Một số ngánh có giá cổ phiểu biến động mạnh trong năm 2010

Một phần của tài liệu Luận văn: Thực trạng của sàn HOSE trong giai đoạn 2009-2010 ppsx (Trang 37 - 43)

CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN VỀ CHỨNG KHOÁN VÀ THỊ TRƯỜNG

2.3 Thực trạng sàn HOSE năm 2010

2.3.2 Một số ngánh có giá cổ phiểu biến động mạnh trong năm 2010

Ngành Ngân Hàng

Sau năm 2009 với mục tiêu kích thích kinh tế bằng động thái nới lỏng chính sách

tiền tệ và hỗ trợ lãi suất đã gây ra áp lực lạm phát cao trong giai đoạn cuối 2009 và

đầu năm 2010. Do vậy, các nhà điều hành chính sách đã tỏ ra thận trọng hơn khi áp

dụng chính sách tiền tệ linh hoạt và từng bước nâng cao tiêu chuẩn an toàn của hệ

SVTH: Nguyễn Phước Thành – Lớp: 35K07.2- ĐHKT Đà Nẵng Trang: 37

Trước tiên, Thông tư 13 (Thông tư 19 sửa đổi) ban hành ngày 20/5/2010 và có

hiệu lực từ ngày 1/10/2010 quy định việc tăng tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu CAR từ 8% lên 9% và tổng số vốn cho vay không vượt quá 80% tổng số vốn huy động được.

Đồng thời Thông tư cũng nâng hệ số rủi ro của những khoản cho vay đầu tư kinh

doanh chứng khoán và bất động sản lên tới 250%. Về cơ bản, những quy định của Thông tư 13 được xây dựng theo hướng nâng cao hơn các tiêu chuẩn an toàn, siết chặt hơn việc sử dụng các nguồn vốn trong hoạt động của các tổ chức tín dụng. Bên cạnh đó, 23 NHTM buộc phải tăng vốn điều lệ tối thiểu lên 3.000 tỷ đồng trong năm 2010. Tuy nhiên, đến tháng 12/2010 vẫn có trên 10 NHTM chưa đáp ứng quy định, buộc

NHNN phải lùi thời hạn này thêm 1 năm nữa. Ngồi ra cịn rất nhiều yếu tố vĩ mô, vi

mô tác động đến giá cổ phiểu ngành Ngân hàng trong năm 2010

Năm 2010, Sàn HOSE có thêm 1 cổ phiếu của ngành Ngân hàng là của Ngân

Hàng EXIMBANK với mã đăng kí EIB.

Xét chung, giá cổ phiếu ngành ngân hàng giảm mạnh do phải đối mặt với những

khó khăn lớn từ: những quy định chặt chẽ hơn về đảm bảo an tồn hoạt động hệ thống (thơng tư 13, thông tư 19 của NHNN), chính sách tiền tệ thay đổi thất thường, môi trường lãi suất cao kéo dài và áp lực tăng vốn mạnh.

Cuối năm, sự phân hóa diễn ra mạnh mẽ khi VCB, CTG có bước tăng giá mạnh

vượt trội so với VN-Index do có sự hỗ trợ của lực cầu nước ngồi, trong khi đó, các

ngân hàng cổ phần còn lại STB, EIB dao động trong biên độ hẹp và khơng duy trì được đà tăng giá trong thời gian dài

SVTH: Nguyễn Phước Thành – Lớp: 35K07.2- ĐHKT Đà Nẵng Trang: 38

Ngành Bất động sản

Nhìn chung, cổ phiếu bất động sản biến động cùng chiều với VN Index, song nếu như so sánh với chỉ số chung, nhóm cổ phiếu này sụt giảm mạnh hơn – giảm khoảng 19%. Điều đáng nói là biến động giá các cổ phiếu bất động sản có sự phân hóa lớn. Những Bluechips đầu ngành như VIC, HAG đã góp phần nâng đỡ chỉ số chung của nhóm bất động sản. Trong khi VIC tăng trên 73%, HAG giảm nhẹ 6% thì có nhiều cổ phiếu giảm tới 30%-50% trong năm 2010.

Năm 2009, sóng bất động sản đẩy giá cổ phiếu nhóm này khơng ngừng tăng.

Vào thời điểm cuối năm 2009, P/E cổ phiếu bất động sản ở mức gần 21, cao hơn bình quân thị trường (HOSE: 19). Sang đến năm 2010, cổ phiếu bất động sản sụt giảm

mạnh đưa P/E nhóm này về mức khá hấp dẫn 9.34 – tương đương giảm trên 55% so

với cuối năm 2009 và thấp hơn mức 12.26 của HOSE

SVTH: Nguyễn Phước Thành – Lớp: 35K07.2- ĐHKT Đà Nẵng Trang: 39

Ngành dịch vụ tài chính ( chứng khốn)

Giá cổ phiếu biến động khá mạnh so với diễn biến của VN- Index, đặc biệt

trong chu kỳ giảm điểm nửa cuối 2010. Giảm mạnh nhất là HCM với mức âm 45% so với đầu năm. HCM đã kết thúc năm 2010 với mức LNST giảm 34% so với cùng kỳ

năm ngoái. Các mã cổ phiếu chứng khốn cịn lại giảm từ 15 – 25% so với đầu năm.

CK

Giá (ngàn

đồng)

Quy mô Hiệu quả

kinh doanh Định giá Tổng TS (tỷ đồng) Vốn CSH (tỷ đồng) VĐL (tỷ đồng) ROE (%) ROA EPS P/E 2010 P/B 2010 SSI 29,8 8.793 5.458 3.511 13% 8% 1.957 14,8 1,9 AGR 12,8 14.176 2.359 2.120 9% 1% 981 13,3 1,2 SBS 26,9 9.182 1.607 1.127 6% 1% 729 37,6 2,2 HCM 29,1 2.525 1.589 600 11% 7% 3.038 9,5 1,1 Nguyên nhân diễn biến kém hơn thị trường của cổ phiếu các CTCK là do giá trị giao dịch 2010 giảm 11% so với 2009, VN- Index giảm 18,6% (nếu loại bỏ BVH, MSN, VIC) gây lỗ cho hoạt động tự doanh và tăng trưởng lợi nhuận âm của CTCK. Mức lỗ nhiều nhất đã công bố thuộc về KLS và BVS khi LNST âm 172,8 tỷ đồng và âm 92 tỷ đồng, giảm 149% và 153% so với cùng kỳ năm ngoái.

SVTH: Nguyễn Phước Thành – Lớp: 35K07.2- ĐHKT Đà Nẵng Trang: 40

Cơ cấu lợi nhuận dịch chuyển nhiều sang Doanh thu khác,từ các dịch vụ như hợp

tác đầu tư, ứng trước, bảo chứng, quyền chọn...Tỷ trọng này khá lớn ở AGR (60%),

HCM (54%).

Với đặc điểm TTCK là môi trường kinh doanh của các Công Ty Chứng Khốn , trong những giai đoạn thị trường có sóng, cổ phiếu chứng khốn thường tăng mạnh

hơn bình quân thị trường. Tiêu biểu là giai đoạn tháng 5, 6 và giai đoạn cuối năm 2010. Đó là bởi một mặt cổ phiếu chứng khoán tăng điểm theo xu thế chung, mặt khác

thị trường tăng sẽ là yếu tố mang lại KQKD khả quan hơn cho các CTCK. Do vậy,

chứng khoán biến động theo hướng tích cực sẽ mang lại lợi kép cho cổ phiếu các CTCK. Tuy nhiên, những yếu tố rủi ro trong hoạt động tự doanh trong bối cảnh thị

trường chung suy giảm là điều khó tránh khỏi tại các CTCK và thường ảnh hưởng lớn đến KQKD chung của doanh nghiệp.

Ngành dịch vụ dầu khí

CK

Giá (ngàn

đồng)

Quy mơ Hiệu quả

kinh doanh Định giá Tổng TS (tỷ đồng) Vốn CSH (tỷ đồng) VĐL (tỷ đồng) ROE (%) ROA EPS P/E 2010 P/B 2010 PVD 58,0 14.659 5.007 2.105 5% 14% 4.483 12,9 2,4 PVS 23,0 16.385 3.524 2.982 4% 17% 3.498 6,6 1,3 PXS 18,2 478 235 200 8% 15% 4.390 3,2 1,2 PVX 20,7 7.917 3.046 2.500 5% 13% 3.274 6,3 1,7 PGD 38,5 956 552 429 15% 27% 6.574 5,9 2,3

SVTH: Nguyễn Phước Thành – Lớp: 35K07.2- ĐHKT Đà Nẵng Trang: 41

Năm 2010 là một năm thành công đối với ngành dầu khí, hầu hết các doanh

nghiệp trong ngành đều vượt kế hoạch năm từ 17% đến 103% và tăng trưởng lợi

nhuận trung bình 153% so với năm 2009. Trong đó lợi nhuận sau thuế của các cơng ty vốn hóa lớn như PVD (tăng 16%), PVS (tăng 21%), PGD (tăng 10%) có mức tăng

trưởng thấp hơn các cơng ty có vốn hóa nhỏ như PXS (tăng 538%) và PET (tăng

56%). Riêng PVX với mức vốn hóa lớn thứ 2 trong ngành là vẫn có được mức tăng

trưởng lợi nhuận ấn tượng (294%) so với năm 2009. Mặc dù lợi nhuận vẫn tăng trưởng cao và vượt kế hoạch đề ra nhưng diễn biến giá của các công ty trong ngành dầu khí

niêm yết trên HOSE (PVD,PET,PXS) đều gây thất vọng cho các nhà đầu tư khi giá của hầu hết các cổ phiếu này đều có mức tăng thấp hơn so với VNINDEX

SVTH: Nguyễn Phước Thành – Lớp: 35K07.2- ĐHKT Đà Nẵng Trang: 42

Một phần của tài liệu Luận văn: Thực trạng của sàn HOSE trong giai đoạn 2009-2010 ppsx (Trang 37 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(51 trang)