Chính sách lạm phát mục tiêu và cơ hội của Việt Nam

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH tác động của bộ ba bất khả thi đến lạm phát tại việt nam (Trang 60 - 86)

CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN VỀ BỘ BA BẤT KHẢ THI VÀ LẠM PHÁT

2.5. Chính sách lạm phát mục tiêu và cơ hội của Việt Nam

sự phát triển của nền kinh tế. Do đó một trong những yêu cầu cấp thiết hiện nay đối với các nhà hoạch định chính sách là phải tìm ra một chính sách định hướng rõ ràng

để hạn chế những tác động của bộ ba bất khả thi, duy trì lạm phát ở mức vừa phải

nhằm ổn định kinh tế vĩ mơ, khuyến khích đầu tư nhằm tăng trưởng và phát triển

đất nước. Một trong những chính sách đã được áp dụng thành công và mang lại hiệu

quả cao ở các nước công nghiệp phát triển cũng như một số nước thị trường mới nổi mà chúng ta cần nghiên cứu khả năng áp dụng áp dụng vào thực tiễn điều hành

chính sách tại Việt Nam đó là chính sách lạm phát mục tiêu.

Với những bài học kinh nghiệm đã được rút ra theo các nghiên cứu của các nhà

kinh tế học trên khắp thế giới và thực tiễn của Việt Nam, thì để áp dụng thành cơng chính sách tiền tệ lạm phát mục tiêu thành công tại Việt Nam trong thời gian tới, Việt Nam cần tiến hành những bước để chuẩn bị các điều kiện cần thiết. Tiến tới áp dụng chính sách này khi thời cơ chín muồi. Những điều kiện đó bao gồm:

Thứ nhất, xây dựng ngân hàng nhà nước Việt Nam độc lập trong hoạt động và

thực thi chính sách tiền tệ và các chính sách quản lý khác. Đây là điều kiện cần để thực thi chính sách lạm phát mục tiêu. Vì theo Akhand Akhtar Hossain (2009) Việt Nam là quốc gia có mức độ đơ la hóa cao bên cạnh các quốc gia như Trung Quốc, Maylaysia và Campuchia. Nguyên nhân của hiện tượng này là do chính phủ can thiệp sâu vào chính sách của NHNN Việt Nam nên NHNN gần như khơng có mục tiêu và công cụ của CSTT độc lập đúng nghĩa. Trong thời gian qua, NHNN Việt

Nam chỉ sử dụng các công cụ như thị trường mở, lãi suất tái cấp vốn, lãi suất tái

chiết khấu, dự trữ bắt buộc và tác động trực tiếp vào lãi suất của ngân hàng thương mại để điều hành chính sách tiền tệ của mình. Trong khi đó Chính phủ sử dụng

quyền lực của mình để can thiệp trực tiếp vào một số loại giá cả. Do đó, trong thời gian tới Việt Nam cần tiếp tục đẩy mạnh quá trình độc lập hóa trong thực thi chính sách tiền tệ của NHNN Việt Nam.

Thứ hai, thiết lập cơ quan giám sát hệ thống ngân hàng độc lập. Trong vai trò hiện tại của mình, thì NHNN Việt Nam có vai trị giúp Chính phủ giám sát hệ thống ngân hàng. Tuy nhiên, việc NHNN Việt Nam còn thực hiện các mục tiêu điều hành

của mình đã làm cho vai trị giám sát hệ thống ngân hàng của ngân hàng nhà nước

chưa thật sự hiệu quả cao. Do đó để đảm bảo kiểm sốt tốt rủi ro của hệ thống ngân hàng nói chung và đảm bảo NHNN Việt Nam thực thi tốt chính sách của mình, thiết

nghĩ Chính phủ Việt Nam cần xây dựng một ủy ban giám sát hệ thống ngân hàng riêng biệt. Đây cũng là việc làm hết sức cần thiết để bảo đảm quá trình tái cấu trúc hệ thống ngân hàng hiệu quả.

Thứ ba, NHNN Việt Nam cần minh bạch hóa thơng tin tài chính tiền tệ hơn nữa. Mặc dù thời gian gần đây, NHNN đã tiền hành công bố nhiều bộ chỉ tiêu liên quan

đến hoạt động tài chính ngân hàng, tuy nhiên thời gian tới NHNN cần thực hiện

minh bạch cao hơn nữa. Đây là điều kiện cần thiết để xây dựng và thực thi chính sách lạm phát mục tiêu.

Thứ tư, NHNN phải xác định rõ ràng ổn định giá cả phải là mục tiêu hàng đầu của chính sách tiền tệ tránh hiện tượng sử dụng quá nhiều mục tiêu mà không xác định rõ mức độ ưu tiên trong điều hành chính sách tiền tệ, trong khi đó những mục tiêu này nhiều lúc lại mâu thuẫn lẫn nhau như trong thời gian qua. Khi trong thời gian vẫn phải áp dụng chính sách tiền tệ đa mục tiêu thì phải xác định thứ tự ưu tiên, trong đó kiềm chế lạm phát, duy trì lạm phát ở mức thấp và ổn định phải là mục tiêu

số một trong điều hành chính sách tiền tệ của Ngân hàng nhà nước.

Thứ năm, phải nâng cao năng lực dự báo lạm phát kỳ vọng của NHNN. Đảm bảo lạm phát kỳ vọng sát với thực tế.

Thứ sáu, mức độ ổn định của tỷ giá hối đoái hiện tại của Việt Nam đang ở mức

tương đối cao và ảnh hưởng đến lạm phát tại Việt Nam do đó trong thời gian tới,

Việt Nam cần giảm dần mức độ ổn định của tỷ giá hối đoái, tiến tới thả nổi tỷ giá hối đoái.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Mở cửa nền kinh tế và tích cực tham gia các liên minh, tổ chức trong khu vực và trên thế giới đã làm cho nền kinh tế Việt Nam ngày càng phát triển, đời sống của

người dân ngày càng được nâng cao, cơ cấu kinh tế ngày càng được chuyển đổi phù

hợp với sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Đi cùng với nó ràng

buộc của bộ ba bất khả thi đã dần hình thành và ngày càng có tác động mạnh đến

lạm phát tại Việt Nam. Bằng việc tính tốn các chỉ số của bộ ba bất khả thi của Việt

Nam trong giai đoạn 1997 đến 2013 và ước lượng sự phù hợp của mơ hình 1 = α1MI + α2ERS + α3KAOPEN + εt tác giả đã chứng minh sự tồn tại của bộ ba bất khả thi ở Việt Nam. Đồng thời, tác giả đã sử dụng mơ hình CPIt = αo + α1TLMt +

α2IRt + α3(TLMt x IRt) để nghiên cứu tác động của bộ ba bất khả thi đến lạm phát tại Việt Nam. Kết quả ước lượng của mơ hình với các hệ số R2 và R2 hiệu chỉnh ở mức cao đã chứng tỏ sự phù hợp của mơ hình và chỉ ra rằng hội nhập tài chính có

xu hướng làm gia tăng lạm phát, độc lập tiền tệ có xu hướng làm giảm làm phát và ổn định tỷ giá khi kết hợp với hội nhập tài chính làm gia tăng lạm phát do đó trong

thời gian tới Việt Nam cần giảm dần mức độ ổn định của tỷ giá hối đoái, gia tăng mức độ độc lập của chính sách tiền tệ. Cuối cùng tác giả đã đưa thêm nội dung

chính sách lạm phát mục tiêu như một định hướng chính sách điều hành mà Việt Nam nên áp dụng trong thời gian tới để đảm bảo thực hiện hiệu quả ổn định nền

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ KHUYẾN NGHỊ ĐỐI VỚI VIỆC

ĐIỀU HÀNH CÁC CHÍNH SÁCH CỦA BỘ BA BẤT

3.1. Đối với chính sách tự do hóa ln chuyển vốn

Hội nhập quốc tế là xu thế tất yếu quyết định sự phát triển của mỗi quốc gia. Do

đó trong thời gian tới, Việt Nam nên tiếp tục nới lỏng chính sách tự do hóa luân

chuyển vốn. Tuy nhiên, mở cửa lĩnh vực nào, mở cửa đến đâu là một vấn đề phải nghiên cứu hết sức kỹ lưỡng. Do đó để có định hướng thu hút đầu tư một cách rõ ràng hiệu quả, Việt Nam cần:

Xây dựng chiến lược, mục tiêu chiến lược thu hút vốn đầu tư dài hạn. Lơi kéo các tập đồn, cơng ty có ảnh hưởng nhất toàn cầu đến đầu tư. Đồng thời, chuyển dịch mạnh việc thu hút vốn đầu tư vào các ngành mà Việt Nam đang có lợi thế và cần thiết như các ngành thâm dụng lao động phổ thơng, các ngành có hàm lượng kỹ

thuật và cơng nghệ, các ngành dịch vụ cao cấp…

Hồn thiện quy hoạch phát triển kinh tế theo vùng, miền có chất lượng cao trên cơ sở phát huy lợi thế của các vùng, miền. Từ đó xây dựng các cơ chế ưu đãi đầu tư

đặc thù theo vùng, miền tránh tình trạng ưu đãi dàn trãi khơng phát huy tốt lợi thế

so sánh của các vùng, miền, tỉnh nào cũng ưu đãi và vốn đầu tư chỉ tập trung vào một số tỉnh trọng điểm như hiện nay. Cụ thể như khu vực Bắc Trung Bộ, Trung

Trung Bộ nên thu hút các dự án thâm dụng lao động và các dự án chế biến nông, thủy sản và các dự án khai thác tài nguyên biển…Tây Nguyên thì tập trung vào các dự án khai thác, chế biến khoáng sản, lâm sản và trồng rừng…Đối với các tỉnh đã có nhiều dự án triển khai, đã thu hút quá nhiều lao động ngoại tỉnh thì nên hạn chế các dự án thâm dụng lao động phổ thông, các dự án gây ô nhiễm nguồn nước và khơng khí…khuyến khích các dự án công nghệ cao, thân thiện với môi trường…

Thu hút vốn đầu tư một cách có chọn lọc, trên cơ sở chiến lược thu hút vốn đầu tư dài hạn và sự tư vấn của các chuyên gia kinh tế hàng đầu, các nhà quản lý trong và

ngoài nước, xây dựng danh mục các ngành, các tập đoàn đa quốc gia ưu tiên thu hút

Cần hoàn thiện, bổ sung thêm các khung chính sách, bộ luật theo hướng tạo điều kiện thuận lợi và cạnh tranh công bằng giữa các thành phần kinh tế. Cải cách thủ tục

hành chính, nhanh chóng đưa ra các văn bản hướng dẫn thi hành chi tiết, cụ thể của

các bộ luật, nghị quyết, nghị định để có thể nhanh chóng áp dụng vào thực tiễn giúp cho các dự án đầu tư được triển khai nhanh chóng, đồng bộ từ đó phát huy hiệu quả cao nhất của các dự án.

Cải thiện cơ sở hạ tầng trên cơ sở đẩy nhanh tiến độ các dự án xây dựng đường, cảng biển, cảng hàng không, các dự án điện trọng điểm…Thơng qua đẩy nhanh tiến

độ giải phóng mặt bằng, nâng cao năng lực thi cơng, giám sát, tìm kiếm các nguồn

vốn dài hạn với chi phí hợp lý. Huy động vốn tư nhân vào phát triển cơ sở hạ tầng thơng qua hình thức BOT..

Nâng cao năng suất lao động, năng lực của các cán bộ quản lý thông qua việc đào

tạo, đào tạo lại. Gắn việc đào tạo với thực tế từ đó nâng cao kỹ năng và năng suất

lao động của người lao động. Nâng cao trình độ của đội ngũ cơng nhân viên, viên

chức, công chức của các bộ, sở, ban ngành để nâng cao năng lực thi hành, quản lý, giảm sát các quy định của pháp luật.

Đối với các dịng vốn gián tiếp có thể nghiên cứu, xây dựng và thể chế hóa việc

quản lý danh mục đầu tư hai chiều thông qua các quy định “ Các nhà đầu tư nước

ngoài đủ điều kiện” và “ Các nhà đầu tư trong nước đủ điều kiện” như Trung Quốc đã và đang áp dụng có hiệu quả, qua đó kiểm sốt và giám sát tốt các dòng vốn này,

giảm thiểu những tác động tiêu cực của nó . Xây dựng danh mục cổ phiếu theo dạng phân theo các loại cổ phiếu mà các nhà đầu tư được nắm giữ. Cổ phiếu cho nhà đầu

tư trong nước (L); cho nhà đầu tư nước ngoài (F),chứng nhận lưu ký không hưởng

quyền biểu quyết (NVDR) như Thái Lan đang áp dụng có hiệu quả để thu hút thêm các dòng vốn gián tiếp vào thị trường chứng khốn qua đó bổ sung lượng vốn lớn vào nền kinh tế.

Đối với các dòng vốn ra khỏi nền kinh tế cần điều tiết sao cho dòng vốn ra vừa

phải chậm rãi nằm trong tầm kiểm sốt để có thể đảm bảo nguồn ngoại tệ trong

Đẩy mạnh tìm kiếm và tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp, cá nhân đầu tư vào những dự án có hiệu quả cao ở nước ngồi vừa góp phần tích lũy ngoại tệ cho đất nước đồng thời giảm thiểu chi phí can thiệp vơ hiệu hóa.

3.2. Đối với chính sách tỷ giá

Một khi mức độ hội nhập kinh tế gia tăng, theo ràng buộc bất khả thi thì mức độ

ổn định của tỷ giá hối đoái phải giảm, để đảm bảo hiệu quả của chính sách tiền tệ

cũng giảm thiểu các cú sốc đối với nền kinh tế do đó Việt Nam cần:

Giảm dần mức độ ổn định của tỷ giá theo thời gian để nền kinh tế có thể hấp thụ tốt các cú sốc từ bên ngoài và chuẩn bị các điều kiện tiền đề để tiến tới áp dụng chế

độ tỷ giá hối đoái linh hoạt. Tức là NHNN cần chấp nhận một mơ hình “ trung dung” hơn trong ràng buộc bộ ba bất khả thi, theo đó chấp nhận nới lỏng các quy định kiểm soát tỷ giá, dần gỡ bỏ những can thiệp hành chính, nới lỏng dần biên độ

tỷ giá để các nhà đầu tư, các doanh nghiệp dần thích nghi với biến động của tỷ giá. Từ đó, dần nâng cao năng lực điều hành cơ chế tỷ giá linh hoạt và tiến tới áp dụng

cơ chế tỷ giá linh hoạt trong dài hạn.

Đẩy mạnh phát triển thị trường ngoại tệ liên ngân hàng. Một thị trường ngoại tệ

liên ngân hàng phát triển sẽ làm cho cơ chế tỷ giá linh hoạt phát huy hết hiệu quả của nó.

Đa dạng hóa rổ tiền tệ, tránh việc lệ thuộc quá nhiều vào đồng USD. Một khi lệ

thuộc quá nhiều, sự biến động của USD sẽ làm ảnh hưởng mạnh đến nền kinh tế. Trong khi những ảnh hưởng này có thể được giảm thiểu khi đa dạng hóa rổ tiền tệ.

Phát triển thị trường bảo hiểm trạng thái ngoại hối của các chủ thể tham gia thị trường, hoàn thiện khung pháp lý tồn diện nhằm quản lý và kiểm sốt thị trường này, đồng thời tạo điều kiện cho các ngân hàng phát triển mạnh các sản phẩm phái sinh. Để các định chế tài chính, các nhà đầu tư tập làm quen dần với việc tự xác định và bảo hiểm rủi ro cho chính mình, từ đó tiến tới áp dụng cơ chế tỷ giá linh

hoạt khi thời cơ chín muồi.

Chống đơ la hóa nền kinh tế, lượng ngoại tệ tích trữ trong dân cư rất lớn, số tiền này không tham gia thị trường với tư cách là nguồn cung ngoại tệ mà tham gia đầu

cơ chênh lệch giá, tạo cung, cầu ảo làm sai lệch thị trường. Do đó việc sử dụng các

biện pháp thích hợp để sử dụng các dòng vốn này tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh sẽ làm cho nền kinh tế ổn định và phát triển.

Tăng sức mạnh can thiệp thị trường ngoại tệ của NHNN thông qua kho dự trữ

ngoại hối lớn.

3.3. Đối với chính sách tiền tệ

Để đảm bảo hiệu quả cao trong điều hành chính sách tiền tệ của NHNN trong thời

gian tới NHNN Việt Nam cần:

Xây dựng các điều kiện tiền đề để áp dụng chính sách lạm phát mục tiêu và thực tiễn.

Xây dựng hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu đầy đủ, kịp thời, chất lượng cao để các

chuyên gia trong nước cũng như quốc tế có thể tiếp cận, phân tích và đưa ra những

khuyến nghị kịp thời trong công tác điều hành chính sách tiền tệ.

Nghiên cứu tìm ra mơ hình dự báo phù hợp cho nền kinh tế Việt Nam để có các dự báo gần với thực tế hơn, thống nhất, kịp thời và phản ánh sát tình hình thị trường qua đó nắm bắt, can thiệp và sử dụng các công cụ điều hành một cách hiệu quả.

Dựa trên những phân tích, khuyến nghị và dự báo được đưa ra, NHNN cần chủ

động, linh hoạt hơn nữa trong việc sử dụng các cơng cụ của chính sách tiền tệ để

theo kịp sự phát triển của thị trường tiền tệ.

Nâng cao tính độc lập, trách nhiệm cho NHNN phù hợp với mức độ hội nhập tài

chính thế giới của nền kinh tế, phù hợp với thể chế chính trị Việt Nam. Trao thêm chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn cho NHNN trong xây dựng dự án chính sách tiền tệ; chủ động trong việc sắp xếp cơ cấu tổ chức và nhân sự; tự chủ về tài chính trong bồi dưỡng, đào tạo, đào tạo lại nhằm nâng cao trình độ cho đội ngũ cán bộ NHNN; có chế độ đãi ngộ hợp lý để thu hút nhân tài.

Hiện đại hóa các máy móc, cơng nghệ quản lý trong việc tổng hợp, thống kê, phân

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH tác động của bộ ba bất khả thi đến lạm phát tại việt nam (Trang 60 - 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)