mỗi phiên giao dịch trong năm qua ghi nhận 47,41 triệu đơn vị chuyển nhượng và 1,51 nghìn tỷ đồng giá trị chuyển nhượng.

Phiên giao dịch tăng điểm mạnh nhất: Phiên giao dịch ngày 13/12, với mức tăng của VN-Index là 17,16 điểm (3,62%). Đây cũng là thời điểm VN-Index trở lại ngưỡng

490 điểm sau khi chạm đáy 420. Năm 2010, VN-Index cũng đã có những phiên bứt

phá ngoạn mục không kém là: 16,99 điểm (26/01); 15.83 điểm (28/01); và 15,48 điểm (05/01).

SVTH: Nguyễn Phước Thành – Lớp: 35K07.2- ĐHKT Đà Nẵng Trang: 31

với VN-Index, đứng kế tiếp lần lượt là các mức tăng 3,59% và 3,53% của các phiên 30/08 và 26/01.

Phiên giao dịch giảm điểm mạnh nhất: Với mức giảm 19,86 điểm (3,94%), phiên giao dịch ngày 21/05 đã trở thành phiên giao dịch tồi tệ nhất năm 2010 khi trở thành phiên giảm điểm mạnh nhất của năm cả về điểm số lẫn tỷ lệ. Tuy nhiên, đây vẫn là thời điểm VN-Index ở mức điểm “đáng mơ ước”: 483,69 điểm.

Đứng kế tiếp lần lượt là các phiên giao dịch ngày 18/01 giảm 18,29 điểm

(3,81%); 12/01 giảm 16,75 điểm (3,25%).

Phiên giao dịch có khối lượng giao dịch nhiều nhất: Với 134.954.353 đơn vị chứng khoán được chuyển nhượng, phiên giao dịch ngày 14/12 đã đi vào lịch sử và chỉ đứng sau kỷ lục 136 triệu đơn vị được xác lập năm 2009. Phiên giao dịch này có tới 3.279 tỷ đồng giá trị giao dịch, tuy nhiên đây lại là phiên giảm điểm của VN-Index với mức giảm 0,57 điểm (0,11%).

Ngoài phiên giao dịch kể trên, năm 2010 cũng chỉ chứng kiến duy nhất phiên 07/05 có KLGD đạt trên 100 triệu đơn vị mà cụ thể là 112,49 triệu đơn vị.

Phiên giao dịch có giá trị giao dịch lớn nhất: Dẫn đầu tiêu chí này là phiên giao dịch ngày 08/01 với 3.884,83 tỷ đồng được giải ngân, mặc dù KLGD chỉ đạt 84,7

triệu đơn vị.

Đứng thứ hai là phiên giao dịch ngày 07/05 với 3.840 tỷ đồng giá trị chuyển

nhượng. Ngoài các phiên giao dịch kể trên, năm 2010 còn chứng kiến 8 phiên giao

dịch khác có GTGD đạt trên 3 nghìn tỷ đồng.

Phiên giao dịch có khối lượng giao dịch thấp nhất: Đó là phiên giao dịch buồn tẻ ngày 10/02 với chỉ 19.694.380 đơn vị chuyển nhượng, tương ứng giá trị giao dịch là

873 tỷ đồng. Tuy nhiên, đây lại là phiên giao dịch VN-Index tăng tới 8,02 điểm. Phiên giao dịch có giá trị giao dịch thấp nhất: Với chỉ 435 tỷ đồng giá trị giao dịch, phiên giao dịch ngày 01/11 là phiên có thanh khoản thấp nhất năm 2010. Đứng thứ hai là phiên 28/10 và cũng chỉ hai phiên này có giá trị giao dịch dưới 500 tỷ đồng.

Phiên giao dịch đưa VN-Index lên đỉnh cao nhất: Ngưỡng 549,51 điểm được xác lập ngày 06/05 tưởng chừng như rất bình thường nhưng lại là đỉnh cao nhất của năm

2010. Đây là dấu mốc buồn của TTCK Việt Nam khi hầu hết các CTCK đều dự báo

VN-Index có thể đạt 700 điểm trong năm 2010.

Phiên giao dịch đưa VN-Index xuống vực sâu nhất: Đó là phiên giao dịch ngày 25/08 khi VN-Index chỉ còn 423,89 điểm sau khi đánh mất 10,53 điểm. Đây là kết quả

SVTH: Nguyễn Phước Thành – Lớp: 35K07.2- ĐHKT Đà Nẵng Trang: 32

của một chuỗi kéo dài những phiên giảm điểm của thị trường mà dư âm của nó vẫn cịn ám ảnh các nhà đầu tư cho đến thời điểm này.

Phiên giao dịch có nhiều mã cổ phiếu mới nhất: Năm 2010, sàn HOSE chào đón 54 mã chứng khốn mới, phiên giao dịch có đơng “tân binh” nhất là các ngày 02/06, 21/06 và 09/08. Cả 3 phiên này mỗi phiên đều có 3 thành viên niêm yết mới.

• Thị trường bị chi phối mạnh bởi nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn (gồm BVH, MSN, VIC) và lực đỡ từ NĐTNN. Nếu khơng tính ảnh hưởng của bộ ba này, VN-Index thực chất đã giảm 18,6% so với đầu năm. NĐTNN mua ròng hơn 16 ngàn tỷ gấp 4,6 lần

năm 2009;

• Hoạt động tăng vốn diễn ra mạnh mẽ. 37,4 ngàn tỷ đồng đã được huy động

thông qua phát hành cho cổ đông hiện hữu và hơn 2,8 tỷ cổ phiếu được niêm yết bổ sung trên 2 sàn.

• Vấn đề thao túng, làm giá cổ phiếu trở nên nổi cộm, điển hình như vụ làm giá cổ phiếu AAA, DVD... Lần đầu tiên, hành vi thao túng giá cổ phiếu đã bị truy tố hình sự.

• Ngồi nhóm BVH, MSN, VIC (tăng từ 60% – trên 120%), ngành có diễn biến

giá tích cực trong năm chỉ có Cao su tự nhiên (tăng 12,6%).

• Các nhóm ngành có diễn biến giá tệ nhất năm bao gồm (1) Cao su săm lốp,

giảm 40,2%; (2) Điện (-32,9%); (3) Chứng khoán (-27%).

Năm 2010 số lượng công ty niêm yết đã tăng 40% . Quy mô thị trường theo

ngành cũng thay đổi, Ngành tài chính chiếm 54,3% vốn hóa thị trường. Bên cạnh đó thì ngành Tiêu dùng cũng có những bước tiến đáng kể.

SVTH: Nguyễn Phước Thành – Lớp: 35K07.2- ĐHKT Đà Nẵng Trang: 33

3 cổ phiếu tăng mạnh nhất trên sàn HOSE là BVHH, MSN, VIC có thể coi là 3 trụ cột giúp VNINDEX khơng giảm quá sâu .Đây là những cổ phiếu có thanh khoản thấp nhưng tỷ trọng vốn hóa lớn ảnh hưởng mạnh đến chỉ số toàn thị trường đặc biệt khi giá cổ phiếu càng tăng cao. Có thời điểm ,chỉ riêng 3 cổ phiếu này tăng trần đã kéo thị trường tăng hơn 5 điểm. Giảm mạnh nhất thuộc về những cổ phiếu có kết quả kinh doanh yếu kém, lỗ liên tiếp nhiều quý và kém thanh khoản.

2.3.1.2 Sàn HOSE với nhà đầu tư nước ngoài

Nhà đầu tư nước ngồi có một năm mua rịng trọn vẹn cả 12 tháng với 209/245

phiên giao dịch, tổng khối lượng mua ròng đạt hơn 15 ngàn tỷ đồng trên HOSE. Có những thời điểm họ mua rịng 32 phiên liên tiếp (từ đầu tháng 4 đến giữa tháng 5) hay

SVTH: Nguyễn Phước Thành – Lớp: 35K07.2- ĐHKT Đà Nẵng Trang: 34

mua ròng hơn 1,6 ngàn tỷ đồng trong phiên (bán thỏa thuận VIC cho đối tác nước

ngoài) giữa tháng 12 tạo nên những nét tích cực hiếm hoi trên thị trường. Khối ngoại mua ròng nhiều nhất các bluechips quen thuộc như HAG, BVH, KBC, VNM… tổng giá trị của 10 cổ phiếu này chiếm gần 63% giá trị mua rịng tồn thị trường trong năm.Ở chiều ngược lại, những cổ phiếu bán ròng nhiều nhất là những cổ phiếu đã tăng vốn mạnh trong năm 2010 như ITC, ITA, ASM, hay 2 cổ phiếu đầu ngành điện

PPC, VSH khi những kỳ vọng về thị trường điện cạnh tranh khó trở thành hiện thực trong một sớm một chiều hay những cổ phiếu đã tăng khá mạnh như VPL, HRC.

10 cổ phiếu nhà đầu tư nước ngồi mua và bán rịng nhiều nhất

2.3.1.3 Nghiệp vụ niêm yết và phát hành

Năm 2010 nhu cầu vốn thơng qua thị trường chứng khốn tăng mạnh đặc biệt

trong bối cảnh mặt bằng lãi suất cao. Các công ty niêm yết đã huy động được 1 lượng vốn khổng lồ 34,7 ngàn tỉ đồng thông qua nghiệp vụ phát hành. Khối Ngân hàng, tài chính , bất động sản có nhu cầu tăng vốn mạnh mẽ để đảm bảo cân đối tài chính.

Mặc dù thị trường không sôi động như năm 2009 nhưng số lượng cơng ty niêm yết có mức tăng trưởng ấn tượng hơn 40%. 80 công ty lên sàn trong năm 2010 niêm

yết với giá trị vốn hóa hơn 63,127 ngàn tỷ đồng trong đó ấn tượng thuộc về các cuộc đổ bộ của dịng chứng khốn, dầu khí, và các ngân hàng vừa và nhỏ.

SVTH: Nguyễn Phước Thành – Lớp: 35K07.2- ĐHKT Đà Nẵng Trang: 35

CỔ PHIẾU NIÊM YẾT MỚI

Mã CK Sàn Khối lượng niêm yết Giá 31/12/2010 Vốn hóa (tỉ đồng) Mã CK

OGC HOSE 250.000.000 24,5 6.125 OGC POM HOSE 187.449.951 27,0 5.061 POM IJC HOSE 274.194.525 17,4 4.771 IJC PDR HOSE 130.200.000 34,0 4.427 PDR SBS HOSE 123.810.000 26,9 3.330 SBS QCG HOSE 121.518.139 25,9 3.147 QCG CTD HOSE 30.750.000 65,5 2.014 CTD KDH HOSE 43.900.000 44,5 1.954 KDH HDG HOSE 20.250.000 81,5 1.650 HDG OGC HOSE 250.000.000 24,5 6.125 OGC POM HOSE 187.449.951 27,0 5.061 POM IJC HOSE 274.194.525 17,4 4.771 IJC

SVTH: Nguyễn Phước Thành – Lớp: 35K07.2- ĐHKT Đà Nẵng Trang: 36

2.3.1.4 Hoạt động IPO năm 2010- initial public offering.

Trong năm 2010, đã có 40 doanh nghiệp tham gia IPO với tổng số lượng cổ phần bán được là 224,2 triệu cổ, chỉ chiếm 53% số cổ phần đem đấu giá, tương đương với

giá trị huy động được là 3.976,5 tỷ đồng. So với năm 2009, tổng số vốn huy động được

tuy có tăng gấp đơi nhưng tỷ lệ thành công trong năm nay rõ ràng giảm đi đáng kể.

Điều này có thể được lý giải bởi thị trường thứ cấp, nơi sẽ niêm yết các cổ phiếu đấu

giá diễn biến khơng tích cực khiến nhà đầu tư tỏ ra khá thờ ơ với hoạt động IPO trong khi nhiều doanh nghiệp vẫn phải đẩy mạnh huy động vốn từ thị trường sơ cấp do chi phí vốn vay ở mức cao và khơng cịn được hỗ trợ lãi suất như năm trước .Mặc dù tỷ lệ thành công chung là thấp (53,3%) nhưng thực tế thì 10 vụ IPO lớn nhất năm 2010 cũng đã đạt tỷ lệ thành công khá cao (8/10 doanh nghiệp đấu giá thành cơng 100%), điều này chứng tỏ nếu hàng hóa có chất lượng và giá cả hợp lý thì các nhà đầu tư vẫn

rất quan tâm . Vụ IPO lớn nhất thuộc về PV Gas với 94,75 triệu cổ phần đem đấu giá

nhưng chỉ có 64% số cổ phần bán được với giá đấu trung bình bằng giá khởi điểm

31.000đ. Như vậy nếu PV Gas niêm yết bằng giá đấu, vốn hóa PV Gas sẽ là hơn 58,7

ngàn tỷ đồng(lớn thứ 2 sau BVH).

2.3.2 Một số ngánh có giá cổ phiểu biến động mạnh trong năm 2010 Ngành Ngân Hàng Ngành Ngân Hàng

Sau năm 2009 với mục tiêu kích thích kinh tế bằng động thái nới lỏng chính sách

tiền tệ và hỗ trợ lãi suất đã gây ra áp lực lạm phát cao trong giai đoạn cuối 2009 và

đầu năm 2010. Do vậy, các nhà điều hành chính sách đã tỏ ra thận trọng hơn khi áp

dụng chính sách tiền tệ linh hoạt và từng bước nâng cao tiêu chuẩn an toàn của hệ

SVTH: Nguyễn Phước Thành – Lớp: 35K07.2- ĐHKT Đà Nẵng Trang: 37

Trước tiên, Thông tư 13 (Thông tư 19 sửa đổi) ban hành ngày 20/5/2010 và có

hiệu lực từ ngày 1/10/2010 quy định việc tăng tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu CAR từ 8% lên 9% và tổng số vốn cho vay không vượt quá 80% tổng số vốn huy động được.

Đồng thời Thông tư cũng nâng hệ số rủi ro của những khoản cho vay đầu tư kinh

doanh chứng khoán và bất động sản lên tới 250%. Về cơ bản, những quy định của Thông tư 13 được xây dựng theo hướng nâng cao hơn các tiêu chuẩn an toàn, siết chặt hơn việc sử dụng các nguồn vốn trong hoạt động của các tổ chức tín dụng. Bên cạnh đó, 23 NHTM buộc phải tăng vốn điều lệ tối thiểu lên 3.000 tỷ đồng trong năm 2010. Tuy nhiên, đến tháng 12/2010 vẫn có trên 10 NHTM chưa đáp ứng quy định, buộc

NHNN phải lùi thời hạn này thêm 1 năm nữa. Ngồi ra cịn rất nhiều yếu tố vĩ mô, vi

mô tác động đến giá cổ phiểu ngành Ngân hàng trong năm 2010

Năm 2010, Sàn HOSE có thêm 1 cổ phiếu của ngành Ngân hàng là của Ngân

Hàng EXIMBANK với mã đăng kí EIB.

Xét chung, giá cổ phiếu ngành ngân hàng giảm mạnh do phải đối mặt với những

khó khăn lớn từ: những quy định chặt chẽ hơn về đảm bảo an toàn hoạt động hệ thống (thông tư 13, thông tư 19 của NHNN), chính sách tiền tệ thay đổi thất thường, môi trường lãi suất cao kéo dài và áp lực tăng vốn mạnh.

Cuối năm, sự phân hóa diễn ra mạnh mẽ khi VCB, CTG có bước tăng giá mạnh

vượt trội so với VN-Index do có sự hỗ trợ của lực cầu nước ngồi, trong khi đó, các

ngân hàng cổ phần còn lại STB, EIB dao động trong biên độ hẹp và không duy trì được đà tăng giá trong thời gian dài

SVTH: Nguyễn Phước Thành – Lớp: 35K07.2- ĐHKT Đà Nẵng Trang: 38

Ngành Bất động sản

Nhìn chung, cổ phiếu bất động sản biến động cùng chiều với VN Index, song nếu như so sánh với chỉ số chung, nhóm cổ phiếu này sụt giảm mạnh hơn – giảm khoảng 19%. Điều đáng nói là biến động giá các cổ phiếu bất động sản có sự phân hóa lớn. Những Bluechips đầu ngành như VIC, HAG đã góp phần nâng đỡ chỉ số chung của nhóm bất động sản. Trong khi VIC tăng trên 73%, HAG giảm nhẹ 6% thì có nhiều cổ phiếu giảm tới 30%-50% trong năm 2010.

Năm 2009, sóng bất động sản đẩy giá cổ phiếu nhóm này khơng ngừng tăng.

Vào thời điểm cuối năm 2009, P/E cổ phiếu bất động sản ở mức gần 21, cao hơn bình quân thị trường (HOSE: 19). Sang đến năm 2010, cổ phiếu bất động sản sụt giảm

mạnh đưa P/E nhóm này về mức khá hấp dẫn 9.34 – tương đương giảm trên 55% so

với cuối năm 2009 và thấp hơn mức 12.26 của HOSE

SVTH: Nguyễn Phước Thành – Lớp: 35K07.2- ĐHKT Đà Nẵng Trang: 39

Ngành dịch vụ tài chính ( chứng khoán)

Giá cổ phiếu biến động khá mạnh so với diễn biến của VN- Index, đặc biệt

trong chu kỳ giảm điểm nửa cuối 2010. Giảm mạnh nhất là HCM với mức âm 45% so với đầu năm. HCM đã kết thúc năm 2010 với mức LNST giảm 34% so với cùng kỳ

năm ngoái. Các mã cổ phiếu chứng khốn cịn lại giảm từ 15 – 25% so với đầu năm.

CK

Giá (ngàn

đồng)

Quy mô Hiệu quả

kinh doanh Định giá Tổng TS (tỷ đồng) Vốn CSH (tỷ đồng) VĐL (tỷ đồng) ROE (%) ROA EPS P/E 2010 P/B 2010 SSI 29,8 8.793 5.458 3.511 13% 8% 1.957 14,8 1,9 AGR 12,8 14.176 2.359 2.120 9% 1% 981 13,3 1,2 SBS 26,9 9.182 1.607 1.127 6% 1% 729 37,6 2,2 HCM 29,1 2.525 1.589 600 11% 7% 3.038 9,5 1,1 Nguyên nhân diễn biến kém hơn thị trường của cổ phiếu các CTCK là do giá trị giao dịch 2010 giảm 11% so với 2009, VN- Index giảm 18,6% (nếu loại bỏ BVH, MSN, VIC) gây lỗ cho hoạt động tự doanh và tăng trưởng lợi nhuận âm của CTCK. Mức lỗ nhiều nhất đã công bố thuộc về KLS và BVS khi LNST âm 172,8 tỷ đồng và âm 92 tỷ đồng, giảm 149% và 153% so với cùng kỳ năm ngoái.

SVTH: Nguyễn Phước Thành – Lớp: 35K07.2- ĐHKT Đà Nẵng Trang: 40

Cơ cấu lợi nhuận dịch chuyển nhiều sang Doanh thu khác,từ các dịch vụ như hợp

tác đầu tư, ứng trước, bảo chứng, quyền chọn...Tỷ trọng này khá lớn ở AGR (60%),

HCM (54%).

Với đặc điểm TTCK là môi trường kinh doanh của các Công Ty Chứng Khoán , trong những giai đoạn thị trường có sóng, cổ phiếu chứng khốn thường tăng mạnh

hơn bình quân thị trường. Tiêu biểu là giai đoạn tháng 5, 6 và giai đoạn cuối năm 2010. Đó là bởi một mặt cổ phiếu chứng khoán tăng điểm theo xu thế chung, mặt khác

thị trường tăng sẽ là yếu tố mang lại KQKD khả quan hơn cho các CTCK. Do vậy,

chứng khoán biến động theo hướng tích cực sẽ mang lại lợi kép cho cổ phiếu các CTCK. Tuy nhiên, những yếu tố rủi ro trong hoạt động tự doanh trong bối cảnh thị

trường chung suy giảm là điều khó tránh khỏi tại các CTCK và thường ảnh hưởng lớn đến KQKD chung của doanh nghiệp.

Ngành dịch vụ dầu khí

CK

Giá (ngàn

đồng)

Quy mơ Hiệu quả

kinh doanh Định giá Tổng TS (tỷ

Một phần của tài liệu Luận văn: Thực trạng của sàn HOSE trong giai đoạn 2009-2010 ppsx (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(51 trang)