Vượt qua tính tự mãn để trở thành một người tốt hơn

Một phần của tài liệu Sức khỏe là vàng - các bài chia sẻ của học viên pháp luân đại pháp (Trang 46 - 49)

người tốt hơn

Bài viết của một đệ tử người Tây phương ở Mỹ

Tôi là một học viên Pháp Luân Công từ cuối tháng 6 năm 1999. Hồi đó, tôi đã luyện công được khoảng 3 tháng nhưng tôi cũng đồng thời tập theo Phật giáo Tây tạng. Nhưng sau khi nghe 9 bài giảng Pháp, tôi đấu tranh tư tưởng một thời gian ngắn và cuối cùng đã quyết định chỉ tập trung vào luyện Pháp Luân Đại Pháp thôi. Tôi biết rằng tôi đã tiến bước trong tu luyện đến điểm đó. Khi nhìn lại, mặc dù tôi vẫn đang cố gắng trở thành một người tốt hơn và vẫn còn một chặng đường dài cần phải đi, nhưng tôi đã tiến bộ đôi chút theo hướng đó.

Tôi là một người Mỹ thế hệ thứ hai của một dòng họ lai giữa người Ba Lan và Nga-Đức. Mặc dù gia đình tôi không phải là theo đạo Thiên Chúa hay Tin Lành, nhưng mọi người đã giáo dục tôi bằng những khái niệm của đạo Cơ Đốc bằng cách phân biệt rõ ràng cái gì là đúng cái gì là sai. Mỗi người đều được những người mẹ rất ngoan đạo nuôi dạy. Bất chấp hay bởi vì xuất thân khiêm tốn của bố mẹ tôi, lớn lên ở đây trong thời kỳ Đại suy thoái kinh tế, bố mẹ tôi muốn con cái mình thành công trên thế giới vật chất,

và vì vậy bố mẹ tôi coi việc học giỏi là cực kỳ quan trọng. Khi còn là một đứa bé, tôi đã học cách cạnh tranh thứ tự trong lớp khi tôi còn học phổ thông. Đồng thời, bản thân tôi cũng cảm thấy có nhu cầu muốn trở thành người xuất sắc nhất. Kết quả là tôi đã trở nên không học giỏi mà còn giỏi tìm lỗi của chính mình (và của người khác) và giỏi thể hiện mình như là một con người tuyệt vời. Tôi rất cởi mở và hay giúp đỡ người khác. Tôi có một quan điểm sống vị tha. Khi tôi học cao học, tôi đã thuyết phục được nhiều người về lòng tốt của tôi và chắc chắn là tôi đã thuyết phục được chính mình.

Vì điều này mà việc tu luyện trở nên rất khó khăn đối với tôi. Tôi rất tự mãn với cuộc sống của mình. Tôi luôn luôn được những người khác đối xử tốt. Mặc dù việc học cao học của tôi đem lại thêm cho tôi sức ép lớn trong cuộc sống, tôi vẫn học và có một động lực là thu được kiến thức. Mặc dù chồng tôi và tôi lo lắng về chuyện tiền nong, anh ấy vẫn có một công việc và học bổng của tôi cũng đỡ thêm được một phần nào, nên chúng tôi luôn luôn đủ tiền để chi trả cho các khoản thuê nhà, ăn uống, và các hóa đơn khác. Tôi có nhiều bạn bè mà tôi có thể thoải mái tán chuyện và chơi bời. Cuộc sống của tôi rất tốt.

Sau khi kết thúc tất cả các môn thi, chồng tôi và tôi chuyển đến thành phố Kansas nơi anh ấy có một công việc thử thách hơn và lương cao hơn. Tôi ổn định cuộc sống và tìm được một việc làm ngoài giờ và viết bản luận văn của mình. Việc liên hệ bạn bè của tôi trở nên ít đi, và những thử thách lý thú của các dự án và ý tưởng mới cũng như vậy. Tôi vẫn có một thái độ rất lạc quan vào cuộc sống và tiến bộ bởi vì tôi coi thời gian ở Kansas như là một điểm dừng chân trên con đường đi đến một cái gì đó hoặc là thú

vị hơn hoặc là quen thuộc hơn. Hồi đó, tôi bắt đầu đánh giá lại tiến bộ của mình trong việc tu luyện.

Lý Sư Phụ giúp đỡ chúng tôi nhiều đến mức sau khi nghe 9 bài giảng Pháp lần đầu tiên, tôi đã cảm thấy mình như một con người mới. Tôi đã có thể kiềm chế sự mỉa mai của mình khi chồng tôi tức giận với tôi. Tôi đã có thể quan sát những hành vi của mình một cách dễ dàng hơn. Và thực sự là tôi đã có thể nhìn thấy thế giới rực rỡ hơn.

Khi việc tu luyện của tôi bắt đầu một cách nghiêm túc, tôi bắt đầu một quá trình khổ sở nhận ra mình đã trở thành một con người như thế nào. Trong nhiều tháng trời, thường là trong khi ngồi thiền, tôi nhận ra những điều làm cho tôi bật khóc. Chính xác hơn là tôi muốn gào lên. Tôi khóc nhiều đến mức mệt mỏi. Tôi đã không khóc vì thương xót cho người khác. Tôi khóc vì tất cả những điều không tốt mà tôi đã làm. Tôi khóc khi tôi nhận ra rằng tôi đã sống một cuộc sống giả dối – rằng tôi đã tao ra hình ảnh của một con người tuyệt vời, thông minh và yêu thương để thể hiện ra bên ngoài. Tôi khóc khi tôi nhận ra là những người khác đã đối xử tốt với tôi như thế nào trong suốt cuộc đời. Bố mẹ tôi đã cố gắng để cho tôi tất cả mọi thứ mà tôi muốn. Chồng tôi đã hy sinh nhiều năm trong cuộc đời làm một công việc mà anh ấy chán ghét để tôi có điều kiện đi học. Tôi đã thường đáp lại lòng tốt của mọi người bằng sự lãnh đạm. Tôi khóc nhiều lần vì thói quen hiển thị đã ăn sâu trong thâm tâm của mình. Dường như tất cả mọi điều mà tôi nói đều là để hiển thị bản thân theo cách này hay cách khác. Ví dụ như, khi tôi được giới thiệu với một người mới tôi sẽ nói đến việc tôi đang làm luận án tiến sĩ (cứ như thể là họ cần biết điều ấy). Trong khi dạy lớp diễn xuất (lĩnh vực nghiên cứu của tôi là sân khấu) và yêu cầu các sinh

viên hát một đoạn tôi cố gắng đưa vào một số nhịp của mình (như thể là tôi cần phải gây ấn tượng với các học sinh bằng những tài năng của mình). Tất cả những sự kiện nhỏ này đã làm cho tôi thật sự rất buồn về bản thân mình. Điều này nghe có vẻ như không phải là cách tốt, nhưng những cảm giác hối hận đó đã giúp đỡ cho tôi rất nhiều. Tôi đã nhìn thấy chính mình chân thực hơn và thề sẽ không bao giờ hiển thị bản thân nữa – cho đến cơ hội tiếp theo, và tôi sẽ nghe thấy những nhận xét không thích hợp khác nữa buột khỏi miệng mình. Tôi đấu tranh và khóc như vậy trong vòng 3 tháng và giờ đây tôi dùng ít thời gian hơn vào việc biện hộ cho cách hành xử ích kỷ hay không quan tâm đến người khác của mình. Tôi bắt đầu khôi phục lại những gì sâu sắc mà tôi đã mất vì tính khôn khéo của mình trong những năm qua. Tôi đã tìm lại được những điều liêm chính mà bố tôi đã dạy và lòng từ tâm mà tôi đã cảm nhận được khi còn nhỏ.

Một số học viên có vẻ như có một quá khứ tuyệt vọng hay nhiều bệnh tật. Tôi thì không. Tôi thì khác và phải vượt qua được cuộc sống dễ dãi mà tôi đã tạo ra cho mình.

Giờ đây, tôi vẫn đang cố gắng để trở thành một người tốt hơn. Còn điều gì có thể quý giá hơn cố gắng đó nữa.

Một phần của tài liệu Sức khỏe là vàng - các bài chia sẻ của học viên pháp luân đại pháp (Trang 46 - 49)