Các yếu tố tác động đến hoạt động cho vay đầu tư tại Sở Giao dịch II

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH phát triển hoạt động cho vay đầu tư tại sở giao dịch II ngân hàng phát triển việt nam (Trang 39 - 44)

CHƯƠNG 2 : THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY ĐẦU TƯ

2.2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY ĐẦU TƯ TẠI SỞ GIAO DỊCH

2.2.1. Các yếu tố tác động đến hoạt động cho vay đầu tư tại Sở Giao dịch II

2.2.1.1. Chính sách cho vay của Chính phủ

Từ năm 2008 đến 2013, hoạt động cho vay đầu tư tại Sở Giao dịch II chịu sự chi phối của chính sách cho vay của chính phủ theo các giai đoạn khác nhau:

Giai đoạn từ 2008 đến 2011: Thực hiện cho vay theo Nghị định 151/2006/NĐ- CP ngày 20/12/2006 và Nghị định số 106/2008/NĐ-CP ngày 19/9/2008 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 151/2006/NĐ-CP ngày 20/12/2006.

Giai đoạn từ sau 2011 đến nay: Thực hiện cho vay theo Nghị định số 75/2011/NĐ-CP ngày 30/8/2011 và Nghị định số 54/2013/NĐ-CP ngày 22/5/2013 v/v bổ sung Nghị định số 75/2011/NĐ-CP ngày 30/8/2011.

Với các chính sách về đối tượng cho vay khác nhau, lãi suất và thời hạn cho vay khác nhau điều này ảnh hưởng đến kết quả hoạt động cho vay đầu tư của Sở Giao dịch II trong từng giai đoạn:

Đối tượng vay vốn tại Nghị định 75/2011/NĐ-CP ngày 30/8/2011 thu hẹp hơn so với Nghị định 151/2006/NĐ-CP ngày 20/12/2006 về quy mô dự án và tập trung chủ yếu vào một số dự án phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội như cầu đường, xử lý nước thải, cấp nước sinh hoạt, giáo dục y tế, ...

Mức vốn cho vay: Tối đa bằng 70% tổng mức đầu tư dự án (không bao gồm vốn lưu động). Tại Nghị định 75/2011/NĐ-CP ngày 30/8/2011 quy định thêm mức vốn cho vay tối đa đối với mỗi chủ đầu tư không vượt quá 15% vốn điều lệ của NHPT VN.

Lãi suất cho vay: Tại Nghị định 151/2006/NĐ-CP ngày 20/12/2006 và sau đó là Nghị định 106/2008/NĐ-CP ngày 19/9/2008 quy định mức lãi suất căn cứ trên lãi suất trái phiếu Chính phủ kỳ hạn 5 năm + biên độ chênh lệch (0,5% tại Nghị định 151/2006/NĐ-CP và 1% tại Nghị định 106/2008/NĐ-CP). Tuy nhiên, đến Nghị định 75/2011/NĐ-CP ngày 30/8/2011 thì lãi suất cho vay do TGĐ NHPT VN tính tốn báo cáo Chủ tịch HĐQL trình Bộ tài chính cơng bố. Như vậy, NHPT VN đã chủ động hơn trong việc tính tốn lãi suất cho vay.

Thời hạn cho vay: Thời hạn vay vốn hầu như ổn định ở mức tối đa là 12 năm. Riêng tại các địa bàn khó khăn đối với một số lĩnh vực nhất định, Nghị định 75/NĐ- CP ngày 30/8/2011 quy định được gia hạn tối đa 15 năm.

Bảo đảm tiền vay: Nghị định 151/2006/NĐ-CP ngày 20/12/2006 quy định Chủ đầu tư được phép dùng tài sản hình thành từ vốn vay để làm tài sản bảo đảm, trường hợp tài sản hình thành từ vốn vay khơng đủ thì chủ đầu tư sử dụng tài sản hợp pháp khác để bảo đảm tiền vay và bảo lãnh với giá trị tối thiểu bằng 15% tổng mức vay vốn và bảo lãnh. Nghị định 75/2011/NĐ-CP quy định Chủ đầu tư khi vay vốn tại NHPT VN phải thực hiện các biện pháp bảo đảm tiền vay theo quy định của pháp luật về giao dịch bảo đảm. Các biện pháp bảo đảm tiền vay bao gồm: cầm cố tài

sản, thế chấp tài sản, sử dụng tài sản hình thành trong tương lai và các biện pháp bảo đảm khác (nếu có) theo quy định của pháp luật về giao dịch bảo đảm.

2.2.1.2. Môi trường kinh tế - xã hội TP.HCM

Trong thời kỳ năm 2008 đến 2013, kinh tế - xã hội TP.HCM đối mặt với nhiều khó khăn và thách thức. Hậu quả khủng khoảng kinh tế năm 2008 đã gây ra nhiều bất lợi cho các doanh nghiệp trên địa bàn: lạm phát, lãi suất tăng cao, giá nguyên vật liệu đầu vào tăng, đầu ra bị thu hẹp, ... Điều này đã ảnh hưởng không nhỏ đến nhiều lĩnh vực trên địa bàn thành phố. Tuy nhiên, với vai trò là Thành phố kinh tế trọng điểm, TP.HCM liên tục nỗ lực dùng nhiều biện pháp vượt qua khó khăn, đến năm 2013 đã phần nào ổn định được kinh tế vĩ mô, ngăn chặn được suy giảm kinh tế. Đạt được một số các chỉ tiêu nhất định:

+ Về tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP)

Nhìn chung tốc độ tăng trưởng GDP TP.HCM có biến động cùng xu hướng với tốc độ tăng trưởng GDP của cả nước (Biểu đồ 2.1). Giai đoạn 2008 đến 2010 có biến động tăng giảm bất thường do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế toàn cầu. Giai đoạn từ 2010 đến 2013 khơng có biến động nhiều, và đến năm 2013 tốc độ tăng trưởng tăng nhẹ do Thành phố đã thực hiện nhiều giải pháp giúp phục hồi kinh tế, ổn định vĩ mơ như chương trình kích cầu qua chính sách bảo lãnh cho DNNVV vay vốn tại NHTM, hỗ trợ LSSĐT đối với một số dự án, giảm thuế TNDN,...

Biểu đồ 2.1: Tốc độ tăng trưởng GDP qua các năm 2008-2013.

(Nguồn: Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội TP.HCM và tổng cục thống kê Việt Nam) + Chuyển dịch cơ cấu kinh tế:

Kể từ khi UBND TP.HCM thực hiện chương trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế giai đoạn 2006-2010 và ban hành quyết định về chương trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển đổi mơ hình tăng trưởng kinh tế thành phố giai đoạn 2011-2015, cơ cấu kinh tế TP.HCM đã có nhiều biến đổi rõ rệt. Sự đóng góp vào tăng trưởng GDP có nhiều chuyển biến tích cực: khu vực dịch vụ vẫn là khu vực đóng góp nhiều nhất vào tăng trưởng GDP chiếm trên 50% và tăng dần trong cơ cấu GDP (chiếm 53% năm 2008, 55% năm 2009, 54% năm 2010, 57,8% năm 2011, 58,6% năm 2012 và khoảng 58% năm 2013). Khu vực cơng nghiệp có xu hướng giảm nhẹ nhưng vẫn chiếm tỷ trọng cao (trên 40% trong tổng GDP). Khu vực nơng nghiệp có xu hướng tương đối ổn định, mặc dù chiếm tỷ trọng thấp (xấp xỉ 1% trong tổng GDP). Bên cạnh đó, sự chuyển dịch cũng phát triển theo hướng tăng dần đóng góp của khu vực kinh tế tư nhân và thành phần có vốn đầu tư nước ngồi. Giảm dần mức đóng góp của kinh tế nhà nước. Cụ thể: giai đoạn 2008- 2010 kinh tế nhà nước chiếm 26,6% đã giảm xuống 18% vào năm 2012 và còn khoảng 17,3% vào năm 2013. Trong khi

đó, kinh tế ngồi nhà nước đã tăng từ 50,6% giai đoạn 2006-2010 lên đến 58,5% năm 2012 và lên khoảng trên 58% vào năm 2013.

+ Chỉ số giá tiêu dùng: Theo số liệu thống kê của tổng cục thống kê, chỉ số

giá tiêu dùng cả nước năm 2013 tăng chậm nhất trong nhiều năm trở lại đây. Cụ thể: năm 2008: 19,89%; năm 2009: 6,52%; năm 2010: 11,75%; năm 2011: 18,13%; năm 2012: 6,81%; năm 2013: 6,04%. Trong đó, chỉ số giá tiêu dùng của TPHCM qua các năm có nhiều biến động: Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) năm 2013 của TP.HCM tăng 5,2%, trong đó tháng 12 năm 2013 tăng 0,39% so với tháng trước. Như vậy, bình quân mỗi tháng năm 2013, CPI của thành phố tăng 0,42% so với tháng trước.

Mức tăng 5,2% cả năm là con số đáng ghi nhận trong bối cảnh đời sống kinh tế của người dân đang khó khăn. Khác với các địa phương khác trong cả nước, ngoài việc triển khai chương trình bình ổn thị trường trên quy mơ lớn với hàng nghìn điểm bán hàng phục vụ người dân thì TP.HCM là địa phương duy nhất trong cả nước chưa tăng giá khám chữa bệnh và các dịch vụ y tế tại các bệnh viện công trong năm 2013 nhằm san sẻ bớt khó khăn với người dân.

Biểu đồ 2.2: Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) TP.HCM qua các năm 2008-2013

(Nguồn: Cục thống kê TP.HCM)

+ Về đầu tư phát triển: Theo báo cáo của UBND TP.HCM, tổng vốn đầu tư

năm 2013 đạt 227.033 tỷ đồng, tăng 4,7% so với năm trước. Phát triển doanh nghiệp có dấu hiệu tăng dần, số lượng doanh nghiệp thành lập mới có xu hướng tăng, tuy nhiên, quy mơ vốn bình qn mỗi doanh nghiệp mới thành lập có xu hướng giảm. Chứng tỏ chủ yếu các doanh nghiệp mới thành lập là doanh nghiệp vừa và nhỏ. Mặc dù hoạt động của các doanh nghiệp đã có nhiều cải thiện nhưng vẫn cịn gặp nhiều khó khăn trong tình hình kinh tế nhiều biến động.

+ Về thương mại dịch vụ và sản xuất công nghiệp: Tăng chậm do vẫn bị ảnh

hưởng của việc giá nguyên liệu đầu vào cao, lãi suất vay vốn cao và đầu ra hạn chế dẫn đến nhiều doanh nghiệp phải thu hẹp quy mô sản xuất.

+ Hạ tầng kỹ thuật: Mặc dù thành phố đã chú trọng cải thiện, nâng cấp, mở

rộng hạ tầng kỹ thuật nhưng chưa đáp ứng được yêu cầu và tốc độ phát triển của kinh tế, xã hội và phát triển chưa đồng bộ.

+ Giáo dục, đào tạo, y tế: Nhìn chung chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển

của xã hội. Nguồn nhân lực chất lượng cao còn thiếu đặc biệt là cho các ngành thuộc lĩnh vực công nghệ cao, cần nhiều kỹ năng. Hiện tượng quá tải bệnh viện đang là vấn đề nhức nhối của ngành y tế.

Thực trạng trên cho thấy TP.HCM đang có nhu cầu rất lớn về nguồn vốn ĐầU TƯ để hỗ trợ các lĩnh vực đầu tư cơ sở hạ tầng, đẩy nhanh chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng Hiện đại hóa – Cơng nghiệp hóa và giải quyết các vấn đề an sinh xã hội, ổn định vĩ mô.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH phát triển hoạt động cho vay đầu tư tại sở giao dịch II ngân hàng phát triển việt nam (Trang 39 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)