Những câu chuyện hồi Sư Phụ giảng Pháp ở Tế Nam

Một phần của tài liệu Sức khỏe là vàng - các bài chia sẻ của học viên pháp luân đại pháp (Trang 51 - 58)

Pháp ở Tế Nam

Bài viết của một học viên ở thành phố Tế Nam, Trung Quốc

Vào ngày 21/6/1994, tôi có cơ hội được tham dự khóa giảng của Sư Phụ ở sân vận động Huangting ở Tế Nam. Tôi muốn chia sẻ một số kỷ niệm không thể nào quên được của mình cũng như những câu chuyện mà các học viên khác kể lại.

Vào buổi chiều ngày giảng thứ hai, Sư Phụ chụp ảnh chung với các học viên ở cầu thang sân vận động. Hồi đó chúng tôi phải đối diện với hai tình huống khó khăn. Đó là giữa mùa Hè trời rất nóng. Tế Nam luôn được biết như là một “lò nung”. Nhiệt độ hôm đó là 37 độ C. Chúng tôi chụp ảnh vào giữa buổi chiều, là thời gian nóng nhất trong ngày, trên các bậc lên xuống bằng xi-măng nóng bỏng của sân vận động. Thêm nữa, có hàng ngàn người ở đó. Vị trí đó không lớn lắm nên chúng tôi phải chia thành từng nhóm để tất cả đều có thể chụp ảnh. Năm nhóm sẽ phải mất 5 tiếng đồng hồ. Sư Phụ phải giảng Pháp tối hôm đó, và chúng tôi có ít hơn 4 giờ để chụp ảnh. Làm sao mà các học viên phụ trách có thể xắp xếp được việc này.

Ngay lúc đó, Sư Phụ bắt đầu chỉ đạo. Ở giữa đám đông lớn và ồn ã, Sư Phụ không cần micro và không cần phải nói to. Ông chỉ chỉ tay bảo mọi người đi sang trái hoặc phải. Lúc đó, tôi đang suy nghĩ là Sư Phụ đã đến đây để giảng. Ông đã được kiểm chứng, xác nhận và phê duyệt nhiều lần bởi các cơ quan chính quyền, và Ông là một Đại Sư nên Ông nhẽ ra phải được ở trong phòng có máy điều hòa nhiệt độ cùng với nước uống và phục vụ. Tôi đã nghĩ rằng Ông cũng sẽ giống như những người khác và chỉ đến khi tất cả mọi người khác đã sẵn sàng. Nhưng ở giữa “lò nung” và sự ngột ngạt của đám đông, Sư Phụ trong khi đổ mồ hôi vẫn đang phải chỉ đạo mọi người đứng vào vị trí và sau đó Ông cùng đứng vào để chụp ảnh. Sau đó Ông nói, “Nhóm tiếp theo, hãy khẩn trương lên.”

Sư Phụ bận rộn cả buổi chiều cho đến khi tất cả mọi người đã chụp ảnh xong. Không chỉ lớp học vẫn được bắt đầu đúng giờ mà Ông còn cho chúng tôi đủ thời gian để ăn tối. Các học viên lâu năm từ Bắc Kinh, Sơn Đông và vùng

đông bắc nhanh chóng ăn tối rồi sau đó ngồi ở những chỗ bất tiện nhất như các lối đi lại và các góc và nhường các chỗ tốt cho các học viên mới. Một cậu bé khoảng 7 tuổi đang đứng ở lối đi lại suốt cả buổi ở phía sau. Tôi hỏi cậu “Chẳng phải cháu có ghế ngồi ở đây là gì? Sao cháu không ngồi?” Cậu nói, “Cháu là một học viên lâu năm.” Tôi vỗ lưng cậu để tránh cho mình khỏi bật khóc.

Sư Phụ bắt đầu giảng. Nhưng trời rất nóng nên nhiều người bắt đầu tự quạt. Khi Sư Phụ nói “Sao chư vị không bỏ quạt xuống?” thì một làn gió thổi qua sân vận động. Tất cả các học viên đều hoan hô vì lòng từ bi của Sư Phụ.

Mức thu phí tượng trưng

Lệ phí cho khóa học cực kỳ thấp. Tôi đã tham dự nhiều khóa học khí công trước kia. Từ kinh nghiệm của tôi, một khóa học một tuần thường tốn khoảng 120 đến 200 nhân dân tệ, và một số khóa còn thu phí thậm chí là cao hơn thế. Khóa học của Sư Phụ là 50 nhân dân tệ cho 10 ngày, và một số học viên được miễn phí. Tại sao lệ phí lại thấp như vậy? Không phải là vì nội dung, không phải là tôi có thể nhìn thấu được tất cả nội dung. Đó là bởi vì Sư Phụ công khai và “chân chính đưa con người lên cao tầng”“Đó chẳng phải độ nhân sao? Độ nhân ấy, chư vị đúng là tu luyện chân chính, chứ không chỉ là chữa bệnh khoẻ người.” (trích Chuyển Pháp Luân). Với chỉ một vài lời Sư Phụ đã diễn giải rất nhiều thiên cơ, từ huyền quan và châu thiên cho đến thiên mục. Ông đã làm kinh ngạc những người đã từng đi tầm Đạo khắp thế giới. Các học viên đã nói rất phấn khởi, “Trước kia chúng tôi đã đi khắp nơi để tìm một pháp môn như thế này. Bây giờ Sư Phụ đã mang Pháp Luân Đại Pháp đến tận cửa cho chúng tôi, và chúng

tôi không phải nhọc công tìm kiếm nữa.” Những người đã liên tục học các lý của Pháp Luân Đại Pháp và tu luyện tâm tính của mình hiểu rằng quyển sách Chuyển Pháp Luân là vô giá. Làm sao mà có thứ gì ở thế giới người thường có thể so sánh với nó được? Bởi vì Sư Phụ là từ bi và muốn giảm nhẹ gánh nặng về tài chính của học viên, nên Ông đã đẩy mức lệ phí đến mức thấp nhất. Mọi người đều nói rằng đó là một mức lệ phí tượng trưng.

Tịnh hóa thân thể của mẹ tôi

Đầu tiên tôi không định đưa mẹ tôi đi cùng, bà đã hơn 80 tuổi. Nhưng tôi lại tình cờ có được một chiếc vé nữa. Tôi nghĩ rằng nếu mẹ tôi đi được cùng tôi thì tốt, nhưng bà ốm yếu quá. Bà có vấn đề lớn về tim và cực kỳ yếu. Thận của bà cũng đang bị hỏng, và bệnh viện đã cảnh báo trước cho chúng tôi rằng bà sẽ phải nằm liệt giường.

Nhưng mẹ tôi bảo tôi rằng tối hôm trước bà có một giấc mơ “Có một Sư Phụ mặc áo cà-sa đến và dạy mẹ”.

Tôi đột nhiên nhớ ra rằng mẹ luôn tín ngưỡng Phật. Bà tốt bụng và có thể chịu khổ. Có thể đây là một sự điểm ngộ. Chúng tôi quyết định rằng bà sẽ đi cùng với tôi. Khi chúng tôi bước vào sân vận động mẹ tôi nhìn thấy Sư Phụ, bà cầm tay tay tôi và nói “Đó chính là Sư Phụ ở trong mơ đấy.”

Tôi thấy rằng bà đã đang khóc. Trong lớp học, tôi rất lo lắng vì tôi sợ rằng bà không qua khỏi và có thể điều gì đó sẽ xảy ra. Nhưng bà rất tập trung chú ý lắng nghe và trong không có vẻ gì là như một người ốm yếu cả. Tôi nghĩ có thể bà là người có duyên phận.

Nhưng ngộ tính của tôi rất thấp và tôi sợ gánh nặng trách nhiệm. Bởi vì tôi không đưa bà đến chụp ảnh vào ngày thứ hai nên bà đã nhỡ mất một dịp quý báu. Sau khi

chúng tôi đến sân vận động vào ngày thứ 3, tôi thấy bà đang bị đau nên một người bạn và tôi thay phiên nhau cõng bà trên lưng một chút. Nhưng như thế rất khó khăn cho chúng tôi nên chúng tôi nâng đỡ bà khi đi. Ngoài các vấn đề về tim, mẹ tôi còn bị sưng thấp khớp nặng và bà không thể đi được do bị đau khớp. Chưa kể đến việc chân bà bị buộc kể từ khi lên 6 tuổi. Nên bà đi lại cực kỳ khó khăn. Chúng tôi nâng đỡ bà và tiến bước và tất cả chúng tôi đều kiệt sức. Tuy nhiên, tôi rất lo lắng về sức khỏe của bà. Để có thể đứng đối với bà đã là khó khăn rồi. Tôi lo lắng về bệnh tim của bà.

Trong khi tôi đang hối hận rằng tôi đã đưa bà đi cùng thì tôi nhìn lên và thấy Sư Phụ đang đi về phía chúng tôi. Chúng tôi reo lên “Sư Phụ!” Nhưng Ông không trả lời. Ông đang nhìn chăm chú vào mẹ tôi và trông có vẻ như Ông đang làm một việc gì đó. Khi Ông đi qua chúng tôi thì chúng tôi quay lại nhìn. Ông vẫn đang nhìn vào lưng mẹ tôi trong khi chúng tôi bước vào sân vận động. Lúc đó tất cả các học viên đã bước vào hội trường, những Sư Phụ vẫn ở ngoài. Hẳn là Ông đang bận làm một việc gì đó. Chúng tôi không nghĩ nhiều về điều ấy và bước nhanh vào hội trường.

Ngày hôm sau, thân thể mẹ tôi đã trải qua một sự thay đổi lớn. Bà đi tiểu rất nhiều, và có máu ở trong nước tiểu. Sau đó bà cảm thấy khỏe hơn nhiều và tất cả các triệu chứng bệnh của bà đều biến mất. Thậm chí khớp cũng không còn sưng nữa. Sau đó chúng tôi nhận ra rằng Sư Phụ đã tịnh hóa thân thể cho bà ngày hôm trước. Sư Phụ tịnh hóa thân thể cho tất cả mọi người trong khi giảng. Tại sao Ông lại đi ra tịnh hóa thân thể cho mẹ tôi như vậy? Có thể là vì Ông nhìn thấy tình trạng của bà là rất nguy kịch.

Sư Phụ luôn luôn đến sớm. Nếu như hôm đó chúng tôi đi sớm hơn thì Ông đã có thể tịnh hóa thân thể cho mẹ tôi lúc đó nhưng chúng tôi phải đợi một học viên nghỉ việc để giúp đỡ mẹ tôi nên chúng tôi không thể đến sớm hơn được. Nhưng Sư Phụ đã đợi chúng tôi ở sảnh một vài phút trước giờ giảng. Ngay khi chúng tôi bước vào thì Sư Phụ đã bước đến. Ông rất lặng lẽ và chúng tôi không thể nhìn thấy bất cứ điều gì đang xảy ra. Chỉ đến khi mẹ tôi trải qua những biến đổi lớn thì tôi mới hiểu điều gì đã xảy ra. Sư Phụ đã dùng một vài phút trước khi giảng để tịnh hóa thân thể cho bà có thể là vì sẽ quá muộn nếu đợi đến giờ giảng.

Với sự giúp đỡ của Sư Phụ sinh mệnh của mẹ tôi đã được cứu và Sư Phụ đã tịnh hóa thân thể cho bà. Bất cứ lúc nào nghĩ về điều đó tôi lại cảm thấy cực kỳ biết ơn Sư Phụ. Sư Phụ từ bi đã thấy tất cả những điều này và đã loại bỏ một nạn lớn trước khi nó xảy ra. Sư Phụ nói, “trên thực tế tôi trân quý chư vị còn hơn cả chư vị [trân quý] bản thân mình!” (“Tống khứ chấp trước cuối cùng”) Đúng là như vậy. Sư Phụ cũng đã nói với chúng tôi trong các bài giảng khác nhau là Ông sẽ có trách nhiệm đối với chúng tôi nêu chúng tôi muốn tu luyện.

Đối diện với sự xúc phạm

Có một lần Sư Phụ đi ăn mì với một học viên. Khi chủ cửa hàng mang mì đến, Sư Phụ nói nhẹ nhàng, “Có quá nhiều muối trong bát này.” Người chủ tức giận nói “Anh muốn gặp rắc rối rồi! Làm sao anh có thể biết được trước khi anh nếm thử?”

Sư Phụ không nói gì và bắt đầu ăn mì. Người chủ dừng lại sau khi ông ấy cảm thấy rằng ông ây đã hả giận. Sư Phụ ăn hết bát mì mà không nói câu gì. Khi người học viên đi

cùng lau sạch bàn và mang bát lại cho người chủ, anh ấy nhúng tay vào bát của Sư Phụ và nếm. Anh ấy nói với người chủ“Mặn quá! Anh cho quá nhiều muối.”

Sư Phụ dạy chúng tôi “đả bất hoàn thủ, mạ bất hoàn khẩu”,và Ông đã xử lý tình huống đó một cách trầm tĩnh.

Người gác cổng Chùa Phật thạch

Có một hôm Sư Phụ định đến thăm Chùa Phật Thạch. Người liên lạc địa phương và một số học viên đến gặp Sư Phụ, nhưng họ phải đợi một lúc lâu mà vẫn chưa thấy Ông đến. Buổi chiều, họ nghĩ rằng Sư Phụ sẽ không đến nữa, nên họ ra về. Ngay sau đó Sư Phụ đến.

Những người đầu tiên nhìn thấy Sư Phụ là người gác cổng và cháu của ông. Họ bắt đầu nói chuyện và Sư Phụ nói với họ về Pháp Luân Công, giới thiệu pháp môn cho người gác cổng. Người gác cổng nói “Tôi già quá rồi, và tôi không được học hành gì mấy. Tôi không nghĩ là mình có thể luyện được.”

Người gác cổng kể với Sư Phụ về một vấn đề của gia đình ông. Bộ não của đứa cháu ông hoạt động không bình thường, nên cậu bé không muốn đi học và bị tụt hậu lại phía sau.

Sư Phụ nhẹ nhàng xoa đầu cậu bé và cho cậu một cái kẹo. Cậu bé ăn rất ngon lành.

Không lâu sau đó, có tin tốt lành từ nhà người gác cổng. Đứa cháu của ông đã thay đổi hoàn toàn. Nó đã trở nên thông minh và có thể hiểu được các thứ và muốn đi đến trường. Cậu bé nghe lời những người khác và đạt điểm cao.

Người gác cổng nghĩ “Người Sư Phụ Pháp Luân Công này thật là từ bi và vĩ đại. Một cái kẹo đã thay đổi cháu tôi.

Pháp Luân Công của Ông hăn là phải rất tốt.” Sau đó người gác cổng hướng dẫn một số dân làng tập Pháp Luân Công.

**********

Một phần của tài liệu Sức khỏe là vàng - các bài chia sẻ của học viên pháp luân đại pháp (Trang 51 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(59 trang)