Dữ liệu và phạm vi nghiên cứu

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH phân tích mối quan hệ giữa chính sách tài khóa, tài khoản vãng lai và tỷ giá hối đoái thực ở việt nam (Trang 29 - 31)

3. PHƯƠNG PHÁP, DỮ LIỆU VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU

3.2 Dữ liệu và phạm vi nghiên cứu

Bài viết sử dụng dữ liệu chuỗi thời gian được lấy từ Q1/1995 đến Q4/2013 ở Việt Nam, hầu hết các biến trong bài đều được lấy theo dữ liệu quý từ thống kê của Việt Nam, hầu hết các biến trong bài đều được lấy theo dữ liệu quý từ thống kê của IMF, ADB và GSO, cụ thể:

Tài khoản vãng lai (CUR) và các thành phần của tài khoản vãng lai (CURA), bao gồm đầu tư tư nhân (PRI INV), đầu tư chính phủ (GOV INV), tiêu dùng tư nhân (PRI CONS), tiết kiệm tư nhân (PRI SAV) được tính tốn dựa trên

thống kê của IMF, ADB và GSO, đồng thời tất cả các biến được lấy theo tỷ lệ phần trăm GDP.

Dữ liệu GDP thực (RGDP) được tính tốn dựa trên việc điều chỉnh GDP danh nghĩa của Việt Nam, theo tỷ lệ lạm phát hàng quý trong giai đoạn 1995 – 2013.

Lãi suất thực kỳ hạn 3 tháng (RIR) cũng được tính tốn bằng cách điều chỉnh lãi suất cho vay danh nghĩa kỳ hạn 3 tháng theo tỷ lệ lạm phát hàng quý trong giai đoạn 1995 – 2013.

Tỷ giá danh nghĩa hiệu lực (NER) và Tỷ giá thực hiệu lực (RER): được tính tốn bằng cách điều chỉnh rổ tỷ giá danh nghĩa giữa VND với đồng tiền của 138 quốc gia mà Việt Nam có tỷ trọng giao dịch thương mại tương đối lớn, theo tỷ trọng giao dịch thương mại và chênh lệch lạm phát giữa Việt Nam với các quốc gia này trong giai đoạn 1995 – 2013(Xem Zsolt Darvas (2012),

Bruegel Working Paper). Để biến NER và RER ổn định hơn, trong bài này,

biến NER và RER được sẽ được đo lường theo logarit cơ số tự nhiên của biến NER và RER.

Dữ liệu về thâm hụt ngân sách chính phủ (GOV), tổng thu ngân sách (GOV TAX) và tổng chi ngân sách chính phủ (GOV SPEND): được lấy từ báo cáo quyết toán và ước thực hiện Cân đối Ngân sách nhà nước của Bộ tài chính Việt Nam trong giai đoạn từ 1995 đến 2013, cùng với thống kê của ADB. Do chỉ thu thập được dữ liệu có tần số theo năm đối với các biến GOV, GOV TAX, GOV SPEND, PRI CONS và PRI SAV, bài viết sử dụng phương pháp Cubic Spline để nội suy thành dữ liệu với tần số theo q nhằm phù hợp với mơ hình ước lượng chung của bài. Để dữ liệu ổn định hơn và loại bỏ yếu tố mùa vụ, logarit cơ số tự nhiên của RGDP, RER và NER được sử dụng để tính tốn trong mơ hình VAR. Riêng các biến cịn lại (GOV, GOV SPEND, GOV TAX, CUR, CURA) đều được tính theo tỷ lệ phần trăm GDP. Ngồi ra, để thống nhất trong việc tính tốn, tất cả dữ liệu sử dụng trong bài đều được tính bằng VND, trong đó số liệu cân đối tài

khoản vãng lai được chuyển đổi sang VND theo tỷ giá USD/VND tương ứng ở từng thời kỳ.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH phân tích mối quan hệ giữa chính sách tài khóa, tài khoản vãng lai và tỷ giá hối đoái thực ở việt nam (Trang 29 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)