.Các nghiên cứu trong nước

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH phân tích các yếu tố tác động đến lạm phát, nghiên cứu trường hợp chín nước asean (Trang 25 - 29)

Nghiên cứu thực nghiệm của tác giả Chu Khánh Lân (2011) về các yếu tố ảnh hưởng lạm phát tại Việt Nam. Tác giả sử dụng mơ hình hồi quy đa biến với các biến giải thích là cung tiền, đầu tư xây dựng cơ bản, thâm hụt ngân sách, lãi suất, lạm phát kỳ vọng, giá cả hàng hóa thế giới, tỷ giá hối đối. Kết quả hồi quy cho thấy cung tiền tác động đến lạm phát sau 1 quý, tăng đầu tư xây dựng cơ bản làm giảm lạm phát ngay trong quý thực hiện, thâm hụt ngân sách làm tăng lạm phát quý hiện tại và quý sau đó, lãi suất có tác động tăng lạm phát ngay lập tức, lạm phát ở Việt Nam có qn tính cao, giá

cả hàng hóa thế giới tăng tác động làm tăng lạm phát trong nền kinh tế ngay trong quý, tác động của tỷ giá tới lạm phát là không đáng kể.

Nguyễn Phi Lân (2011) xây dựng hàm cầu tiền, làm cơ sở xác định khối lượng tiền tăng thêm hàng năm trong mục tiêu ổn định giá cả đồng tiền. Các biến ảnh hưởng đến cầu tiền bao gồm GDP, lãi suất, tỷ giá, lạm phát kỳ vọng.

m2t = -11,0770 + 2,1307gdpt - 0,7929πt- 1,6040exrt (17,03)*** (-2,37)*** (3,51)***

Kết quả kiểm định bác bỏ giả thiết “chênh lệch cung và cầu tiền không gây ra lạm phát tại Việt Nam” với mức ý nghĩa thống kê 1%.

Nghiên cứu của tác giả Vũ Sỹ Cường (2011) với đề tài “Tác động của chính sách tài khóa và tiền tệ đến lạm phát, mơ hình lý thuyết và thực tiễn ở Việt Nam” sử dụng mơ hình kiểm định VAR với số liệu Việt Nam giai đoạn 1986 - 2010 với các biến là lạm phát, thâm hụt ngân sách, cung tiền M2 (mơ hình 1), sau đó tác giả bổ sung thêm biến tốc độ tăng trưởng kinh tế (mơ hình 2). Kết quả cho thấy Việt Nam có thể được xếp vào nhóm các quốc gia có chính sách tài khóa chiếm ưu thế. Kết quả hàm ý nếu Việt Nam muốn duy trì lạm phát ở mức thấp thì phải theo đuổi chính sách tài khóa hướng đến kiểm sốt chặt tình trạng bội chi ngân sách, cân bằng ngân sách trong dài hạn. Ngoài ra cịn có phát hiện cho thấy tốc độ tăng trưởng sản lượng ở Việt Nam có quan hệ với mức độ tăng giá, điều này hàm ý Việt Nam muốn tăng trưởng cao thì sẽ gặp khó khăn trong ổn định mức giá – một dạng của tăng trưởng nóng.

Nghiên cứu của tác giả Sử Đình Thành (2012) với đề tài: “Phân tích các yếu tố tác động đến lạm phát ở Việt Nam”, mơ hình hàm giá cả có dạng như sau:

CPI = f (M, EX, IM, EM)

với CPI là chỉ số giá tiêu dùng, cung tiền M, tỷ giá hối đoái EX, kim ngạch xuất khẩu EM và nhập khẩu IM.

Trong nghiên cứu tác giả ước lượng mơ hình VAR và SVAR, sử dụng tiêu chí ADF (Augment Dickey Fuller) và Philips Person để kiểm định tính dừng các biến chuỗi thời gian, thực hiện kiểm định nhân quả Granger, phân tích phân rã phương sai. Dữ liệu sử dụng là dữ liệu chuỗi thời gian tháng trong giai đoạn 1995-2011. Tác giả phát hiện rằng lạm phát trong nước không bắt nguồn từ các nhân tố tiền tệ mà nguyên nhân bắt nguồn từ cú sốc nhập khẩu (nhập khẩu kéo dài dẫn đến nhập khẩu các cú sốc về giá từ bên ngoài vào nền kinh tế). Hiệu ứng của tỷ giá hối đoái lên giá cả đến sau nhập khẩu. Cung tiền có tác động lên mức giá tiêu dùng trong nước nhưng rất yếu cịn xuất khẩu thì khơng có tác động lên mức giá trong nước

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Trong chương 1, Khóa luận đã đề cập tổng quan lý thuyết về lạm phát bao gồm nguyên nhân và các biện pháp kiềm chế lạm phát. Khóa luận cũng thực hiện tổng quan các nghiên cứu trước đây bao gồm nghiên cứu

trong nước cũng như nước ngồi tại các quốc gia có nền kinh tế đang phát triển hay chuyển đổi. Tổng quan nghiên cứu trước đây cho thấy có sự khác nhau về kết luận nguyên nhân gây nên lạm phát giữa nhóm các nghiên cứu trong nước và nhóm các nghiên cứu nước ngồi. Khái quát lý thuyết về lạm phát và tổng quan tình hình nghiên cứu là cơ sở để tác giả đã xây dựng mô hình nghiên cứu lý thuyết ở chương sau.

CHƯƠNG 2

TỔNG QUAN TÌNH HÌNH LẠM PHÁT TẠI CÁC NƯỚC ASEAN

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH phân tích các yếu tố tác động đến lạm phát, nghiên cứu trường hợp chín nước asean (Trang 25 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(70 trang)