BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM

Một phần của tài liệu Tiểu luận môn KNLĐQL nhân tài và sử dụng nhân tài tại VN trong giai đoạn hiện nay (Trang 26 - 29)

Trong bối cảnh tồn cầu hóa kinh tế thế giới ngày một sâu sắc, Việt Nam ngày càng hội nhập sâu rộng với quốc tế, quá trình chảy máu chất xám và thu hút nhân lực bên ngoài diễn ra song hành. Một mặt chúng ta phải cố gắng giữ chân nhân tài, nhất là trong những lĩnh vực Việt Nam còn thiếu và yếu, mặt khác cần xây dựng chính sách thu hút nhân tài nhằm tăng cơ hội tiếp thu tinh hoa văn hóa, tiếp cận trình độ khoa học - cơng nghệ hiện đại của nhân loại. Ưu điểm chung của hai nhóm nhân lực Việt kiều và người nước ngoài là phần lớn được giáo dục, đào tạo, tiếp cận với khoa học - công nghệ, tri thức hiện đại hơn so với tại Việt Nam. Điều đó càng địi hỏi Việt Nam cần thu hút được hai nguồn nhân lực quan trọng này.

Một bài học quý được rút ra từ kinh nghiệm phát triển nhân tài của Trung Quốc là phải có quy hoạch và chiến lược nhân tài quốc gia gắn với quy hoạch quốc gia, quy hoạch phát triển nguồn nhân lực.Cần xem lại việc trọng dụng, đãi ngộ nhân tài trong các cơ quan Nhà nước khi mà số lượng cán bộ thôi làm việc trong các cơ quan này ngày càng tăng.

Thời gian tới, việc xây dựng một chiến lược quốc gia về nhân tài là một việc cấp thiết. Giải pháp đầu tiên là cần đẩy mạnh việc phát hiện, tuyển chọn và thu hút nhân tài. Đặc biệt ngày nay, thu hút nhân tài như một chiến lược quan trọng của tất cả các quốc gia, các doanh nghiệp, các tổ chức, vì vậy có rất nhiều giải pháp nhằm thu hút nhân tài cho tổ chức, đất nước mình. Do vậy để thu hút được nhân tài thì Việt Nam cần phải:

Thứ nhất, kết hợp chặt chẽ giữa trọng thị, trọng dụng và trọng đãi nhân tài (giải pháp phổ biến nhất). Ba khâu này liên quan chặt chẽ với nhau trong từng thời điểm, từng lĩnh vực, những khâu này có thể mạnh, yếu khác nhau nhưng khơng bỏ qua được khâu nào.Muốn thu hút được nhân tài thì cần làm cho họ biết họ được thu hút về để giải quyết vấn đề gì, điều đó mới thật sự tạo ra sự lôi cuốn. Việc trọng dụng sẽ là động lực quan trọng thu hút nhân tài.

như thế nào là thể hiện trọng đãi của nơi sử dụng nhân tài. Trọng đãi là sự trả cơng xứng đáng cho đóng góp của nhân tài đối với cơ quan sử dụng. Cụ thể hóa ba khâu trọng thị, trọng dụng và trọng đãi sẽ tạo ra được các giải pháp tổng thể cho thu hút nhân tài. Giải pháp này thường mang tính chiến lược chi phối các giải pháp kỹ thuật khác.

Thứ hai, săn tìm nhân tài, ngày xưa nhiều nhân tài "mai danh ẩn tích" nên các triều đại phong kiến đều khơng tiếc công sức và huy động cả bộ máy nhà nước từ Trung ương đến địa phương để tìm nhân tài.Tìm nhân tài là cơng việc rất quan trọng vì nhân tài trong thực tế khơng phải muốn là có và được thể hiện ngay trong đời sống.

Thứ ba, tạo môi trường thu hút nhân tài. Nhân tài mong muốn trước hết là được làm việc và cống hiến. Vì vậy, việc tạo mơi trường thu hút, hấp dẫn là rất quan trọng đối với nhân tài. Về vấn đề này cần quan tâm tới ba yếu tố sau:Ðiều kiện làm việc tốt bao gồm cơ sở hạ tầng như phịng thí nghiệm, xưởng thực nghiệm (đối với cán bộ khoa học và công nghệ, giáo sư...); điều kiện thơng tin nhanh, kịp thời, đầy đủ, chính xác. Có một tập thể hoạt động tốt, ăn ý, khơng khí làm việc cởi mở, minh bạch, dân chủ. Nhân tài được quyền tự chủ trong lĩnh vực hoạt động của mình.Có cuộc sống ổn định.Ba điều kiện trên là môi trường hấp dẫn nhân tài và cũng là môi trường để nhân tài nảy nở và phát triển. Có những điều kiện cần có đầu tư, nhưng có những điều kiện khơng cần tiền, chỉ cần người quản lý thật sự trọng thị và trọng dụng nhân tài.

Trọng dụng, đãi ngộ và tôn vinh xứng đáng là những giải pháp quan trọng để phát triển nhân tài. Hiện nay, nhiều nơi “trải thảm đỏ” đón nhân tài, nhưng theo, rất ít “thảm đỏ” giữ được chân nhân tài. Hiện tượng chảy máu chất xám có nhiều nguyên nhân, trong đó, quan trọng là nguyên nhân “chiêu hiền đãi sĩ” chưa thỏa đáng. Do đó, cần xem xét lại việc đãi ngộ nhân tài cả về vật chất lẫn tinh thần.

Hiền tài như sự quy tụ, kết tinh những tinh hoa của Dân của Nước. Nó khơng chỉ tiêu biểu cho trí tuệ, tư tưởng, cho sức sáng tạo mà cũng còn là tiêu biểu cho đạo đức, đạo lý và văn hóa của xã hội. Trữ năng tinh thần, tiềm lực văn hóa, sức sống bền bỉ của một dân tộc biểu hiện qua đội ngũ nhân tài và nguồn phát sinh, phát triển tiềm tàng của nó.Sức mạnh và vốn q này là vơ giá. Vì vậy, tạo dựng, ni dưỡng nhân tài là vấn đề chiến lược, đó thực sự là chiến lược sâu xa của phát triển.

Có nhân tài là có tiềm lực quan trọng nhất. Nhưng chỉ khi biết sử dụng có hiệu quả tiềm lực ấy thì mới thể hiện được vai trị nhân tài đối với đất nước. Vì vậy, điều kiện tiên quyết để sử dụng nhân tài cũng như hiền tài là phải có những người ở cương vị quyền lực cao trong hệ thống tổ chức có khả năng vận dụng tiềm lực quý báu ấy

Chương 3: QUAN ĐIỂM CỦA ĐẢNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐỂ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HIỆU QUẢ CỦA VIỆC

Một phần của tài liệu Tiểu luận môn KNLĐQL nhân tài và sử dụng nhân tài tại VN trong giai đoạn hiện nay (Trang 26 - 29)