CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN VỀ BỘ BA BẤT KHẢ THI VÀ LẠM PHÁT
2.1. Tình hình lạm phát Việt Nam giai đoạn 1997-2013
2.1.1. Giai đoạn 1997 - 2000
Đây là giai đoạn hội nhập mạnh mẽ nhất của Việt Nam kể từ khi thực hiện mở cửa
nền kinh tế bằng việc liên tiếp gia nhập các tổ chức lớn như: Hiệp hội các quốc gia
Đông Nam Á (ASEAN (1995)), khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA(1996)),
Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương (APEC (1997)) đã làm cho các dòng vốn đầu tư đổ vào Việt Nam liên tục gia tăng, hoạt động sản xuất kinh doanh và xuất khẩu của các doanh nghiệp gặp nhiều thuận lợi đã làm cho nền kinh tế tăng trưởng mạnh mẽ và lạm phát cũng có xu hướng gia tăng với đỉnh điểm lên
đến 7% vào năm 2008. Tuy nhiên, vào cuối năm 1997 nền kinh tế của các quốc gia Đông Nam Á phải đối mặt với cuộc khủng hoảng tài chính Châu Á (1997), đã làm
cho các dự án có vốn đầu tư nước ngồi tại Việt Nam bị ảnh hưởng nghiêm trọng,
lượng vốn đầu tư, các dự án đầu tư ngày càng có xu hướng giảm, hoạt động xuất
khẩu giảm sút, hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp trì trệ đã làm cho lạm
phát có xu hướng giảm từ cuối năm 1998 và đến năm 2000 thì tình trạng giảm phát đã xảy ra với tỷ lệ giảm phát là 2% gây ra những bất lợi không nhỏ cho nền kinh tế .
Biểu đồ 2.1: Tỷ lệ lạm phát tại Việt Nam giai đoạn 1997 - 2000
3 7 4 -2 -3 -2 -1 0 1 2 3 4 5 6 7 8
Năm 1997 Năm 1998 Năm 1999 Năm 2000
2.1.2. Giai đoạn 2001 - 2005
Đây là giai đoạn mà cuộc khủng hoảng tài chính Châu Á đã đi qua, các quốc gia
trong khu vực cũng như Việt Nam đang từng bước khôi phục, ổn định và phát triển kinh tế. Vào giai đoạn này, với việc thực hiện các giải pháp kích thích các dịng vốn
đầu tư nước ngồi hiệu quả, thực hiện chính sách tiền tệ nới lỏng thận trọng, cùng
với việc ký kết hiệp định thương mại Việt – Mỹ (BTA (14/07/2000)), đã làm cho
nền kinh tế Việt Nam dần lấy lại tốc độ tăng trưởng và ổn định qua các năm với
mức tăng bình quân đạt 6.9%/năm. Cùng với sự tăng trưởng ổn định của nền kinh tế thì sau giai đoạn xảy ra tình trạng giảm phát vào năm 2000 và năm 2001 thì đến
năm 2002, bằng việc thực hiện các biện pháp nới lỏng dần chính sách tiền tệ, và các
giải pháp kích cầu của chính phủ đã làm cho lạm phát tăng trở lại đạt 4%. Bước
sang năm 2004 để thực hiện mục tiêu tăng trưởng kinh tế cao nhằm hoàn thành mục tiêu kinh tế xã hội 5 năm (2000-2005), NHNN đã thực hiện nới lỏng chính sách tiền tệ để kích thích nền kinh tế đã khiến cho lạm phát tăng mạnh chạm mức 8% vào năm 2004 và 2005. Nhìn chung trong giai đoạn này lạm phát tuy có xu hướng tăng nhưng vẫn nằm ở mức một con số và nằm trong tầm kiểm soát của chính phủ và ngân hàng nhà nước.
Biểu đồ 2.2: Tỷ lệ lạm phát tại Việt Nam giai đoạn 2001-2005
0 4 3 8 8 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9
Năm 2001 Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 Lạm phát (%)
2.1.3. Giai đoạn từ năm 2006 đến nay
Đây là giai đoạn Việt Nam gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO (2006)
cũng là giai đoạn mà cuộc khủng hoảng tài chính thế giới nổ ra vào năm 2008, làm cho nền kinh tế Việt Nam khởi sắc vào giai đoạn đầu (năm 2006,2007) nhưng lại rơi vào bất ổn vào các năm sau đó. Cùng với những thăng trầm của nền kinh tế, lạm
phát có xu hướng biến động mạnh, nhất là sau thời điểm Việt Nam gia nhập WTO
(2006), nguồn vốn đổ vào nền kinh tế quá lớn, trong khi nền kinh tế vẫn chưa đủ khả năng hấp thụ hết số vốn này, đồng thời giá cả hàng hóa, nguyên liệu trên thị trường thế giới tăng mạnh đã làm cho tỷ lệ lạm phát tăng cao lên tới đỉnh điểm 23% vào năm 2008. Bước sang năm 2009 nhờ thực hiện có hiệu quả chính sách thắt chặt
tiền tệ mà tỷ lệ lạm phát giảm mạnh, từ mức 23% năm 2008 xuống còn 7% vào năm
2009, tuy nhiên trong giai đoạn này do tác động của khủng hoảng tài chính thế giới đã làm cho nền kinh tế trong nước gặp khó khăn, chính sách tiền tệ đã dần được nới
lỏng, gói kích cầu nền kinh tế được triển khai đã làm cho tỷ lệ lạm phát tăng lên mức 9% vào năm 2010, việc triển khai gói kích cầu và nới lỏng chính sách tiền tệ một mặt đã có những tác động thuận lợi cho nền kinh tế, nhưng mặt khác, do việc nới lỏng tiền tệ được thực hiện khá dài và chưa dừng đúng lúc đã làm cho lạm phát
tăng trở lại vào năm 2011, lên mức 19%, bước sang các năm tiếp theo nhờ thực hiện
tốt chính sách tiền tệ thắt chặt, nền kinh tế có dấu hiệu phục hồi đã làm cho lạm phát có xu hướng giảm dần chỉ còn 6.6% vào năm 2013.
Biểu đồ 2.3: Tỷ lệ lạm phát tại Việt Nam giai đoạn 2006 - 2013
7 8 23 7 9 19 9 6.6 0 5 10 15 20 25
Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Lạm phát ( %)